Kéo xuống để xem hoặc tải về!
MÔN: TOÁN
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI 4: xếp hình
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
– Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
– Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
– Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
– Tư duy và lập luận toán học: Nêu được lí do và giải thích được cách thức xếp hình.
– Giao tiếp toán học: Trình bày, mô tả hình lắp ghép tự tin, dễ hiểu.
– Mô hình hoá toán học: Lắp ghép được các hình theo yêu cầu.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
– Ppt: tranh ảnh minh họa, bộ xếp hình
– Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi…(tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
– HS: bộ xếp hình Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới
1.2. Cách thực hiện
– GV mở bài hát: Em vẽ hình vui
– Yêu cầu HS lấy bộ xếp hình
– HS tự do sắp xếp theo ý thích trên điệu nhạc
– GV khen những hình HS xếp. Hôm nay chúng ta tiếp tục được tự do sáng tạo. Dẫn vào bài Xếp hình
– HS lắng nghe
– HS thực hiện
– HS xếp hình
2. Khám phá 1: Giới thiệu bộ xếp hình (cá nhân – 5 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh biết sử dụng bộ xếp hình Toán
2.2. Cách thực hiện
– Giới thiệu bộ xếp hình
– Hãy gọi tên các hình?
– Có mấy hình vuông và mấy hình tam giác?
– Nêu màu sắc của hình?
– Cam. Xanh, đỏ, tím….
2. Khám phá 2: Thực hành lắp ghép (nhóm- 25 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh biết lắp ghep hình từ hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác
2.2 Cách thực hiện
Bài 1 a) GV chia nhóm 4
– Yêu cầu HS chỉ được dùng hình vuông và 2 hình tam giác nhỏ để tự do xếp hình
– Các nhóm mô tả trước lớp
– GV nhận xét và khen HS sáng tạo, mô tả tự tin, lôi cuốn.
–
Bài 1 b) GV chia nhóm 6
– Yêu cầu xếp hình giống như hình chữ nhật và hình tam giác ở câu a
– Yêu cầu phân loại hình
Các hình chữ nhật giống nhau, các hình tam giác cũng vậy. Chúng chỉ khác nhau về vị trí.
Bài tập 2:
– GV kể một câu chuyện có liên quan đến ngôi nhà và thiên nga có mở đầu nhưng chưa có kết thúc.
– GV chia nhóm đôi
– Khuyến khích các nhóm tưởng tưởng tiếp câu chuyện để kể và lên mô tả trước lớp.
GV tuyên dương nhóm kể hay, tự tin, mô tả đúng.
Tích hợp TNXH: Thiên nga là chim đẹp. Chúng ta cần bảo vệ thiên nga.
– HS làm nhóm đôi ( 1 bạn xép nhà, 1 bạn xếp thiên nga)
– Các nhóm trình bày câu chuyện nhà và thiên nga, mô tả đầu, đuôi thiên nga là hình tam giác, mái ngói hình tam giác, cửa hình chữ nhât…..
– HS nhận xét
4. Củng cố (hoạt động cá nhân – 5 phút)
4.1. Mục tiêu: HS sáng tạo thẫm mĩ quang
4.2. Cách thực hiện Hướng dẫn HS xếp hình theo mẫu hoặc tự do sáng tạo. – HS làm ở nhà