Kéo xuống để xem hoặc tải về!
54 VIẾT ĐOẠN VĂN
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
– Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh
2. Kĩ năng
Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh
3. Thái độ
Tự giác, tích cực trong học tập
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
– Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh
– Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh
2. Kĩ năng
– Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh
– Diễn đạt rõ ràng, chính xác
– Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
3. Thái độ
Thấy dược sự cần thiết của văn bản thuyết minh đời sống của con người.
4. Kiến thức tích hợp
– Tích hợp phần Văn: Các đoạn văn TM trong các VB đã học
– Tích hợp KNS,, dân số, môi trường
5. Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác
– Năng lực chuyên biệt: giao tiếp, sáng tạo
III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy. Bảng phụ, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của trò: Đọc bài, trả lời các câu hỏi và bài tập
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức (1')
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ (3-5')
– Thế nào là văn bản thuyết minh?
– Đặc điểm của VB thuyết minh?
– Các phương pháp thuyết minh chủ yếu?
* Bước 3: Dạy – học bài mới:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | Chuẩn KT-KN cần đạt | Gchú |
Hoạt động 1: Khởi động
Hình thành năng lực: Tư duy, giao tiếp | |||
* Nêu yêu cầu: Để viết được bài văn, đoạn văn TM, chúng ta cần phải làm gì? | Hình thành kĩ năng q/sát nhận xét, thuyết trình – Suy nghĩ, trao đổi | Kĩ năng quan sát nhận xét, thuyết trình |
|
– Từ phần trình bày của HS, dẫn vào bài mới. – Ghi tên bài lên bảng | – 1 HS trình bày,
-Ghi tên bài vào vở |
Tiết 77. Viết đoạn văn… |
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (Tri giác, phân tích, đánh giá khái quát)
Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc, hợp tác, tổng hợp | |||
I.HD HS tìm hiểu về đoạn văn trong VB thuyết minh | Hình thành kĩ năng nghe đọc, nói, viết, phân tích, hợp tác, tổng hợp… HS tìm hiểu về đoạn văn trong văn bản thuyết minh | Kĩ năng nghe đọc, nói, viết, phân tích, hợp tác, tổng hợp… I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh |
|
B1. HDHS tìm hiểu cách sắp xếp trong đoạn văn TM | HS tìm hiểu cách sắp xếp trong đoạn văn TM | 1. Nhận diện các đoạn văn thuyết minh |
|
1.Thế nào là đoạn văn? Nếu viết được các đoạn văn tốt thì sẽ có hiệu quả gì ? =>Viết tốt các đoạn văn là ĐK để làm tốt bài văn | HS quan sát SGK trả lời Đoạn văn là bộ phận của bài văn (thường gồm 2 câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định) |
|
|
2. Cho HS đọc 2 đoạn văn trong SGK. Hỏi: – Nội dung của mỗi đoạn là gì – Mỗi đoạn được trình bày theo cách nào? Hãy tìm câu chủ đề, từ ngữ chủ đề của 2 đoạn văn đó? – Các câu còn lại có vai trò, tác dụng ntn đối với câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề? (giải thích, bổ sung gì ?) – Mỗi đoạn văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ?Tác dụng? | HS HĐ theo 2 nhóm, đại diện trình bày. | *Đoạn văn: sgk/14 |
|
