Giaó án địa 7 theo CV 5512 phát triển năng lực trọn bộ cả năm

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 6 Môi trường nhiệt đới I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : – Trình bày và giải thích được ở mức độ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

6 Môi trường nhiệt đới

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới.

– So sánh đặc điểm của môi trường nhiệt đới và môi trường xích đạo ẩm.

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên bản đồ.

– Năng lực tìm hiểu địa lí:

 + Đọc các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới.

+ Quan sát tranh ảnh và nhận xét các cảnh quan ở môi trường nhiệt đới.

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

– Trách nhiệm: bảo vệ nguồn tài nguyên, khí hậu, bảo vệ môi trường.

– Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Bản đồ khí hậu thế giới;

– Hình 6.1 và 6.2  phóng to;

– Ảnh xa van ,trảng cỏ nhiệt đới.

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1:  GV giao nhiệm vụ cho HS: Đới nóng phân bố ở đâu, có đặc điểm gì ? Kể tên các kiểu  môi trường ở đới nóng .

– Nêu đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm?

Bước 2: Hs suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới (20 phút)

a) Mục đích:

– Trình bày được đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới.

– So sánh đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới với môi trường xích đạo ẩm.

b) Nội dung:

– Học sinh phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa hình 6.1, 6.2 kết hợp khai thác nội dung văn bản sgk trang 20 để trả lời các câu hỏi.

       Nội dung chính

1.Khí hậu :

– Nằm từ vĩ tuyến 50C đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

– Đặc điểm: nóng (trên 200C ) và lượng mưa tập trung vào một mùa (từ 500 mm đến 1500mm).

– Càng về gần hai chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn. 

c) Sản phẩm:

– Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên và hoàn thành PHT.

Yếu tố         Ma-la-can ( 90 B ) Gia –mê- na ( 120 B )

Nhiệt độ cao nhất

Nhiệt độ thấp nhất

Biên độ nhiệt độ

Lượng mưa cả năm

Các tháng có mưa

Tháng khô hạn     290C

260C

30C

860 mm

Tháng 3 – 11

Tháng 12,1,2        32.50C

22.50C

100C

620 mm

Tháng 4 – 10

Tháng 11,12,1,2,3

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới

– Xác định vị trí Malacan và Gia mêna .

– Quan sát hình 6.1 nhận xét về sự phânbố nhiệt độ và lượng mưa của Malacan và Giamêna. Điền thông tin vào bảng

Yếu tố         Ma-la-can ( 90 B ) Gia –mê- na ( 120 B )

Nhiệt độ cao nhất

Nhiệt độ thấp nhất

Biên độ nhiệt độ

Lượng mưa cả năm

Các tháng có mưa

Tháng khô hạn              

+ Nhóm 1,2: Malacan .

+ Nhóm 3,4: Gia mêna .

– Chế độ nhiệt và lượng mưa hai địa điểm này khác nhau như thế nào ?

– Từ phân tích trên nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới .

– So sánh với môi trường Xích đạo ẩm . 

Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận.

Bước 3:Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét .

Bước 4: GV Chuẩn xác kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường (15 phút)

a) Mục đích:

– Trình bày được các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới.

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 21 kết hợp quan sát hình 6.3 và 6.4 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

       Nội dung chính

2. Các đặc điểm khác của môi trường

– Đất đai: đất feralit đỏ vàng của miền nhiệt đới rất dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không được cây cối che phủ và canh tác hợp lý .

– Sông ngòi: Sông ngòi nhiệt đới có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.

– Thực vật: Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến (từ rừng thưa sang đồng cỏ cao nhiệt đới, cuối cùng là vùng cỏ thưa thớt và cây bụi).

– Động vật: khá phong phú về số loài (thú ăn cỏ lớn và thú ăn thịt)

– Hđ sản xuất và con người: Ở vùng nhiệt đới có thể trồng được nhiều cây lương thực và cây công nghiệp. Đây là một trong những khu vực đông dân của thế giới.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên. Hoàn thành đúng luật trò chơi.

