Giáo án bài Vùng Tây Nguyên (tiếp theo )thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 28 Vùng Tây Nguyên (tiếp theo ) Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

28 Vùng Tây Nguyên (tiếp theo )

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Hiểu được nhờ thành tựu về công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế – xã hội.

– Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá.

– Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.

– Nhận biết được vai trò các trung tâm kinh tế vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên.

– Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ  kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Tây Nguyên.

– Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng.

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.

– Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

– Bản đồ kinh tế của vùng Tây Nguyên

– Một số tranh ảnh vùng

2. Chuẩn bị của HS

– Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về Tây Nguyên.

– Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào hình ảnh để xác định kinh tế chính của vùng Tây Nguyên

c) Sản phẩm:

HS đoán được cà phê là cây trồng chủ lực của vùng.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cung cấp cho HS 1 bức ảnh, yêu cầu HS trình bày thế mạnh kinh tế của vùng.

 

 Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ trong 1 phút. Hết giờ GV gọi HS trình bày suy nghĩ của mình về bức ảnh.

Bước 3: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên ( 25 phút)

a) Mục đích:

– Phân tích được điều kiện để phát triển các ngành kinh tế ở Tây Nguyên.

– Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế ở Tây Nguyên.

b) Nội dung:

– HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác bản đồ kinh tế của vùng Tây Nguyên để trả lời các câu hỏi.

Nội dung chính:

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1.Nông nghiệp :

– Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

– Cây công nghiệp: Cà phê, cao su, chè… phát triển mạnh, đem lại hiệu qủa kinh tế cao.

– Cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc lớn, trồng hoa, rau… được chú trọng phát triển.

– Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh.

+ Tập trung chủ yếu ở Đăk Lắk , Lâm Đồng .

– Lâm nghiệp có sự chuyển hướng quan trọng: Kết hợp khai thác, trồng mới, bảo vệ rừng, gắn khai thác với chế biến .

 Độ che phủ rừng 54,8% ( 2003), cao nhất nước

2. Công nghiệp

– Chiếm tỉ lệ thấp chỉ đạt 0.9 % so với cả nước (Năm 2002).

– Tốc độ phát triển nhanh nhưng c̣òn chậm so với mức trung b́ình của cả nước .

 – Các ngành công nghiệp phát triển: thủy điện,  chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh

3. Dịch vụ

– Có chuyển biến nhanh.

– Xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 cả nước.

+  Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên.

– Du lịch: sinh thái, văn hóa.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi nhóm

* Nhóm 1, 5:

– Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên: Diện tích và sản lượng cà phê qua các năm đều tăng, TN là vùng có diện tích và sản lượng cà phê nhiều nhất nước.

– Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này: Có DT đất Badan lớn và màu mỡ, khí hậu Á Xích đạo, có mùa khô kéo dài thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản, mùa mưa thuận lợi cho việc chăm sóc; thị trường rộng lớn; người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cà phê.

– Xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên: HS xác định trên lược đồ.

– Ngoài cây công nghiệp vùng còn trồng: Chè, cao su, điều, … và chăn nuôi voi.

* Nhóm 2, 6: 

– Nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên: tổng giá trị còn nhỏ tuy nhiên tốc độ gia tăng nhanh.

– Sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất:

+ Đắk Lắk có diện tích đất ba dan lớn, sản xuất cà phê quy mô lớn, xuất khẩu nhiều.

+ Lâm Đồng có địa hình cao, khí hậu vùng núi, thế mạnh sản xuất chè, rau quả ôn đới theo quy mô lớn.

– Tình hình sản xuất lâm nghiệp các tỉnh ở Tây Nguyên: Lâm nghiệp phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng và giao khoán bảo vệ rừng. Độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước.

– Trong sản xuất nông nghiệp vùng còn gặp những khó khăn: Thiếu nước, sự biến động giá nông sản.

* Nhóm 3, 7:

– Tình hình phát triển công nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên: Tỉ trọng còn nhỏ nhưng tốc độ tăng khá nhanh.

– Tỉ trọng công nghiệp ở Tây Nguyên năm 2013 chiếm 0,7% so cả nước.

– Vị trí của nhà máy thủy điện Yaly trên sông Xêxan: HS xác định trên lược đồ.

– Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh thủy năng, phục vụ sản xuất chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lương thực và sinh hoạt.

* Nhóm 4, 8:

– Hoạt động dịch vụ ở Tây Nguyên phát triển: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông, lâm sản

– Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ ở Tây Nguyên: khí hậu tốt, phong cảnh đẹp, nhiều nét văn hoá độc đáo,…

– Phương hướng phát triển của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển ở Tây Nguyên: khắc phục các khó khăn về tự nhiên, nâng cao trình độ dân trí, chăm lo đời sống người dân,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV chia lớp ra làm 8 nhóm, cho HS quan sát Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên và đưa ra nhiệm vụ:

* Nhóm 1, 5:

– Hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước.

– Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này?

– Hãy xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên?

– Ngoài cây công nghiệp vùng còn trồng những loại cây nào và chăn nuôi gì nữa?

* Nhóm 2, 6: 

– Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên. Tại sao sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất?

– Nhận xét tình hình sản xuất lâm nghiệp các tỉnh ở Tây Nguyên.

– Trong sản xuất nông nghiệp vùng còn gặp những khó khăn gì?

* Nhóm 3, 7: Dựa vào kênh chữ và bảng 29.2

Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Tây Nguyên và cả nước qua các năm

(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm

Vùng

2005

2010

2011

2012

2013

Cả nước

988,5

2963,5

3695,1

4506,8

5469,1

Tây Nguyên

7,2

22,7

28,8

31,1

36,8

– Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên.

– Tỉ trọng công nghiệp ở Tây Nguyên năm 2013 so cả nước như thế nào?

– Xác định vị trí của nhà máy thủy điện Yaly trên sông Xêxan và nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên.

* Nhóm 4, 8: Dựa vào kênh chữ và hiểu biết của mình cho biết:

– Hoạt động dịch vụ ở Tây Nguyên phát triển như thế nào?

– Quan sát hình 29.4: Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ ở Tây Nguyên

– Cho biết phương hướng phát triển của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển ở Tây Nguyên ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp; nhóm HS  khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế của vùng ( 10 phút)

a) Mục đích:

Xác định và nhận biết được vai trò của các trung tâm kinh tế lớn của vùng             

b) Nội dung:

– Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

Nội dung chính:

V. Các trung tâm kinh tế

– Các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt là 3 trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.

– Xác định vị trí của các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt. HS xác định trên lược đồ.

– Những quốc lộ nối các thành phố này với thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển Duyên hải Nam Trung Bộ: QL 19, 24, 25, 26, 20, Đường HCM.

– Chức năng của 3 trung tâm kinh tế vùng: HS dựa vào SGK/ 111.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:

– Dựa vào hình 29.2, hãy xác định vị trí của các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt.

– Những quốc lộ nối các thành phố này với thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Cho biết chức năng của 3 trung tâm kinh tế vùng.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Đại diện các cặp đôi trình bày, HS khác bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

– Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án theo kiến thức đã học.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời câu hỏi sau:

Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Tây Nguyên. 

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hãy đóng vai “ Đại sứ du lịch Việt Nam” và viết 1 đoạn thông tin trình bày hiểu biết của em về dự án du lịch “ Con đường xanh Tây Nguyên”

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Leave a Comment