a. Nội dung: Nguy cơ thiếu nước sạch trên TG. – Trình bày theo cách diễn dịch. Câu chủ đề: câu 1. Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ câu chủ đề: + Câu 2: Cung cấp TT về lượng nước ngọt ít ỏi +Câu 3: Cho biết lượng nước ngọt ấy bị ô nhiễm. + Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các nước trên TG. + Câu 5: Dự báo đến năm 2025, 2/3 dân thiếu nước – Phương pháp thuyết minh: dùng số liệu (3%, 2025, 2/3) kết hợp phân tích. b.Nội dung: Giới thiệu về Phạm Văn Đồng – Trình bày theo cách song hành: + Không có câu chủ đề, chỉ có từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng. + Các câu đều làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về các hoạt động đã làm của PVĐ – Phương pháp TM: Vừa giải thích vừa liệt kê. |
| ||
3. Qua 2 đoạn văn trên, em rút ra kết luận gì về cách trình bày nội dung một đoạn văn? | HS suy nghĩ, trả lời: | ->Cách trình bày nội dung một đoạn văn TM |
|
– Mỗi đoạn văn thường trình bày 1 ý, ý đó thường thể hiện ở câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề. – Các câu trong đoạn hướng về chủ đề, làm rõ chủ đề |
| ||
B2:HD HS nhận xét và sửa lại đoạn văn TM chưa chuẩn | HS nhận xét và sửa lại đoạn văn TM chưa chuẩn | 2.Sửa lại đoạn văn TM chưa chuẩn |
|
4.Gọi HS đọc 2 đoạn văn mục 2. Chia nhóm cho HS thảo luận theo yêu cầu: | 1HS đọc. HS HĐ theo nhóm, suy nghĩ trình bày. | *Đoạn văn a: Thuyết minh về cây bút bi. |
|
– Cách thuyết minh chưa hợp lí vì đoạn văn không diễn đạt |
| ||
– Mỗi đoạn văn thuyết minh về đối tượng nào? – Cách thuyết minh của đoạn như vậy đã hợp lí chưa? Vì sao? Hãy chỉ ra nhược điểm của mỗi đoạn và nêu cách sửa? (Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu ntn? – Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại như thế nào ? – Nên giới thiệu về đèn bàn bằng phương pháp nào? Có thể tách làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nên viết như thế nào?) | một ý mà có nhiều ý lẫn vào (câu 1 là đặc điểm, câu 2,3,4 là cấu tạo, câu 5 là cách sử dụng)->Sửa: tách thành 3 đoạn, mỗi đoạn viết về một ý: + Đặc điểm của cây bút bi. + Cấu tạo của bút bi. + Cách sử dụng và bảo quản bút bi. * Đoạn văn b: Thuyết minh về chiếc đèn bàn. – Cách thuyết minh còn lộn xộn, không tuân theo thứ tự nhận thức sự vật và thứ tự cấu tạo sự vật. ->Sửa: Sắp xếp lại cho phù hợp với nhận thức và thứ tự cấu tạo sự vật.: Cấu tạo đèn bàn: + Phần chao đèn: làm bằng vải lụa có khung sắt ở trong và vòng thép gắn với thân đèn + Phần thân đèn: là một ống thép rỗng, không gỉ để luồn dây điện phía trong, đầu dưới gắn với đế, đầu trên gắn với đui đèn để lắp bóng đèn + Phần đế đèn: Là một hộp nhựa cứng vững chãi, đỡ thân đèn, có công tắc để bật tắt |
| |
5. Hãy sửa lại 2 đoạn văn trên? GV chiếu đoạn văn của HS, cho HS nhận xét. | HS sửa lại, trình bày. HS khác nhận xét |
|
|
6. Qua các BT trên hãy cho biết khi làm bài văn TM cần phải làm gì? Khi viết đoạn văn cần phải làm gì? Các ý trong đoạn văn cần được sắp xếp như thế nào? *GV chốt lại.Gọi HS đọc | HS tóm tắt, trả lời theo GN.
1HS đọc GN | -> – Khi làm bài văn TM – Khi viết đoạn – Các ý trong đoạn
* Ghi nhớ(SGK/15) |
|
Hoạt động 3: Luyện tập.
