Giáo án Địa Lý 11 học kì 2 theo CV 5512 năm 2021-2022 mới nhất

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file TIẾT 22. BÀI 9. NHẬT BẢN  Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế   I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

TIẾT 22. BÀI 9. NHẬT BẢN 
Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 – Biết vị trí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản. 
 – Trình bày đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế. 
 – Trình bày đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với phỏt triển kinh tế. 
 – Trình bày và giải thích sự phát triển kinh tế Nhật Bản
 – Ghi nhớ địa danh: Đảo Hôn – Su, đảo Kiu – Xiu, núi Phú Sĩ, thủ đô Tô – Ki – Ô, các TP: Cô – bê, Hi – rô – si – ma
2. Năng lực: 
 – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 – Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 – Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
 
3.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra qua việc hoàn thành bài thực hành của HS.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhớ lại và nhận biết được những nét khái quát của Nhật Bản.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi mảnh ghép, mảnh ghép lớn cuối cùng là hình ảnh về Nhật Bản. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là quốc gia nào? Em có những hiểu biết gì về quốc gia này?
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 
của Nhật Bản
a) Mục đích: HS Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản; Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế; Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Điều kiện tự nhiên
 1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
 – Là quốc gia quần đảo nằm ở Đông Á, trải dài theo hình cách cung (chiều dài = 3800 km) gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ. Thủ đô là: Tô – Ki – Ô
 + B: Biển Ô Khốt
 + Đ: Thái Bình Dương
 + N: Biển Hoa Đông. 
 + T: Biển Nhật Bản. 
 Thuận lợi: Giao lưu phát triển kinh tế 
Và phát triển kinh tế biển. 
Khó khăn: Thiên tai: Bão, lũ lụt, động đất, sóng thần… 
2. Các đặc điểm tự nhiên
 – Địa hình: Đồi núi chiếm > 80% diện tích tự nhiên (chủ yếu là núi thấp và trung bình < 3000m)
ĐB nhỏ hẹp ven biển nhưng đất tốt. 
 – Sông ngòi: Nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thuỷ điện (Trữ lượng thuỷ điện: khoảng 20 triệu KW)
 – Bờ biển: Đường bờ biển dài 29.750 km. Bờ biển bị cắt xẻ tạo thành nhiều vũng vịnh thuận lợi cho tàu thuyền trú ngụ, xây dựng hải cảng… 
Biển Nhật Bản nhiều cá. 
 – Khí hậu: Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa với lượng mưa cao (trung bình 1800mm)
khí hậu có sự thay đổi từ B – N:
 + B: khí hậu ôn đới
 + N: khí hậu cận nhiệt đới. 
 – Khoáng sản: Nghèo
 Thiên nhiên đa dạng nhưng đầy thử thách.
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản trên bản đồ?
 + Câu hỏi 2: Quan sát lược đồ, bản đồ tự nhiên Nhật Bản cho biết đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển Nhật Bản?
 + Câu hỏi 3: Dựa vào toạ độ địa lí xác định Nhật Bản nằm trong các đới khí hậu nào?
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về dân cư Nhật Bản 
a) Mục đích: HS phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế; Nhận xét các số liệu, tư liệu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Dân cư
 – Nhật Bản là nước có dân số già: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0, 1% năm 2005), tỉ lệ người già > 60t tăng nhanh
 Thiếu hụt lao động, phúc lợi xã hội tăng… 
 – Là nước đông dân, mật độ dân số cao (338 người/km2 – 2005), dân cư phân bố không đều, tỉ lệ dân thành thị cao (79% năm 2004). 
 – Người lao động cần cù, ham học, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển KT – XH. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu bảng số liệu, phân tích bảng số liệu 9. 1 rút ra nhận xét về quy mô, cơ cấu dân số Nhật Bản? Dân cư Nhật Bản có đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế?
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản
a) Mục đích: HS trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay; Nhận xét các số liệu, tư liệu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. Tình hình phát triển kinh tế
 – Sau chiến tranh thế giới 2 (1945 – 1952): Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. 
 – Giai đoạn 1955 – 1973 kinh tế phát triển với tốc độ cao, kinh tế Nhật có bước phát triển “thần kì”
 * Nguyên nhân (SGK)
 – Giai đoạn 1973 – 1986: Giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế. 
 – Giai đoạn 1986 – 1990: Nền kinh tế bong bóng
 – Từ 1991 tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại (Nhật Bản bước vào giai đoạn trì trệ về kinh tế kéo dài).
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1, 3: Phân tích bảng 9. 2 trả lời câu hỏi kèm theo?
 + Nhóm 2, 4: Phân tích bảng 9. 3 trả lời câu hỏi kèm theo?
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1: Các đảo Nhật Bản lần lượt từ nam lên bắc là
A. Hôn – su, Kiu – xiu, Xi – cô – cư, Hô – cai – đô.
B. Xi – cô – cư, hôn – su, kiu – xiu, Hô – cai – đô.
C. Kiu – Xiu, Xi – cô – cư, Hôn – su, Hô – cai – đô.
D. Hô – cai – đô, Hôn – su, Xi – cô – cư, Hô – cai – đô.
Câu 2: Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.
B. Tỉ lệ người già ngày càng cao.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp.
D. Quy mô dân số ngày càng tăng nhanh.
Câu 3: Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với Nhật Bản là
A. bão. B. vòi rồng.
C. sóng thần. D. động đất, núi lửa.
Câu 4: Những năm 1973 – 1974 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do
A. khủng hoảng tài chính trên thế giới.
B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
C. sức mua thị trường trong nước yếu.
D. thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.
Câu 5: Những hoạt động kinh tế nào có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Du lịch và thương mại. B. Thương mại và tài chính.
C. Bảo hiểm và tài chính. D. Đầu tư ra nước ngoài.
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân tích được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở Nhật Bản.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?
 * Trả lời câu hỏi: 
 – Thuận lợi: 
 + Vị trí địa lí: gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới. 
 + Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 
 + Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng. 
 – Khó khăn: 
 + Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp. 
 + Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. 
 + Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 – Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 – Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.. 
 – Chuẩn bị bài mới: Bài 9. Nhật Bản. Nội dung cụ thể:
B. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ. 
 