⮚      1 năm ở môi trường nhiệt đới có 2 mùa >>> đúng

⮚      Mùa mưa, sinh vật phát triển mạnh >>> đúng

⮚      Mùa mưa, nước sông dâng cao >>> đúng

⮚      Loại đất chính ở đây là đất phù sa >>> sai

⮚      Đất feralit có chứa nhiều sắt nên có màu xám >>> sai

⮚      Môi trường nhiệt đới, đất đai dễ bị xói mòn >>> đúng

⮚      Rừng ở đây được bảo tồn tốt >>> sai

⮚      Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến. Càng về chí tuyến càng phát triển mạnh >>> sai

⮚      Xavan là cảnh quan tiêu biểu của môi trường này >>> đúng

⮚      Đây là môi trường có ít dân >>> sai

⮚      Môi trường này thích hợp cho phát triển cây lương thực và cây CN>>>đúng

⮚      Việt Nam nằm trong môi trường này >>> sai

⮚      Tài nguyên suy giảm nhanh là do dân số quá đông >>> đúng

⮚      Hoang mạc hóa đang diễn ra nhưng ko đáng kể ở đây >>> sai

d) Cách thực hiện:

– Bước 1: GV giới thiệu trò chơi “ĐẤU TRƯỜNG SÔI ĐỘNG”

+ HS có 3 phút đọc SGK, gạch chân ý chính, suy nghĩ các câu hỏi tại sao.

+ Trò chơi đúng – sai theo hình thức giơ tay. Nếu cho rằng là đúng thì giơ – nếu cho là sai thì không giơ tay.

+ Nếu đúng được tham gia tiếp

+ Nếu sai ra các vị trí được bố trí sẵn làm quan sát viên

+ Các câu hỏi xoay quanh nội dung bài học

+ 3s cho suy nghĩ và giơ tay, chạm trễ là bị loại

– Bước 2: GV thực hiện trò chơi, đọc câu hỏi, có thể mở chút nhạc cho hào hứng nhưng mở nhỏ

⮚      1 năm ở môi trường nhiệt đới có 2 mùa

⮚      Mùa mưa, sinh vật phát triển mạnh

⮚      Mùa mưa, nước sông dâng cao

⮚      Loại đất chính ở đây là đất phù sa

⮚      Đất feralit có chứa nhiều sắt nên có màu xám

⮚      Môi trường nhiệt đới, đất đai dễ bị xói mòn

⮚      Rừng ở đây được bảo tồn tốt

⮚      Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến. Càng về chí tuyến càng phát triển mạnh

⮚      Xavan là cảnh quan tiêu biểu của môi trường này

⮚      Đây là môi trường có ít dân

⮚      Môi trường này thích hợp cho phát triển cây lương thực và cây CN

⮚      Việt Nam nằm trong môi trường này

⮚      Tài nguyên suy giảm nhanh là do dân số quá đông

⮚      Hoang mạc hóa đang diễn ra nhưng ko đáng kể ở đây

– Bước 3: GV khen ngợi các HS xuất sắc.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

– Củng cố lại nội dung bài học.

b) Nội dung:

– Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm:

– Học sinh hoàn thành bài tập được giao.

 

d) Cách thực hiện:

– Bước 1: GV cho HS các từ khóa, yêu cầu HS sắp xếp, nối lại thành sơ đồ hoàn chỉnh, thể hiện các mối quan hệ nhân quả.

 

– Bước 2: HS làm việc trong 2 phút, GV theo dõi, động viên, hỗ trợ nếu cần

– Bước 3: GV mời 2 HS ngẫu nhiên cùng lên gắn lên bảng từ và dùng mũi tên nối lại.

– Bước 4: GV và HS cùng nhận xét, điều chỉnh để hoàn thiện sơ đồ. HS vẽ vào vở. GV chốt kiến thức. HS có thể nối thêm nhiều mũi tên càng tốt.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích:

– Vận dụng kiến thức đã học.

b) Nội dung:

– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.

– Khô hạn kéo dài, hiện tượng hoang mạc hóa, tài nguyên suy giảm…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Hiện nay vấn đề nào đang được quan tâm ở MTNĐ ?

Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.

7 Môi trường nhiệt đới gió mùa

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa.

– Phân tích được mối quan hệ giữa con người  với tài nguyên môi trường ở môi trường nhiệt đới gió mùa.

– Phân tích được mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan thiên nhiên trong môi trường nhiệt đới gió mùa.

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được những khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á.

– Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích, nhận xét biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và Mumbai.

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

– Trách nhiệm: ứng phó với biến đổi khí hậu, tôn trọng quy luật tự nhiên.

– Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Bản đồ khí hậu châu Á;

– Tranh ảnh về cảnh quan môi trường nhiệt đới gió mùa;

– Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Hs ghi ra giấy được các đặc điểm của rừng nhiệt đới ẩm.

d) Cách thực hiện:

– Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh. Học sinh quan sát và nêu ra những đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới ẩm.

 

– Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân và đưa ra đáp án của mình.

– Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa (20 phút)

a) Mục đích:

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa.

– Phân tích được mối quan hệ giữa con người  với tài nguyên môi trường ở môi trường nhiệt đới gió mùa.

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang  kết hợp quan sát hình  để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

       Nội dung chính

1. Khí hậu

– Môi trường nhiệt đới gió mùa điển hình ở Nam Á và Đông Nam Á.

– Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào ở Nam Á và Đông Nam Á có hướng Tây Nam. Loại gió này mang theo nhiều hơi ẩm, gây mưa lớn.

– Gió mùa mùa đông thổi từ lục địa thổi đến Nam Á và Đông Nam Á có hướng Đông Bắc. Loại gió này mang theo không khí lạnh khô.

– Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đó là: Có nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường.

+ Nhiệt độ trung bình 200C

+ Lượng mưa trung bình 1000mm/năm. Có nơi mưa nhiều hơn tùy thuộc vị trí gần hay xa biển, đón gió hay khuất gió.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

Địa điểm/Tiêu chí Hà Nội (210B)      Mum – bai (190B)

Nhiệt độ cao nhất/tháng  300C/T6     300C/T4

Nhiệt độ thấp nhất/tháng 180C/T1     230C/T12

Biên độ nhiệt        120C 70C

Các tháng mưa trên 100mm     T5 – T10    T6 – T9

Các tháng khô hạn và ít mưa    T11 – T4    T10 – T5

Diễn biến nhiệt độ của Hà Nội và Mum – bai trong năm có gì khác nhau.   Hà nội có mùa đông lạnh, mùa đông mưa nhiều hơn ở Mum-bai

Mum-bai nóng quanh năm

Nêu đặc điểm chung nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.         Nhiệt độ trung bình >200C

Lượng mưa trên 1500mm

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giáo viên đưa bản đồ khí hậu châu Á lên. Yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ khu vực hoạt động của gió mùa và xác định vị trí của Việt Nam trong lược đồ.

Giáo viên treo 2 lược đồ 2 mùa gió ở Nam Á và Đông Nam Á, gợi ý để học sinh trả lời và chỉ dẫn trên lược đồ hướng gió ở 2 khu vực và giải thích vì sao có sự chênh lệch lượng mưa rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.

Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ: thảo luận nhóm

Nhóm lẻ: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội – đại diện cho Đông Nam Á

Nhóm chẵn: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mumbai – đại diện cho Nam Á

Quan sát biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và Mumbai. Hoàn thành phiếu học tập.

Địa điểm/Tiêu chí Hà Nội (210B)      Mum – bai (190B)

Nhiệt độ cao nhất/tháng          

Nhiệt độ thấp nhất/tháng         

Biên độ nhiệt                 

Các tháng mưa trên 100mm              

Các tháng khô hạn và ít mưa             

Diễn biến nhiệt độ của Hà Nội và Mum – bai trong năm có gì khác nhau.  

 

Nêu đặc điểm chung nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.        

– Bước 3: Giáo viên cho các nhóm báo cáo vòng tròn theo từng ý đã nêu trong phiếu học tập.

– Bước 4: Giáo viên chốt nội dung.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới gió mùa (15 phút)

a) Mục đích:

– Học sinh trình bày được sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, thảm thực vật, cây trồng của môi trường nhiệt đới gió mùa.

– Giải thích được vì sao cảnh sắc thiên nhiên trong môi trường thay đổi trong năm.

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 24, 25 kết hợp quan sát hình 7.5, 7.6 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

       Nội dung chính

2. Các đặc điểm khác của môi trường.

– Đây là môi trường đa dạng và phong phú của đới nóng.

– Nhịp điệu mùa ảnh lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và con người trong khu vực.

– Đây là vùng thích hợp để trồng cây lương thực (lúa gạo) và cây công nghiệp.