|
| ||
II.HD HS luyện tập | Hình thành kĩ năng tư duy, sáng tạo II. HS luyện tập | Kĩ năng tư duy, sáng tạo
II. Luyện tập |
|
7. Hãy viết phần mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em” | HS viết theo 2 nhóm: Nhóm 1: viết phần MB Nhóm 2: viết phần KB | Bài 1: Viết phần mở bài và kết bài |
|
8. Nêu y/cầu BT2: Hãy viết thành 1 đoạn văn TM theo chủ đề: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN. | HS viết cá nhân. 2-3 HS trình bày, HS khác n/ xét. | Bài 2: Viết đoạn văn TM theo chủ đề |
|
VD. Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách lầm than, nô lệ. Người đã sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho dân, cho nước. |
| ||
| |||
9. Nêu y/cầu BT3: Hãy viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8 tập 1. | HS viết cá nhân. 2-3 HS trình bày, HS khác n/ xét. | Bài 2: Viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8 tập 1. |
|
BT3. Giới thiệu bố cục SGK Ngữ văn 8, tập một. SGK Ngữ văn 8, tập một có bố cục hợp lí, khoa học. Sách gồm 17 bài. Mỗi bài có nội dung tích hợp 3 phân môn: Đọc -hiểu văn bản – Tiếng Việt -Tập làm văn. Ba phần này có quan hệ gắn bó, bổ sung cho nhau. Phần văn bản chủ yếu là các tác phẩm truyện kí hiện đại của Việt Nam và một số nước trên thế giới nhằm giúp HS thấy được vẻ đẹp của các tác phẩm , các hình tượng văn học, các nhân vật điển hình…. đồng thời cung cấp những ngữ liệu giúp HS tìm hiểu về các kiến thức trong phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn. Phần Tiếng Việt hướng vào tìm hiểu các đơn vị kiến thức về các lớp từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ từ vựng, các kiểu câu, dấu câu để từ đó giúp HS vận dụng linh hoạt trong tìm hiểu văn bản và trong giao tiếp. Phần Tập làm văn tập trung vào các kiểu văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, thuyết minh để giúp HS có kĩ năng tạo lập các loại văn bản này. |
|
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ | CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT | GHI CHÚ |
Gv giao bài tập – Chỉ ra các PPTM và cách trình bày nội dung trong đoạn văn em vừa viết
| Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày…. | ………. |
|
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2')
– Phương pháp: nêu vấn đề
– Kĩ thuật: động não.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ | KIẾN THỨC CẦN ĐẠT | GHI CHÚ |
Tìm đọc một số đoạn văn thuyết minh hay, học tập cách trình bày nội dung trong các đoạn văn đó
| – Đọc thêm tư liệu |
|
|
Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài ở nhà (2 ‘)
a. Bài vừa học
– Nắm vững cách viết đoạn văn TM
– Làm hoàn thành các bài tập vào vở BT.
b. Bài mới: Chuẩn bị bài: “Quê hương”- Tế Hanh
– Tìm tư liệu về các nhà thơ
– Đọc kĩ các VB, trả lời các câu hỏi đọc, hiểu văn bản.
– Tìm những bài thơ của các nhà thơ khác cũng có cùng nhan đề.
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP
(CÁCH LÀM)
a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức:
– Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
– Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh
– Mục đích yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp(cách làm).
2. Về kỹ năng:
– Rèn kĩ năng trình bày lại một phương pháp làm việc nào đó với một mục đích nhất định.
– Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp(cách làm);
– Tạo lập được một văn bản theo yêu cầu. Biết viết một văn bản thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài khoảng 300 chữ.
3. Về thái độ:
– Có thái độ xây dựng đoạn văn thuyết minh
– Tạo thói quen quan sát khi tìm hiểu
4. Những năng lực cụ thể cần phát triển
Năng lực chung: NL tự học, giao tiếp, sáng tạo
Năng lực đặc thù: năng lực đọc hiểu văn bản
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Phương pháp phương tiện
Phương pháp đàm thoại, gợi mở nêu vấn đề thảo luận nhóm
Phương tiện: SGK, Bảng phụ Phiếu học tập
2. Dự kiến các hoạt động của HS
HS đọc trước văn bản, giải nghĩa một số từ khó
b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức cá nhân và nhóm
c. Sau giờ học: HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của GV
C. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của Thầy và Trò | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Gọi HS đọc đoạn văn. H: Văn bản hướng dẫn cách làm cái gì ? – Đồ chơi em bé đá bóng. H: Bài văn thuyết minh đó có mấy phần ? Phần nào quan trọng nhất ? + Có 3 phần: – Nguyên vật liệu. – Cách làm (quan trọng nhất) – Yêu cầu thành phẩm. H: Phần nguyên vật liệu và phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết hay không ? – Hai phần cũng rất quan trọng: + Nguyên vật liệu: có chuẩn bị nguyên vật liệu mới có thể tiến hành chế biến, chế tạo được. + Yêu cầu thành phẩm: giúp người làm so sánh, điều chỉnh, sửa chữa sản phẩm. H: Trong văn bản thuyết minh trên, có thể bổ sung điều gì ? – Bổ sung số lượng cụ thể của nguyên liệu.
– Gọi HS đọc đoạn văn. H: Văn bản thuyết minh về vấn đề gì ? – Thuyết minh về cách nấu một món ăn. H: Bài văn này có mấy mục ? – Gồm 3 mục: Nguyên vật liệu Cách làm Yêu cầu thành phẩm H: Cách thuyết minh có gì khác với văn bản a ? – Ở phần nguyên vật liệu có đề ra số liệu cụ thể ; người thực hiện dễ chuẩn bị. Phần yêu cầu thành phẩm cũng có khác vì món ăn khác với đồ chơi. H: Cả 2 bài đều có những mục nào chung ? Vì sao vậy ?
