Giáo án bài Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 19 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV.   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức – Nắm …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

19 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV.

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Nắm được văn hóa Đại Việt thế kỉ XI đến thế kỉ XV

– Trình bày được tình hình tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật nước ta từ thế kỉ XI – XV.

2. Năng lực

– Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, lược đồ.

– Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.

– Năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm.

– Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kỹ năng phân tích, tổng hợp.

– Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

3. Phẩm chất.

– Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua các tác phẩm văn học, giá trị nghệ thuật, kiến trúc …

– Bồi dưỡng niềm tự hào, ý thức bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 – SGK, SGV và các tư liệu có liên quan.

– Tranh ảnh tư liệu về các trận quyết chiến của dân tộc.

2. Chuẩn bị của học sinh:

– SGK, các tài liệu tham khảo có liên quan.

– Tìm hiểu tư liệu về những thành tựu văn hóa Đại Việt.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY – HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:

Với việc tổ chức cho học sinh tham gia trò " Ô cửa bí mật" để tìm hiểu về một số thành tựu văn hóa của nước ta thế kỉ X- XV. Học sinh biết được những thành tựu trên một số lĩnh vực. Nhưng các em chưa thể biết hết được những thành tựu của nền văn minh Đại Việt. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.

b. Nội dung

– Giáo viên tổ chức trò chơi " Ô chữ bí mật"

+ Đua thuyền ở Phú Yên

+ Chùa Một cột

+ Thầy chu Văn An

+ Rối nước thời Lý

+ Trạng nguyên Nguyễn Hiền

+ Đàn ca bài chòi.

HS hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm:

Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.

Từ sau ngày giành độc lập, trải qua gần 6 thế kỷ lao động và chiến đấu nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hoá đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thấy được những thành tựu văn hoá, nhân dân ta xây dựng được từ thế kỷ X – XV, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tình hình tư tưởng, tôn giáo

a. Mục tiêu

– Những nét chính về sự phát triển của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo ở nước ta từ thế kỉ X-XV.

– Nét nổi bật trong đời sống tư tưởng, tôn giáo của Đại Việt thế kỉ X- XV.

b. Nội dung.

 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, đọc thông tin mục I, sgk thực hiện các nhiệm vụ

– Sự phát triển của tôn giáo nước ta từ thế kỉ X- XV.

– Nét nổi bật trong đời sống tư tưởng, tôn giáo nước Đại Việt.

Học sinh hoạt đông cặp đôi và hoàn thành vào phiếu học tập.

Nội dung/Tôn giáo           Phật giáo             Nho giáo              Đạo giáo

c. Sản phẩm.

Nội dung/

Tôn giáo               Phật giáo             Nho giáo              Đạo giáo

Bối cảnh lịch sử Đất nước độc lâp, thống nhất tạo điều kiện cho sự phát triển tôn giáo

Nhà Lí- Trần        – Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sư sãi đông.

– Các nhà sư được trọng dụng     – Nho giáo:

+ Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.    – Tuy không phổ cập nhưng hòa nhập với các tín ngưỡng dân gian;

-Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ thứ 2

 

Nhà Lê sơ            Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân.

 

                + Thời Lê sơ Nho giáo được nâng lên thành quốc giáo

+ Vai trò của Nho giáo

    Là chỗ dựa của giai cấp thống trị

    Chi phối nội dung giáo dục và thi cử

   Ổn định trật tự xã hội phong kiến

                Bị suy dần, số người theo Đạo giáo giảm bớt

 

Nét độc đáo       – Hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” – “Tam giáo đồng quy” (Ba tôn giáo lớn Nho – Phật – Đạo cùng được thờ trong một không gian chung.)

 

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

Hoạt động 2: Giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học kĩ thuật

             a. Mục tiêu: Những thành tựu của giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật từ thế kỉ

              XI-XV.

b. Nội dung

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II sgk, thảo luận theo nhóm

– Nhóm 1: Tìm hiểu những thành tựu về giáo dục nước ta. Vai trò của giáo dục.

– Nhóm 2: Tìm hiểu những thành tựu văn học Đại Việt.

