Kéo xuống để xem hoặc tải về!
toán
xem giờ đúng trên đồng hồ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
– Đọc được giờ đúng trên đồng hồ.
2. Phát triển năng lực:
– Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 2, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tậpvề cách xem đồng hồ học sinh cócơ hội phát triển năng lực giao tiếp toánhọc.
– Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi trả lời cho bài toán.
II. Đồ dùng dạy – học: Mô hình đồng hồ, hoặc đồng hồ thật.Tranh vẽ đồng hồ đúng.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Khởi động:
– Hát bài hát: Đồng hồ báo thức
– Bài hát nói về cái gì? Đồng hồ dùng để làm gì?
– Chúng ta xem giờ để làm gì?
– Thời gian có cần thiết đối với con người không?
– GVNX, giáo dục HS biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1- Giớithiệubài(linhhoạt qua Tròchơi)
2. Khám phá:
– GV hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
+ Em thức dậy vào mỗi buổi sáng lúc mấy giờ?
+ Bố mẹ đưa em đi học lúc mấy giờ?
+ Em tan học lúc mấy giờ?
– GV nhận xét, kết luận.
– GV cho HS giới thiệu chiếc đồng hồ. Và hỏi:
+ Mặt đồng hồ có bao nhiêu số? Từ số bao nhiêu đến số bao nhiêu?
+ Trên mặt đồng hồ ngoài các số còn xuất hiện gì?
– GV nhận xét, giới thiệu về kim dài, kim ngắn: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
– Yêu cầu HS quan sát đồng hồ trong SHS (phần khám phá) và giới thiệu “Đồng hồ báo thức lúc 6 giờ.”
– GV sử dụng thêm mô hình quay đúng 6 giờ.
3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập
Bài 1:
– Gọi HS đọc yêu cầu BT.
– Quan sát tranh thảo luận nhóm đôi để TLCH
+ Bạn làm gì?
+ Bạn làm việc đó lúc mấy giờ?
– Gọi một số nhóm trả lời
– Yêu cầu các HS khác nghe và nhận xét.
– GV nhận xét và tuyên dương.
– Yêu cầu HS đọc giờ đúng trên bức tranh.
Bài 2:
– Gọi HS đọc yêu cầu BT.
– Quan sát tranh để TLCH: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
– Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc giờ đúng ở mỗi chiếc đồng hồ.
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
– Gọi HS đọc YC bài tập.
– Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung bức tranh.
– Chiếc đồng hồ bạn Mai cầm có gì đặc biệt?
– Vậy lời của Nam nói có đúng?
– Bạn Rô-bốt đã nói chiếc đồng hồ chỉ mấy giờ?
– Theo em, bạn Rô-bốt nói đúng hay sai?
+ Yêu cầu HS thảo luận theo N2/1’.
+ Yêu cầu đại diện nhóm trả lời.
+ Gọi nhóm khác nhận xét.
+ GV nhận xét, kết luận:
4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
– Tròchơi: Quay đồng hồ nhanh và đúng.
– Cách chơi: GV đọc giờ đúng, HS lấy đồng hồ trong bộ đồ dùng để quay cho đúng giờ GV đọc.
– GV tổ chức trò chơi.
– HSNX – GV kếtluận .
– NX chung giờ học- dặn dò về nhà ôn lại cách xem giờ đúng.
– Xem bài giờ sau.
TOÁN
XEM GIỜ ĐÚNG TRÊN ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
– Đọc được giờ đúng trên đồng hồ.
2. Phát triển năng lực:
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 2, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua tròchơi, việc thực hành giải quyết các bài tậpvề cách xem đồng hồ học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
– Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi trả lời cho bài toán.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mô hình đồng hồ, hoặc đồng hồ thật.Tranh vẽ đồng hồ đúng.
HS: Đồdùnghọctoán 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Khởi động: Tròchơi – Bắntên
– Trả lời đồng hồ đúng khi được gọi đến tên mình.
– GVNX
2. Hoạtđộng2: Hình thành kiến thức mới
1- Giớithiệubài(linhhoạt qua Tròchơi)
2. Luyện tập:
Bài 1:
– GV nêubàitoánnhư SGK.
– Yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi theo nhóm đôi:
+ Bạn đang làm gì?
+ Chiếc đồng hồ mỗi bạn đang cầm chỉ mấy giờ?
– Yêu cầu HS đọc lại hai câu hỏi trong bài
– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
– HS nghe và nhận xét.
– Yêu cầu HS đọc giờ đúng trên bức tranh.
Bài 2:
– Gọi HS đọc yêu cầu BT.
– Quan sát tranh và mô tả về các con vật trong mỗi bức tranh.
– Yêu cầu HS nối tiếp nhau trả lời đúng giờ ngủ của mỗi con vật.
– Yêu cầu các HS khác nghe và nhận xét.
– GV nhận xét và tuyên dương.
– GV hỏi thêm:
+ Con vật nào đi ngủ muộn nhất?
+ Em thường đi ngủ lúc mấy giờ?
+ Chúng ta nên đi ngủ lúc mấy giờ?
– Yêu cầu HS đọc giờ đúng trên bức tranh.
Bài 3:
– Gọi HS đọc yêu cầu BT.
– Tròchơi: Đi công viên
– Cách chơi: HS đi chơi công viên và cùng nhau xem thời gian để xem được các tiết mục có trong công viên.
*Ví dụ: Khi GV đọc tiết mục: Ảo thuật, thì HS lấy đồng hồ ở bộ đồ dùng của mình xoay đúng giờ. Sau đó yêu cầu HS đọc giờ.
– GV tổ chức trò chơi.
– HSNX – GV kếtluận .
3. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
– Tròchơi: Quay đồng hồ nhanh và đúng.
– Cách chơi: GV đọc giờ đúng, HS lấy đồng hồ trong bộ đồ dùng để quay cho đúng giờ GV đọc..
– GV tổ chức trò chơi.
– HSNX – GV kết luận .
– NX chung giờ học- dặn dò về nhà ôn lại cách xem giờ đúng.
– Xem bài giờ sau.