– Muốn làm gì cũng phải có nguyên vật liệu, cách làm, thành phần H: Cách làm được trình bày theo thứ tự nào ? H: Em có nhận xét gì về lời văn của 2 bài thuyết minh ? H: Để có thể trình bầy rõ ràng, đúng đủ như vậy đòi hỏi người trình bầy những gì ? Làm như thế nào ? – Người viết phải tìm hiểu nắm chắc phương pháp (cách làm). H: Trình tự các phần trong hai văn bản trên có thay đổi được không ? – Đã sắp xếp hợp lí, không thể thay đổi. H: Qua các đoạn văn trên em thấy khi thuyết minh về một phương pháp (cách làm) ta cần phải lưu ý những gì ? *Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
– HSTL lập dàn bài theo từng bàn – Gọi 2 – 3 nhóm trình bày – Lớp nhận xét, bổ sung
– Gọi HS đọc bài văn trong sgk H: Em hãy nêu nội dung chính trong các phần của bài văn.
H: Bài văn sử dụng PPTM chính nào ?
Hoạt động 4. Vận dụng (trên lớp/ở nhà) – Học lại bài Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (thực hiện ở nhà) – Vẽ tranh minh họa cho bài thuyết minh |
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm): 1. Xét các đoạn văn: a. Đoạn văn a: "Cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô".
b. Đoạn văn b: "Cách nấu rau ngót với thịt nạc"
– Nguyên vật liệu – Cách làm – Yêu cầu thành phẩm
– Trình bày điều kiện, cách thức, trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng với sản phẩm đó – Lời văn ngắn, rõ
* Ghi nhớ. Sgk t 26 II. Luyện tập. Bài 1: Gợi ý: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ chơi, trò chơi. b. Thân bài: Nêu rõ. – Đồ chơi: + Nguyên liệu + Cách làm + Yêu cầu sản phẩm. – Trò chơi: + số người chơi, điều kiện chơi + Luật chơi (cách chơi: thắng thua, phạm luật) + Yêu cầu khi chơi c. Kết bài: Ý nghĩa của đồ chơi, trò chơi Bài 2: * Gợi ý : – MB: Giới thiệu về phương pháp đọc nhanh – Thân bài: thuyết minh cách đọc – Kết luận: Tác dụng và tầm quan trọng của phương pháp đọc nhanh. * Cách thuyết minh (phương pháp) – Phương pháp nêu số liệu – Nêu ví dụ III. Hoạt động vận dụng
IV. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo |
3.Củng cố
? Khi thuyết minh cần trình bày NTN? ( ý 2 ghi nhớ )
? Yêu cầu về lời văn của bài văn thuyết minh dạng này?
? Qua bài học, em nhận xét NTN về cách làm bài văn thuyết minh về phương pháp ( cách làm)?
4. Dặn dò:
Về học bài
Chuẩn bị bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
– Học sinh cảm nhận được kiến thức về đoạn văn bài văn thuyết minh.
– Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
– Học sinh xác định được chủ đề , sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
– Biết cách diễn đạt rõ ràng chính xác.
– Viết đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
3.Thái độ:
– Giáo dục cho học sinh ý thức viết đoạn văn thuyết minh chính xác theo yêu cầu.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2.HS: Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ:
– GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới :
– Muốn viết được bài văn hay trước hết phải biết viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh .Vậy viết đoạn đòi hỏi yêu cầu gì ? ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHS nhận dạng các dạng văn thuyết minh:
H: Đoạn văn trên gồm mấy câu?Câu nào là câu chủ đề?
H: Trong đoạn văn từ ngữ nào duy trì chủ đề?( nước) – Gọi HS đọc đoạn b (T-14) H: Đoạn văn gồm mấy câu, từ nào được nhắc đi, nhắc lại ? – 3 câu, câu nào cũng nói tới một người (PVĐồng )
H: Vai trò của từng câu trong đoạn văn như thế nào ? à Câu 1 vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán Câu 2 giới thiệu quá trình hoạt động cách mạng Câu 3 nói về quan hệ PVĐồng với Chủ tịch Hồ Chí Minh H: Em hiểu đoạn văn này thuộc thể loại nào ? à Thuyết minh giới thiệu về một danh nhân H: Qua 2 BT này em rút ra nhận xét gì khi viết đoạn văn thuyết minh ?