– Là nơi sớm tập trung đông dân nhất Thế giới.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

– Hs hoàn thành phiếu học tập

Hãy điền tên các thảm thực vật tương ứng với các điều kiện khí hậu trong môi trường nhiệt đới gió mùa.

  

 

Vì sao môi trường nhiệt đới có nhiều dân cư sinh sống nhất thế giới.

Khí hậu thuận lợi, đất đai phù hợp trồng lúa nước và các loại cây công nghiệp.

d) Cách thực hiện:

– Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thông tin sau và phát phiếu học tập để mỗi cá nhân trong lớp hoàn thành.

Đọc đoạn thông tin sau:

“Môi trường nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Mưa nhiều vào mùa gió thổi từ biển vào lục địa và mưa ít vào mùa gió thổi từ lục địa ra đại dương. Tuy lượng mưa vào mùa khô ít nhưng vẫn đủ ẩm để tạo nên thảm thực vật đa dạng và phong phú với nhiều tầng. Môi trường nhiệt đới gió mùa thích hợp trồng các cây trồng nhiệt đới như lúa nước, cao su, cà phê. Tuy nhiên, môi trường nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, gây ảnh hưởng tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người”

– Bước 2: Học sinh có 5 phút để hoàn thành phiếu học tập

Hãy điền tên các thảm thực vật tương ứng với các điều kiện khí hậu trong môi trường nhiệt đới gió mùa.

 

Vì sao môi trường nhiệt đới có nhiều dân cư sinh sống nhất thế giới.

ước 3: Giáo viên kiểm tra và cho học sinh 2 phút để trao đổi trong nhóm hoàn thành phiếu học tập của mình.

Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức và chuẩn lại nội dung.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

– Củng cố lại nội dung bài học.

b) Nội dung:

– Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát các bức tranh về cảnh quan của môi trường nhiệt đới và tìm các thẻ từ khóa ở dưới ghép với bức tranh.

Bước 2: HS tham gia hoạt động

Bước 3: HS giới thiệu nhanh nội dung các bức tranh, liên hệ với địa phương trong sản xuất nông nghiệp, thời tiết, thiên tai

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích:

– Vận dụng kiến thức đã học.

b) Nội dung:

– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Sưu tầm tài liệu, ảnh chụp, tranh vẽ về thiên nhiên MTNĐGM

Bước 2: HS về nhà sưu tầm, tiết sau trình bày.

8 Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Trình bày được đặc điểm chung của dân số các nước thuộc môi trường thuộc đới nóng.

– Đánh giá được nguyên nhân, hậu quả của việc dân số tăng nhanh.

– Xây dựng sơ đồ kiến thức về dân số và tác động

– Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích hình ảnh, khai thác văn bản địa lí.

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

– Chăm chỉ: tích cực, chăm chỉ trong các hoạt động học.

– Trách nhiệm: bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Bản đồ phân bố dân cư ở đới nóng.

– Tư liệu bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh kể tên các quốc gia đông dân trên thế giới.

+ Trung Quốc, Ấn Độ,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Kể tên các quốc gia đông dân trên thế giới mà em biết?

Bước 2: Hs suy nghĩ trả lời.

Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài mới.

Trên thế giới có rất nhiều nước đông dân, trên 100 triệu, thậm chí cả tỉ người, trong đó có không ít nước thuộc đới nóng. Điều này thực sự đã gây nên nhiều sức ép đến kinh tế – xã hội – tài nguyên và môi trường ở mỗi quốc gia. Vậy thực trạng vấn đề đó như thế nào? Giải pháp ra sao, mời các em đến với các tiểu phẩm của các nhóm.”

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số đới nóng (15 phút)

a) Mục đích:

– Trình bày được đặc điểm chung của dân số các nước thuộc môi trường thuộc đới nóng.

– Đánh giá được nguyên nhân, hậu quả của việc dân số tăng nhanh.

– Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 33 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

       Nội dung chính

1 . Dân số :

– Chiếm gần 50 % dân số thế giới .

– Tập trung đông : Đông Nam Á , Nam Á , Tây Phi ….

– Bùng nổ dân số gay khó khăn cho phát triển kinh tế và đời sống .

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

+ Đông NamÁ, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin.

+ Tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng, môi trường, rừng, biển bị xuống cấp, tác động xấu đến nhiều mặt…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– GV cho HS quan sát lược đồ và cho biết dân cư ở đới nóng sống tập trung ở những khu vực  nào ?

