Kéo xuống để xem hoặc tải về!
…………………………………………………………………………….
NS: 15/1/2019
ND: /1/2019
Tuần 21: Tiết 104, 105:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội .
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức làm bài nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Đề bài, đáp án- biểu điểm:
Đề bài: Suy nghĩ của em về hành động vứt rác bừa bãi nơi công cộng của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Đáp án – biểu điểm:
Yêu cầu về hình thức: (2,0 điểm)
– Bài viết đúng thể loại: nghị luận về sự việc hiện tượng (0,5 điểm)
– Đảm bảo đủ bố cục, trình bày hợp lí bố cục. (0,5 điểm)
– Bài viết sạch sẽ cẩn thận, không sai chính tả, dùng từ đặt câu…(0,5 điểm)
– Có sự sáng tạo trong cách viết….(0,5 điểm)
Yêu cầu về nội dung:(8 điểm)
1. Mở bài: (1 điểm)
– Giới thiệu được hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng của nhiều bạn trẻ hiện nay
– Nêu nhận xét khái quát về mức độ, tính chất, hậu quả của hiện tượng.
2. Thân bài: (6 điểm)
– Giải thích và nêu biểu hiện của hiện tượng: (1,5điểm)
+ Giải thích được thế nào là rác thải, thế nào là nơi công cộng.
+ Nêu được những biểu hiện của hiện tượng : ở nhà thì không vứt nhưng ở nơi công cộng thì vứt không hề suy nghĩ. Trong trường học, học sinh sinh viên… vứt đủ loại rác từ vỏ bánh kẹo, túi bóng, chai nước , giấy viết. Ở ngoài đường các bạn cũng vứt rác vô tội vạ…..Ở công viên……Ở nơi du lịch…..Thậm chí ở nơi thiêng liêng như đình chùa cũng xảy ra hiện tượng các bạn vứt rác bừa bãi…..
– Hậu quả của hiện tượng :(1,5điểm)
+ Làm mất mĩ quan môi trường nơi công cộng
+ Làm ô nhiễm môi trường, tác nhân gây ra một số căn bệnh …
+ Gây tốn kém sức người sức của để thu dọn rác thải, tiêu hủy rác thải
+ Làm giảm giá trị du lịch nhất là với những nơi danh lam thắng cảnh…
– Nguyên nhân:(1,5điểm)
+ Chủ quan: do ý thức của con người, chỉ biết sạch nhà mình, nơi công cộng tha hồ xả rác, ý thức bảo vệ môi trường còn kém.
+ Khách quan:
Do cuộc sống hiện đại, rác nhiều.
Do sự giáo dục làm gương của gia đình còn ít.
Do các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường còn chưa có chiều sâu.
Do sự xử phạt hành vi vứt rác còn nhẹ, chủ yếu là nhắc nhở….
– Biện pháp khắc phục hiện tượng trên:(1,5điểm)
+ Bản thân học sinh phải nâng cao hiểu biết, ý thức bảo vệ môi trường.
+ Gia đình người thân phải thường xuyên nhắc nhở nêu gương
+ Thày cô nhà trường cần xây dựng hoạt động tìm hiểu môi trường, thi bảo vệ môi trường
+ Chính quyền địa phương, công ty môi trường cần quan tâm đến môi trường hơn, có biện pháp xử phạt nghiêm minh: phạt lao động công ích, phạt vào kinh tế..
+ Những công ty sản xuất cần sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể tái chế, hoặc có thể sử dụng được toàn bộ sản phẩm không phải vứt bỏ cái gì…..
3. Kết bài: (1 điểm)
– Khẳng định lại hiện tượng: đây là hiện tượng gây ra nhiều hậu quả xấu trực tiếp đến con người.
– Rút ra bài học: phải biết chung tay bảo vệ môi trường, nói không với vứt rác bừa bãi, phân loại rác đúng quy định…
– HS: Xem lại dàn ý của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
– Giáo viên chép lên bảng.
– Giáo viên nhắc nhở ý thức làm bài của học sinh.
– Học sinh làm bài
– Gv coi kiểm tra.
4. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò: về nhà soạn bài: "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten."
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kí duyệt
Tiết 104, 105 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu cần đạt
– Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn ghị luận
– Tích hợp các kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn
– Kiểm tra kĩ năng viết văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội (tìm ý, trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu).
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
– SGK nêu 4 đề để GV tham khảo, lựa chọn một đề phù hợp với đối tượng ở địa phương mình.
– Chọn đề 2: Những người không chịu đầu hàng số phận
– Hoặc chọn đề 4: vấn đề ô nhiễm môi trường
Hoạt động 2: GV nhắc lại những yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội
– Phải phát hiện được vấn đề trong các sự việc, hiện tượng cần nghị luận
– Bài làm cần có một nhan đề tự đặt phù hợp với nội dung
– Bài làm có luận điểm rõ ràng, có luận cứ và lập luận phù hợp, nhấn quán.
