Giáo án bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 4 Viết đoạn văn trog văn bản thuyết minh   I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

4 Viết đoạn văn trog văn bản thuyết minh

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí.

2. Năng lực: HS có kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh

Năng lực trình bày nội dung đoạn văn đúng và hay..

3. Phẩm chất: HS có ý thức tìm ý và lập dàn ý trong làm văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

                 – Kế hoạch bài học.

           – Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3’)

1. Mục tiêu:

-Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

– Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV:nêu câu hỏi

     ? Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu đặc điểm hình thức và nội dung của một đoạn văn.

*Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

Dự kiến sản phẩm:

– Hình thức : có từ 3 câu văn trở lên, chữ cái đầu dòng viết hoa, lùi vào một ô

– Nội dung:diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh

*Báo cáo kết quả

-Gv: gọi hs trả lời

-Hs:trả lời

*Đánh giá kết quả

Hs: nhận xét

 GV:chuẩn kiến thức: Muốn viết một bài văn hoàn chỉnh, ngoài nắm được các phương pháp thuyết minh, ta phải biết cách viết đoạn văn. Vậy, đoạn văn trong văn bản thuyết minh thường được viết như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI  

Hoạt động 1: Nhận dạng các đoạn văn  thuyết minh: (23’)

1.Mục tiêu:

-Nhận dạng được đặc điểm của đoạn văn thuyết minh

-Biết phân biệt đoạn văn thuyết minh với đoạn văn của các thể loại văn bản khác

2. Phương thức thực hiện: Hoạt độngcá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày ra giấy nháp

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu

 HS theo dõi các đoạn văn trong sgk

? Đoạn văn gồm mấy câu?

? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó? Dụng ý?

? Chủ đề của đoạn văn là gì? Chủ đề đó tập trung ở câu nào?

? Đây có phải là đoạn văn miêu tả, kể chuyện, nghị luận hay không? Vì sao em biết?

*Thực hiện nhiệm vụ

 Học sinh: làm việc cá nhân , trao đổi trong nhóm

 Giáo viên: hướng quan sát các nhóm làm việc , hỗ trợ khi cần thiết

 Dự kiến sản phẩm

Đoạn văn a có 5 câu

Từ nào được nhắc lại nhiều trong các câu đó, dụng ý:

– Câu nào cũng có từ “nước”

-> Từ quan trọng nhất của đoạn văn

-> từ ngữ chủ đề của đoạn văn.

 Xác định câu chủ đề của đoạn văn a

Câu 1: “Thế giới……”

Các câu còn lại trong đoạn văn:

C2: cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi.

C3: cho biết lượng nước ấy đang bị ô nhiễm.

C4: sự thiếu nước ở các nước thứ ba.

C5: dự báo năm 2025, 2/3 dân số thế giới thiếu nước.

-> Các câu bổ sung thông tin làm rõ ý của câu chủ đề.

Đoạn văn (a) :

– Không phải là đoạn văn miêu tả vì không tả màu sắc, mùi vị, hình dáng của nước.

– Kể chuyện. Vì đạn văn không kể, không thuật những chuyện, việc về nước.

– Biểu cảm. Vì đoạn văn không thể hiện cảm xúc của người viết.

– Nghị luận. Vì đoạn văn không bàn luận, chứng minh, giải thích vấn đề gì về nước.

=> Đoạn văn trên là đoạn văn thuyết minh, vì cả đoạn văn giới thiệu vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay.

Đv b các câu khác cung cấp thông tin cho câu chủ đề

– Từ ngữ chủ đề: P.V.Đồng.

C1: (câu chủ đề) vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán, phẩm chất của ông.

C2: giới thiệu quá trình hoạt động cách mạng của P.V.Đồng.

C3: quan hệ của ông với Chủ tịch HCM.

Nhận xét gì về đặc điểm của đoạn văn thuyết minh:

– Giới thiệu về vấn đề thuyết minh và thuyết minh về vấn đề đó.

– Các câu có quan hệ mật thiết với nhau  và tập trung thể hiện chủ đề.