– Dân số đới nóng chiếm gần 50% dân số thế giới nhưng chỉ tập trung sinh sống ở 4 khu vực đó, thì sẽ có tác động gì đến nguồn tài nguyên và môi trường ở những nơi đó ?

– GV cho HS quan sát biểu đồ 1.4 và cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng như thế nào ?

-Trong khi tài nguyên môi trường đang bị xuống cấp thì sự bùng nổ dân số ở đới nóng có tác động như thế nào ?

Bước 2: Hs suy nghĩ, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Hs trình bày trước lớp, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv chuẩn xác. (Tích hợp giáo dục môi trường)

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sức ép của của dân số tới tài nguyên, môi trường (20 phút)

a) Mục đích:

– Xây dựng sơ đồ kiến thức về dân số và tác động

– Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 33, 34 kết hợp quan sát hình 10.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

       Nội dung chính

2 . Sức ép của của dân số tới tài nguyên , môi trường :

– Dân số tăng nhanh làm cho đời sống khó cải thiện, làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt do khai thác quá mức, làm cho môi trường bị tàn phá .

– Cần phải :

+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số .

+  Tăng cường phát triển kinh tế , nâng cao đời sống nhân dân

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

+ Sản lượng lương thực 1975 – 1990 tăng từ 100% lên hơn 110% .Tăng dân số tự nhiên 1975 – 1990 từ 100% lên gần 160% .

=> Cả hai đều tăng, nhưng lương thực không tăng kịp với đà gia tăng dân số.

+ Do dân số tăng nhanh hơn là tăng lương thực.

+ Giảm tốc độ gia tăng dân số, nâng mức tăng lương thực lên.

+ Dân số : tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người .

+ Diện tích rừng : giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha

=> dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm, do : cất nhà, xd thêm đường giao thông, bệnh viện, trường học …

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Yêu cầu cá nhân hs quan sát hình 10.1,gv  giải thích các kí hiệu .

– Biểu đồ bình quân lương thực đầu người : giảm từ 100% xuống còn 80% . Nêu nguyên nhân giảm ?

– Biện pháp để tăng bình quân lương thực đầu người lên là gì?

– Yêu cầu hs hoạt động theo cặp, cho HS phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á năm 1980 – 1990) và nhận xét.

Bước 2: HS suy nghĩ.

Bước 3: Hs trình bày, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV chốt kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

– Củng cố lại nội dung bài học.

b) Nội dung:

– Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách cần tiến hành ngay ở các nước nhiệt đới nóng? Biện pháp?

Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích:

– Vận dụng kiến thức đã học.

b) Nội dung:

– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.

– Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy giảm nhanh chóng…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Sức ép của dân số đông làm cho tài nguyên thiên nhiên như thế nào? Các tác động tiêu cực của dân số đến môi trường?

Bước 2: Hs suy nghĩ trả lời.

Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

9 Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Trình bày được đặc điểm khí hậu Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.

– Biết đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+  Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường .

– Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí , biểu đồ nhiệt độ lượng mưa .

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

– Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm

– Chăm chỉ:

 Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Các biểu đồ SGK phóng to.;

– Tranh ảnh về các môi trường.

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Cho biết nguyên nhân làn sóng di dân ở đới nóng ?

– Đô thị hoá ở đới nóng có đặc điểm gì ? Đã để lại những hậu quả gì ?

Bước 2: Hs suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Gv chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Phân tích hình ảnh để tìm hiểu các môi trường (15 phút)

a) Mục đích:

– Mô tả được các quang cảnh địa lí.

b) Nội dung:

– Học sinh quan sát hình A, B, C sgk trang 39 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

       Nội dung chính

Câu 1

+ Ảnh A:

– Cảnh sa mạc cát Xa-ha-ra

– Khí hậu khô nóng

– Môi trường hoang mạc nhiệt đới .

+ Ảnh B

– Cảnh đồng cỏ công viên Se-ra-gat xen cây bụi gai một số cây thân gỗ lớn.

– Khí hậu nhiệt độ cao , lượng mưa thay đổi theo mùa .

-Môi trường nhiệt đới .

+ Ảnh C

– Rừng rậm nhiều tầng Bắc Công – gô

– Khí hậu nóng ẩm , mưa nhiều quanh năm .

