Giáo án bài Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng năm 1975 thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 29 Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng năm 1975 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh                 …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

29 Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng năm 1975

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

                – Trình bày được những nét chính về thuận lợi và khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975.

– Trình bày được nội dung và ý nghĩa của công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

2. Kỹ năng

                                – Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các tranh ảnh lịch sử.

3. Thái độ

                                – Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết B-N, tinh thần độc lập, thống nhất Tổ quốc và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

                – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

                – Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

                                + Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

                                * Tích hợp HTVLTTGĐĐHCM: GD tinh thần đoàn kết của HCM.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

– Ti vi.

                –  Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị       

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án word và Powerpoint.

– Tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

– Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

– Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

 V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

          – Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học đó là hoàn thành thống nhất đất nước, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

– Thời gian: 3 phút.

          – Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 79, 80 SGK. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em cho biết đây là bức ảnh nói về điều gì?

          – Dự kiến sản phẩm

         Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: I. Tình hình hai miền Nam – Bắc sau đại thắng Xuân 1975

                – Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về thuận lợi và khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975.

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

          – Thời gian: 15 phút

          – Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Đọc SGK.

– Chia lớp thành 6 nhóm: Trình bày được những nét chính về thuận lợi và khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975.

+ Nhóm lẻ: Miền Bắc.

+ Nhóm chẵn: Miền Nam.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích các nhóm hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Tình hình hai miền Nam – Bắc sau đại thắng Xuân 1975

– Ở miền Bắc:

+ Sau hơn 20 năm (1954 – 1975), miền Bắc đã xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

+ Cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

– Ở miền Nam:

+ Miền Nam được giải phóng hoàn toàn, trong chừng mực nhất định có nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

+ Cơ sở của chính quyền cũ cùng bao di hại xã hội vẫn còn tồn tại. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ phân tán là phổ biến,…

2. Hoạt động 2. III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)

– Mục tiêu: Trình bày được nội dung và ý nghĩa của công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

– Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

          – Thời gian: 15 phút.

          – Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Đọc SGK và yêu cầu HS trình bày nội dung và ý nghĩa của công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV yêu cầu HS quan sát hình 79, 80 – SGK để hiểu biết thêm về công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

* Tích hợp HTVLTTGĐĐHCM: GD tinh thần đoàn kết của HCM.

III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)

– Ngày 25 – 4 – 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

– Từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên, thông qua chính sách đối nội và đối ngoại, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

– Ý nghĩa:

+ Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI, công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành.

+ Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước khác.

3.3. Hoạt động luyện tập

                – Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng Xuân 1975.

           – Thời gian: 6 phút

                – Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá  nhân. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc GV.

 

 Tại sao sau Đại thắng Xuân 1975, nước ta phải tiến hành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước? Trình bày kết quả, ý nghĩa của công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Bài làm:

Sau Đại thắng xuân 1975, nước đã được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Bởi vậy, đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, nước ta cần được thống nhất về mặt nhà nước.

Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khóa VI của nước VN thống nhất họp kì họp đầu tiên và thu được kết quả:

Đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quyết định quốc kì là cờ đỏ sao vàng,

Quốc ca là bài tiến quân ca,

Thủ đô là Hà Nội,

Sài Gòn – Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh

Quốc Hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước

Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành lập ba cấp chính quyền: tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

Ý nghĩa:

Đất nước thống nhất về mặt nhà nước. Từ đây việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế , văn hóa, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng  xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.

Hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản phát huy sức mạnh toàn diện đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

* Dặn dò: Bài 32: Giảm tài không dạy

Leave a Comment