Ngày soạn: …. /…. /…. 
 
TIẾT 23. BÀI 9. NHẬT BẢN (TIẾP THEO) 
Tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 – Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp
 – Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn – Su và đảo Kiu – Xiu
2. Năng lực: 
 – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 – Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 – Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
 
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
 – Câu hỏi 1: Trình bày điều kiện tự nhiên của Nhật Bản?
 – Câu hỏi 2: Trình bày đặc điểm dân cư của Nhật Bản?
 * Trả lời câu hỏi:
 – Câu hỏi 1:
 – Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
 + Là quốc gia quần đảo nằm ở Đông Á, trải dài theo hình cách cung (chiều dài = 3800 km) gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ. Thủ đô là: Tô – Ki – Ô
 + B: Biển Ô Khốt
 + Đ: Thái Bình Dương
 + N: Biển Hoa Đông. 
 + T: Biển Nhật Bản. 
 Thuận lợi: Giao lưu phát triển kinh tế 
Và phát triển kinh tế biển. 
Khó khăn: Thiên tai: Bão, lũ lụt, động đất, sóng thần… 
 – Các đặc điểm tự nhiên
 + Địa hình: Đồi núi chiếm > 80% diện tích tự nhiên (chủ yếu là núi thấp và trung bình h < 3000m)
ĐB nhỏ hẹp ven biển nhưng đất tốt. 
 + Sông ngòi: Nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thuỷ điện (Trữ lượng thuỷ điện: khoảng 20 triệu KW)
 + Bờ biển: Đường bờ biển dài 29. 750 km. Bờ biển bị cắt xẻ tạo thành nhiều vũng vịnh thuận lợi cho tàu thuyền trú ngụ, xây dựng hải cảng… 
Biển Nhật Bản nhiều cá. 
 + Khí hậu: Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa với lượng mưa cao (trung bình 1800mm)
khí hậu có sự thay đổi từ B – N:
 + B: khí hậu ôn đới
 + N: khí hậu cận nhiệt đới. 
 + Khoáng sản: Nghèo
 Thiên nhiên đa dạng nhưng đầy thử thách. 
 – Câu hỏi 2:
 + Nhật Bản là nước có dân số già: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0, 1% năm 2005), tỉ lệ người già > 60t tăng nhanh
 Thiếu hụt lao động, phúc lợi xã hội tăng… 
 + Là nước đông dân, mật độ dân số cao (338 người/km2 – 2005), dân cư phân bố không đều, tỉ lệ dân thành thị cao (79% năm 2004). 
 + Người lao động cần cù, ham học, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển KT – XH. 
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhận biết được các ngành công nghiệp của Nhật Bản.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu tranh ảnh về một số ngành công nghiệp của Nhật Bản, yêu cầu HS trả lời: Đây là ngành công nghiệp gì (với bức ảnh tương ứng mà HS quan sát)?
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các ngành kinh tế
a) Mục đích: HS trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản; Ghi nhớ một số địa danh; Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế; Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, nêu các nhận xét.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Các ngành kinh tế
 1. Công nghiệp
 – Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp: Công nghiệp Nhật Bản chiếm gần 30% lao động và đóng góp gần 30% GDP; giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. Nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới: sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình… 
 – Cơ cấu ngành: Đa dạng, có đầy đủ các ngành kể cả các ngành không có lợi thế về tự nhiên
 – Tình hình phát triển và phân bố:
 + Giảm bớt phát triển các ngành truyền thống, tốn năng lượng, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại
 + Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở phía ĐN của lãnh thổ. 
2. Dịch vụ
 – Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế quan trọng (chiếm gần 70% GDP)
 – Trong dịch vụ, thương mại, tài chính có vai trò to lớn; GTVT biển có vị trí đặc biệt quan trọng
3. Nông nghiệp
 – Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu: chiếm 1% GDP
 – Phát triển theo hướng thâm canh. 
 – Sản phẩm chính: Lúa gạo, chè, thuốc lá, dau tằm, bò lợn… 
 – Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hảI sản giữ vai trò quan trọng.
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1, 4: Tìm hiểu ngành công nghiệp. 
 + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu ngành dịch vụ. 
 + Nhóm 3, 6: Tìm hiểu ngành NN. 
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1: Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản lượng
A. chè. B. cà phê.
C. lúa gạo. D. tơ tằm.
Câu 2: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là
A. thiếu tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai.
B. thiếu tài nguyên khoáng sản, địa hình bị chia cắt.
C. thiếu tài nguyên khoáng sản, khí hậu khắc nghiệt.
D. khí hậu khắc nghiệt, nhiều động đất và sóng thần.
Câu 3: Nguyên nhân chính tạo ra những sản phẩm mới làm cho công nghiệp Nhật Bản có sức cạnh tranh trên thị trường là
A. áp dụng kĩ thuật mới, mua bằng sáng chế.
B. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
C. tập trung cao độ vào ngành then chốt.
D. chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp.
Câu 4: Ngành công nghiệp không có lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn giữ vị trí cao trên thế giới là
A. dệt B. luyện kim.
C. chế biến lương thực D. chế biến thực phẩm.
Câu 5: Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm
A. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.
B. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao.
C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước.
D. tăng năng suất và chất lượng nông sản.
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để chứng minh nền công nghiệp của Nhật Bản phát triển mạnh.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Chứng minh rằng Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?
 * Trả lời câu hỏi: 
 – Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì. 
 – Chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy bay công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ôtô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo… 
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 – Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 – Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.. 
 – Chuẩn bị bài mới: Bài 9. Nhật Bản. Nội dung cụ thể:
THỰC HÀNH: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. 
I. Vẽ biểu đồ
II. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại. 
 