– Môi trường xích đạo ẩm.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

Bài tập 1:

+ Ảnh A:

– Cảnh sa mạc cát Xa-ha-ra

– Khí hậu khô nóng

– Môi trường hoang mạc nhiệt đới .

+ Ảnh B

– Cảnh đồng cỏ công viên Se-ra-gat xen cây bụi gai một số cây thân gỗ lớn.

– Khí hậu nhiệt độ cao , lượng mưa thay đổi theo mùa .

-Môi trường nhiệt đới .

+ Ảnh C

– Rừng rậm nhiều tầng Bắc Công – gô

– Khí hậu nóng ẩm , mưa nhiều quanh năm .

– Môi trường xích đạo ẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1:Giao nhiệm vụ

– Xác định ảnh chụp gì ?

– HS thảo luận nhóm

– Nội dung thảo luận:

 + Nhóm 1+2: Mô tả quang cảnh trong ảnh?

 + Nhóm 3+4: Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm của MT nào ở đới nóng?

 + Nhóm 5+6: Xác định tên của MT trong ảnh.

Bước 2: Hs thảo luận hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.

Bước 4: GV chốt kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa (20 phút)

a) Mục đích:

– Quan sát biểu tìm ra các kiểu môi trường thuộc đới nóng.

b) Nội dung:

– Học sinh quan sát biểu đồ A, B, C, D, E để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

       Nội dung chính

Bài tập 4:

+ Biểu đồ A: Có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 150C vào mùa hạ, lượng mưa trong năm thấp   Không phải là đới nóng (loại bỏ).

 + Biểu đồ B: Nóng quanh năm trên 200C và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ  Thuộc đới nóng.

 + Biểu đồ C: Nhiệt độ tháng cao nhất vào mùa hạ không quá 200, mùa đông ấm áp không xuống dưới quá 50C, mưa quanh năm  Không phải là đới nóng (loại bỏ).

 + Biểu đồ D: Có mùa đông lạnh dưới -50C  Không phải là đới nóng (loại bỏ).

 + Biểu đồ E: Có mùa hạ nóng trên 250C, mùa đông mát dưới 150C, mưa rất ít và mưa vào thu đông  Không phải là đới nóng (loại bỏ).

Kết luận: Biểu đồ B là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc môi trường đới nóng.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

Bài tập 4:

+ Biểu đồ A: Có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 150C vào mùa hạ, lượng mưa trong năm thấp   Không phải là đới nóng (loại bỏ).

+ Biểu đồ B: Nóng quanh năm trên 200C và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ  Thuộc đới nóng.

+ Biểu đồ C: Nhiệt độ tháng cao nhất vào mùa hạ không quá 200, mùa đông ấm áp không xuống dưới quá 50C, mưa quanh năm  Không phải là đới nóng (loại bỏ).

+ Biểu đồ D: Có mùa đông lạnh dưới -50C  Không phải là đới nóng (loại bỏ).

+ Biểu đồ E: Có mùa hạ nóng trên 250C, mùa đông mát dưới 150C, mưa rất ít và mưa vào thu đông  Không phải là đới nóng (loại bỏ).

Kết luận: Biểu đồ B là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc môi trường đới nóng.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Gv hướng dẫn: căn cứ vào yếu tố nhiệt độ để loại trừ sau đó xét tiếp chế độ mưa tìm ra biểu đồ thích hợp .

– Đới nóng nhiệt độ trung bình là bao nhiêu ?

– Căn cứ vào yếu tố nhiệt độ loại trừ biểu đồ nào ?

– Biểu đồ còn lại thuộc kiểu môi trường nào ?

Bước 2: Hs thảo luận hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

 ( Tích hợp giáo dục môi trường )

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

– Củng cố lại nội dung bài học.

b) Nội dung:

– Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Chia lớp ra 3 nhóm thảo luận trong 5 phút, mỗi nhóm xác định 1 ảnh, trả lời các câu hỏi:

+ Ảnh chụp gì?

+ Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm nào của môi trường đới nóng?

+ Xác định tên của môi trường trong ảnh?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích:

– Vận dụng kiến thức đã học.

b) Nội dung:

– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Quan sát hình ảnh sau thể hiện một tập tính điển hình của động vật ở châu Phi. Hãy thảo luận và cho biết đó là tập tính nào? Vì sao các loại động vật ở châu Phi lại có tập tính đó?Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Leave a Comment