*Báo cáo kết quả

Gv: gọi hs trả lời

-Hs:trả lời

*Đánh giá kết quả

– Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 2: Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:

1. Mục tiêu

– Biết cách nhận dạng một đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn

– Rèn kỹ năng tìm ý và sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh

2. Phương thức thực hiện:Hoạt động cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: học sinh trả lời ra giấy nháp

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Gv: đánh giá hs

– Hs: đánh giá lẫn nhau

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên: Đặt câu hỏi

? Nội dung của các đoạn văn là gì?

? Theo em, để thuyết minh một sự vật chúng ta phải làm theo quy trình nào?

? Như vậy, 2 đoạn văn trên chưa hợp lý ở chỗ nào?

? Dựa vào dàn ý, em hãy chỉnh sửa lại cho chính xác?

? Qua tìm hiểu hai đoạn văn trên em thấy khi làm  bài văn thuyết minh và viết đoạn văn thuyết minh, ta cần chú ý điều gì?

– Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh:làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm

Giáo viên:quan sát các nhóm làm việc

 Dự kiến sản phẩm

– Nội dung của

+ Đoạn 1: Thuyết minh về chiếc bút bi.

+ Đoạn 2: Thuyết minh chiếc đèn bàn.

– Quy trình nào thuyết minh một sự vật:

+ Giới thiệu rõ sự vật cần thuyết minh.

+ Nêu cấu tạo, công dụng theo một trình tự nhất định.

+ Cách sử dụng.

– Hai  đoạn văn trên chưa hợp lý ở chỗ nào:

+ Thiếu câu chủ dề.

+ Các câu, ý sắp xếp lộn xộn.

-Lưu ý:

+ Khi làm bài văn thuyết minh cần xác định các ý lớn, mổi ý viết thành một đoạn.

+ Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày rõ chủ đề của đoạn, tránh  lẫn sang ý đoạn văn khác.

*Báo cáo kết quả

– Hs cử đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

– Hs : các nhóm nhận xét nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng, yêu cầu hs đọc phần ghi nhơ SGK

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(14’)

1. Mục tiêu:

-Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: hs làm vào vở bài tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Gv: đánh giá hs

– Hs: đánh giá lẫn nhau

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

Bài tập 1

? Viết đoạn mở bài, kết bài cho đề văn thuyết minh: Giới thiệu trường em.

Bài tập 2:

? Viết đoạn văn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam

*Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh: làm việc cá nhân

Giáo viên:quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết

Dự kiến sản phẩm:

Bài tập 1:

– viết mở bài phải giới thiệu chung về trường em(như tên trường,vị trí…);

– kết bài nêu cảm nghĩ chung về ngôi trường.

Bài tập 2: Giới thiệu về Hồ Chí Minh

– Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình.

– Vài nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp.

– Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại.

*Báo cáo kết quả

-Hs: trình bày miệng

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức           I. Đoạn văn trong  văn bản thuyết minh:    

1. Nhận dạng các đoạn văn  thuyết minh

 

2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:

  2. Bài tập 2

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(03’)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Hs: đánh giá lẫn nhau

-Gv: đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ?

   ? Dựa vào văn bản:Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000, hãy viết đoạn văn thuyết minh  khoảng 1 trang giấy trình bày lời kêu gọi mọi người hãy chung tay bảo vệ Trái Đất -ngôi nhà chung của chúng ta.

*Thực hiện nhiệm vụ

 Học sinh:làm việc cá nhân ở nhà

 Giáo viên: yêu cầu thời hạn làm bài của hs

-Thời gian làm 2 ngày ra vở soạn và thu lại cho gv

Dự kiến sản phẩm:

– Trong đoạn văn trình bày được các nội dung sau:

+Nêu hiện trạng môi trường sống hiện nay …

+Nguyên nhân gây ô nhiễm…

+Hâu quả..

+lời khuyên…

*Báo cáo kết quả

-Hs: nộp sản phẩm

*Đánh giá kết quả

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO(01’)

1. Mục tiêu: tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của thể loại văn bản thuyết minh

2. Phương thức thực hiện: HĐ Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: hs trả lời ra vở soạn

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Hs: đánh giá lẫn nhau

-Gv: đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

-Xem lại các phương pháp thuyết minh ở chương trình học kì

*Thực hiện nhiệm vụ

 Học sinh:làm việc cá nhân ở nhà

*Báo cáo kết quả

-Hs: trả lời ra vở soạn văn

*Đánh giá kết quả

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Leave a Comment