HĐ2.HDHS sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn: – Gọi hs đọc đoạn văn a. H: ĐV trên thuyết minh về cái gì ?
H: Cần giới thiệu cây bút bi như thế nào ?
H:Đoạn văn trên nên tách đoạn & mỗi đoạn viết như thế nào, mắc những lỗi gì ? H: Hãy tách thành 3 ý cấu tạo, công dụng, cách sử dụng?
+Sửa :GV hướng dẫn HS sửa –HS nhận xét –GV bổ xung
– GV gọi HS đọc đoạn văn b H: Đoạn văn trên thuyết minh về cái gì ? – Đèn bàn H: Cần đạt những yêu cầu gì, cách sắp xếp nên như thế nào & nhược điểm của đoạn văn ? – GV hướng dẫn HS đọc nhận xét bổ xung H: Qua 2bài tập này em rút ra nhận xét gì ? – Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ
HĐ3.HDHS luyện tập: – GV hướng dẫn làm
– Viết đoạn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
– GV gọi HS đọc bài 2 GV hướng dẫn HS viết – Năm sinh, năm mất, quê quán & gia đình – Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp – Vai trò cống hiến to lớn đối với dân tộc & thời đại – GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ở nhà. | I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh: 1 .Nhận dạng các dạng văn thuyết minh: 1.1: Bài tập: a.Bài tập a-SGK T13 – ĐV gồm 5 câu : Câu 1 là câu chủ đề, Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước đang thiếu.Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm.Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ ba. Câu 5 nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/3 dân số thiếu nước. => Như vậy các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề. câu nào cũng nói về nước. b. Đoạn văn gồm 3 câu, câu nào cũng nói tới một người (PVĐồng ) – Đoạn văn không có câu chủ đề, có từ ngữ duy trì chủ đề.(Phạm Văn Đồng,nhà cách mạng, ông) – Câu 1 vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán – Câu 2 giới thiệu quá trình hoạt động cách mạng – Câu 3 nói về quan hệ PVĐồng với Chủ tịch Hồ Chí Minh
à Thuyết minh giới thiệu về một danh nhân
* Nhận xét: Đoạn văn thuyết minh cần có chủ đề- các ý lớn. – Khi viết cần trình bày rõ ý chủ đề tránh lẫn ý sang đoạn văn khác. 2.Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
a. Đoạn văn giới thiệu đồ dùng học tập cây bút bi. – Nêu rõ chủ đề, cấu tạo, công dụng của bút bi, cách sử dụng. – Không rõ câu chủ đề, các ý lộn xộn, thiếu mạch lạc … – Hiện nay bút bi là loại thông dụng trên toàn thế giới.Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút bi có hòn bi nhỏ xíu, ngoài ống nhựa có vỉ bút, đầu bút bi có nắp đậy thì có lò so & nút bấm. Khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Khi viết người ta ấn đầu bút bi, ngòi bi trồi ra. Khi thôi viết thì ấn bút bi thụt vào bên trong vỏ bút, dùng bút bi nhẹ nhàng tiện lợi .
b.Bài tập b-SGK-T14
– Lộn xộn, rắc rối, phức tạp khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đèn – Cần làm rõ chủ đề, sắp xếp ý theo trình tự nhất định các ý 2, 3 – Cấu tạo công dụng, sử dụng +) Nhận xét: Sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật ,nhận thức, chính phụ. * Ghi nhớ : SGKT 15 II. Luyện tập: Bài tập 1: Viết mở bài , kết bài cho đề văn: Giới thiệu trường em MB: Mời bạn đến thăm trường tôi – ngôi trường be bé nằm bên triền sông Lô trong mát. Ngôi trường thân yêu – mái nhà chung của chúng tôi. KB: Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó.Chúng tôi yêu quý vô cùng ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình – chắc chắn những kỷ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời. Bài tập 2:
* GV hướng dẫn HS viết – Năm sinh, năm mất, quê quán & gia đình – Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp – Vai trò cống hiến to lớn đối với dân tộc & thời đại
|
4. Củng cố , luyện tập:
H: Khi viết đoạn văn thuyết minh cần chú ý những gì?
5. Hướng dẫn HS học ở nhà: học bài cũ ,chuẩn bị : Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.