Giáo án bài Viết về đồ chơi hình một loài vật môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Viết về đồ chơi hình một loài vật (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Dựa vào những gì đã …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Viết về đồ chơi hình một loài vật

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Dựa vào những gì đã quan sát được, nghe được, những gì đã học hỏi từ tiết học trước, HS viết được một đoạn văn rõ ràng, trôi chảy về đồ vật, đồ chơi hình loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Trang trí đoạn viết bằng hoa lá, tranh tự vẽ, tranh cắt dán loài vật đó.

–           Đoạn viết thể hiện tình cảm yêu quý và ý thức bảo vệ các loài động vật.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ viết và trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

–           Yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài động vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay các em sẽ dựa vào những gì đã quan sát được, nghe được, những gì đã học hỏi từ tiết học trước; viết được một đoạn văn rõ ràng, trôi chảy về đồ vật, đồ chơi hình loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Trang trí đoạn viết bằng hoa lá, tranh tự vẽ, tranh cắt dán loài vật đó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết 4 -5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Đặt tên cho đoạn văn

a. Mục đích: Viết 4 -5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Đặt tên cho đoạn văn.

b. Cách tiến hành:

* Chuẩn bị

– GV mời 1 HS đọc yêu của bài tập; đọc mẫu viết về con ngựa gỗ chưa đầy đủ trong SGK: Dựa vào những điều đã quan sát và trao đổi với bạn ở tiết học trước, hãy viết 4 -5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Đặt tên cho đoạn văn của em.

– GV khuyến khích HS khá, giỏi viết nhiều hơn 5 câu; cố gắng trang trí đoạn viết bằng hoa lá, tranh con vật em cắt dán hoặc tự vẽ; đặt tên cho đoạn viết.

– GV mời 1 HS khá, giỏi làm mẫu: Nói em chọn viết về đồ vật, đồ chơi hình con vật (hoặc tranh ảnh con vật) nào. Nói lại những gì em đã quan sát và ghi chép về loài vật đó ở tiết học trước.

* GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào Vở bài tập, trang trí đoạn viết.

– GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết.

– GV có chiếu đoạn viết của một vài HS lên bảng lớp cho cả lớp nhận xét. GV chữa bài (về chính tả, từ, câu), nhận xét về trình bày, trang trí; khen ngợi những đoạn viết hay trang trí và trình bày đẹp).

– GV thu một số bài của HS về nhà chữa.            

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS làm mẫu:

+HS1: Tôi viết về chiếc gối ôm hình con khỉ. Chiếc gối dài, rất mềm và ấm áp. Mặt con khỉ rất buồn cười. Măt nó được làm bằng hai cúc áo màu đen, lưỡi nó thè ra tinh nghịch. Khi ngủ, tôi thích ôm chiếc gối hình con khỉ và tôi ngủ rất ngon.

+ HS 2: Tôi rất thích loài sóc. Đây là bức tranh tôi cắt dán một con sóc. Nó nhỏ bé và hiền lành. Lông nó màu xám, chiếc đuôi xù tuyệt đẹp. Đôi mat nó đen láy, tinh nhanh. Tôi ước một ngày nào đó được đi vào rừng ngắm sóc chạy nhảy.

– HS viết và đọc đoạn viết.

– HS quan sát, lắng nghe, tự chữa bài của mình.

Tự đọc sách báo: đọc sách báo viết về loài vật

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách bao mình mang đến lớp.

–           Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì đã đọc.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng:        

•           Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.

•           Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với con vật, nhân vật trong sách báo.

3. Phẩm chất

–           Yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài động vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ mang đển lớp sách báo viết về các loài vật. Các em sẽ tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe những gì mình vừa đọc, trao đổi cùng các bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá, trao đổi những câu chuyện, những thông tin thú vị, bổ ích.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

a. Mục tiêu: HS đọc 4 yêu cầu của bài học.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu cả lớp nhìn SGK, nghe 4 bạn tiếp nối nhau đọc 4 bước của tiết học.

– GV mời 1HS đọc yêu cầu l, đọc tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK: Em hãy mang đến lớp một quyển sách (tờ báo) viết về các loài vật: Siêu năng lực cùa muông thú /Xứ sớ muông thú / Chuyện kể về con người và muông thú/ 365 chuyện kể: Khung long và muông thú thời tiền sử.

+ GV yêu cầu HS cả lớp bày sách báo lên bàn.

+ GV khen ngợi những HS tìm được sách báo đúng chủ điểm; chấp nhận những sách báo tuy lạc chủ điểm nhưng bổ ích, phù hợp với tuổi thiếu nhi.

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu 2: Giới thiệu sách, báo với các bạn trong nhóm.

+ GV mời một vài HS giới thiệu sách báo của mình. –

– GV mời 1HS đọc yêu cầu 3: Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) trong quyển sách, tờ báo em mang đến.

+ GV giới thiệu bài đồng dao Các con vật M: Đây là một bài đồng dao, tả rất đúng, rất vui về các con vật. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc bài đồng dao này.

+ GV phân công 2 HS đọc để tiết 2 đọc lại cho cả lớp nghe.

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu 4: Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe một truyện (hoặc một đoạn truyện, một bài thơ, bài báo) em vừa đọc.

Hoạt động 2: Tự đọc sách báo

a. Mục tiêu: HS đọc sách báo và ghi lại những câu văn, câu thơ hay, đáng nhớ.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS đọc sách báo. GV nhắc HS ghi lại vào sổ tay hay Phiếu đọc sách những câu văn, câu thơ hay, đáng nhớ.

Hoạt động 3: Đọc lại hoặc kể lại cho các bạn nghe (Bài tập 4)

a. Mục tiêu: HS Đọc lại hoặc kể lại cho các bạn nghe một truyện (hoặc một đoạn truyện, một bài thơ, bài báo) em vừa đọc.

b. Cách tiến hành:

– GV lần lượt mời từng HS đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hói thêm. Ví dụ:

+ Sau khi 1 HS đọc xong truyện Hành trình đến xứ sở chuột túi (Truyện đọc lớp 2), các bạn trong lớp có thể hỏi: Chuột túi có tài nhảy như thế nào? Chó có tài gì mà giúp chuột túi tìm được đường về nhà?

+ 1 bạn HS đọc xong truyện Gấu trắng là chúa tò mò (Truyện đọc lớp 2), có thể đặt câu hỏi cho cả lớp: Biết được đặc điểm tò mò của gấu trắng, chú thủy thủ đã nghĩ ra cách gì đế thoát được gấu trắng? Mỗi bạn đọc xong hoặc bạn có câu trả lời thú vị sẽ được nhận tràng vỗ tay của lớp.

– GV khen ngợi những HS đọc to, rõ, đọc hay, cung cấp những thông tin thú vị. Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.

– GV nhắc các nhóm tiếp tục trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách.          

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS chuẩn bị sách, báo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS giới thiệu: Tôi giới thiệu với các bạn cuốn sách Siêu năng lực của muông thú của tác giả Khương Nhi, Ngọc Duy, NXB Trẻ. / Còn đây là cuốn sách tôi mang đến lớp: Bí ẩn thế giới loài vật của NXB Kim Đồng…

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS đọc bài.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS đọc sách, ghi vào Phiếu đọc sách.

– HS nói trước lớp.

– HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.

 

Leave a Comment