– Các phần mở bài, thân bài, kết bài phải có cấu trúc rõ ràng và liên kết chặt chẽ
– Bài tự viết không sao chép ở các sách “bài văn mẫu”.
Hoạt động 3: Tổ chức, quản lý HS làm bài nghiêm túc
- Trong khi HS làm bài, GV không nên gợi ý để tôn trọng sự độc lập suy nghĩ và sáng tạo của HS.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 104,105: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Kiến thức: Học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học về văn nghị luận xã hội để viết hoàn chỉnh một bài văn nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, viết bài hoàn chỉnh.
- Thái độ: Có thái độ tự giác, nghiêm túc làm bài.
4.Định hướng năng lực – phẩm chất :
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tạo lập văn bản.
- HS có phẩm chất : Tự tin, tự lập
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
– Tự luận ; 100 %
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng |
|
|
| Cấp độ thấp | Cấp độ cao |
|
Văn nghị luận về một hiện tượng đời sống ,xã hội | Nêu được yêu cầu về nội dung bài văn nghị luận ĐSXH | Hiểu được những đặc điểm về hình thức của một đoạn văn nghị luận ĐSXH |
| Viết bài văn nghị luận về hiện tượng ĐSXH . |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ 10% | Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ Lệ ; 20% |
| Số câu:1 Số điểm: 7 Tỉ lệ 70% | Số câu:3 Số điểm:10 Tỉ lệ 100% |
Cộng | Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ 10% | Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ Lệ ; 20% |
| Số câu:1 Số điểm: 7 Tỉ lệ 70% | Số câu:3 Số điểm:10 Tỉ lệ 100% |
Thiết lập đề kiểm tra
Câu 1. Nêu yêu cầu về nội dung bài văn nghị luận ĐSXH
Câu 2. Chỉ những đặc điểm về hình thức của đoạn văn nghị luận ĐSXH
Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người hơn cả AIDS. Trong khói thuốc chứa đến 4000 chất hóa học.Trong đó có 40 loại chất độc gây tổn thương phủ tạng mà nặng nhất là phổi làm cho tăng nguy cơ bị ung thư.Và điều đặc biệt nguy hại đó là khói thuốc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người chủ động hút thuốc mà còn tác động lên những người hút khói thuốc thụ động xung quanh. Theo thống kê bộ Y tế, ở nước ta mỗi năm có hơn 10.000 người chết vì hút thuốc lá và gần 400.000 người bị chết vì hít phải khói thuốc lá.Như vậy con số người chết vì thuốc lá còn nhiều hơn vì tai nạn giao thông.
Câu 3. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề nan giải. Hãy viết bài nghị luận thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề đó?
V. Yêu cầu và biểu điểm
- Yêu cầu:
Câu 1 : Bài viết phải nêu được biểu hiện, nguyên nhân, lợi- hại , bày tỏ thái độ – ý kiến của người viết trước sự việc hiện tượng.
Câu 2.- Luận điểm rõ ràng(c1). Đoạn văn được triển khai theo lối diễn dịch
- Phép lập luận phù hợp : dùng số liệu để chứng minh
- Dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ
- Lời văn chính xác, sống động
- Các câu văn được sắp xếp theo trình tự hợp lí Câu 3.
- Về kiến thức:
- Nêu được vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ( rác thải, khí thải, nước thải, ô nhiễm nguồn đất…)
- Về kiến thức:
- Những biểu hiện ( dẫn chứng, số liệu cụ thể )
- Chỉ ra những nguyên nhân: thiếu ý thức, thiểu hiểu biết, do thói quen xấu, không tuân thủ qui trình …
- Tác hại đối với cuộc sống con người, môi trường sống…
- Những thái độ, ý kiến của bản thân về vấn đề bảo vệ môi trường
- Về kĩ năng:
- Bài viết đúng thể loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng và lập luận chặt chẽ.
Các phần MB, TB, KB mạch lạc, liên kết, có tính thống nhất.
- Dùng từ, câu đúng chính tả, ngữ pháp
- Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ.
2.Biểu điểm:
Câu 1. 1đ Câu 2.2đ Câu 3.7đ
- Điểm 7 : Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết có sáng tạo .
- Điểm 5-> 6: Đáp ứng tương tốt các yêu cầu đó. Tuy nhiên còn lỗi sai nhỏ (chính tả, diễn đạt )
- Điểm 3-> 4: Bố cục rõ ràng, nội dung còn chưa sâu sắc, các luận điểm, luận cứ chưa có liên kết. Sai chính tả…
- Điểm 1-> 2: Hành văn yếu, nội dung sơ sài, bố cục chưa đầy đủ.
- Điểm 0: Không làm bài
=======================================