– Nhóm 3: Tìm hiểu thành tựu về kiến trúc, nghệ thuật.

– Nhóm 4: Thành tựu về khoa học kĩ thuật.

Các nhóm thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập

Nội dung              Thành tựu

 

               

Sau thời gian thảo luận 5 phút, đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình và hoàn thành bảng thống kê chung.

 

c. Sản phẩm.

Nội dung              Thành tựu           Tác dụng

Giáo dục              – Thời bắc thuộc giáo dục không được quan tâm, khi đất nước độc lập giáo dục có điều kiện phát triển

– Nhà Lí:

+ Năm 1070 xây dựng Văn Miếu

+ Năm 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên trong cả nước

Tõ ®ã gi¸o dôc ®­îc t«n vinh, quan t©m ph¸t triÓn.

–  Nhà Trần qui định 7 năm thi một lần

– Nhà Lê sơ :

+ Qui định 3 năm thi một lần, người đỗ đầu là Tiến sĩ

+ Năm 1484 cho dựng bia tiến sĩ trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám.               Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, song không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

 

 

Văn học                – Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ.

– Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển

– Đặc điểm:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.             – Ghi nhận những chiến công lừng lãy của dân tộc.

– Hòa khí Đông A

Nghệ thuật         – Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.

– Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long.

– Điêu khắc: Gồm những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.

– Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.       

Khoa học kĩ thuật             Khoa học kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Sử học, Địa lí, Y học, Quân sự…      

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

3. Hoạt động luyện tập

a Mục tiêu: Củng cố hệ thống hóa , hoàn thiện kiến thức mới mà HS được lĩnh hội  kiến thức về: Tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học ,nghệ thuật-KHKT từ thế kỉ X-XV

b. Nội dung

– Tóm tắt sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo của nhân dân ta từ thế kỉ X-XV?

– Thống kê các thành tựu khoa học- kĩ thuật từ thế kỉ X-XV?

c. Sản phẩm:

– Tình hình tôn giáo

+ Từ TK X:  Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

+ Từ TK XI- XIV:

Nho giáo đã dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử song không phổ biến trong nhân dân.

Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong giai cấp thống trị và nhân dân (chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sư sãi đông).

– Thành tựu về khoa học kĩ thuật.

Lĩnh vực               Thành tựu

Sử học  Đại việt sử kí (Lê Văn Hưu)..

Địa lí       Dư Địa Chí ( Nguyễn Trãi)

Quân sự               Binh Thư Yếu lược

Toán học              Đại Thành Toán Pháp

Kĩ thuật                Súng, thuyền chiến

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

4. Hoạt động vận dụng

a .Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

Từ những thành tựu văn hóa của Đại Việt từ thế kỉ X – XV, học sinh  rút ra bài học phải giữ gìn và phát triển  văn hóa dân tộc như thế nào?

Tình hình Phật giáo trong đời sống tinh thần của nước ta hiện nay

b. Phương thức

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.

Câu hỏi 1: Từ những thành tựu văn hóa của dân tộc, em hãy rút ra bài học phải giữ gìn văn hóa dân tộc như thế nào.

Câu hỏi 2: Vị trí của Phật giáo trong bối cảnh đất nước ta ngày nay?

c. Sản phẩm

Câu 1: Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia.

Trước xu thế toàn cầu của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình chúng ta phải bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng.

Câu 2: Vị trí của Phật giáo trong bối cảnh ngày nay

Cho đến nay Phật giáo vẫn tiếp tục phát huy giá trị tốt đẹp cao cả của mình trong nhiều mặt của đời sống. Sớm khẳng định để trở thành tôn giáo của Việt Nam, một bộ phận trong đời sống văn hóa xã hội

Để phát huy tốt hơn nữa vai trò và vị thế của Phật giáo ở Việt Nam đối với dân tộc trong bối cảnh hiện nay cần phải có sự quan tâm nhiều hơn.

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

– Đọc trước nội dung bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI- XVIII.Tìm hiểu về nhà Mạc, chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

Leave a Comment