Ngày soạn: …. /…. /…. 
 
TIẾT 24. BÀI 9. NHẬT BẢN (TIẾP THEO)
Tiết 3. Thực hành. Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 – Củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng đã học về các ngành kinh tế Nhật Bản. 
2. Năng lực: 
 – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 – Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 – Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
 
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
 – Câu hỏi: Trình bày về ngành công nghiệp của Nhật Bản? 
 * Đáp án: 
 – Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp: Công nghiệp Nhật Bản chiếm gần 30% lao động và đóng góp gần 30% GDP; giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. Nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới: sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình… 
 – Cơ cấu ngành: Đa dạng, có đầy đủ các ngành kể cả các ngành không có lợi thế về TN
 – Tình hình phát triển và phân bố:
 + Giảm bớt phát triển các ngành truyền thống, tốn năng lượng, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại
 + Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở phía ĐN của lãnh thổ. 
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành.
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn bên cạnh.
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện HS đứng tại chỗ nêu yêu cầu của bài thực hành. HS khác thảo luận, nhận xét.
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, hướng dẫn HS đánh giá, GV dẫn dắt vào nhiệm vụ của bài thực hành.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Thực hành vẽ biểu đồ
a) Mục đích: HS rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ; nhận xét các số liệu, thông qua các kiến thức đã học trong bài Nhật Bản.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Vẽ biểu đồ 
 – Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình cột. Trục tung biểu hiện giá trị tỉ USD. 
 – Trục hoành biểu hiện năm. 
 – Mỗi năm thể hiện hai cột ghép một cột thể hiện giá trị xuất khẩu, một cột thể hiện giá trị nhập khẩu. 
 
 
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK, kết hợp với số liệu và kiến thức để trả lời câu hỏi theo cặp:
 + Câu hỏi: Dựa vào bảng 9. 5 Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm nên vẽ biểu đồ nào là thích hợp nhất? Tại sao? Trình bày các bước vẽ biểu đồ?
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 10 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Thực hành. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại
a) Mục đích: HS hiểu được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
 – Đặc điểm của xuất và nhập khẩu. 
 + Xuất khẩu: 
 + Chủ yếu là sản phẩm công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu đang có xu hướng tăng. 
 + Thị trường mở rộng nhất là ở các nước phát triển, tiếp đến là các nước đang phát triển và sau cùng là các nước NIC. 
 + Nhập khẩu: Chủ yếu nhập khẩu các nguyên liệu công nghiệp, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng. 
 – FDI tranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái xuất trở lại trong nước. 
 – ODA: Tích cực viện trợ để góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản vì thế xuất khẩu của Nhật Bản tăng nhanh ở các nước NIC, ASEAN tăng nhanh. 
 – Các hoạt động khác.
d) Tổ chức thực hiện: 
 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu
 + Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu
 + Nhóm 3: Tìm hiểu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
 + Nhóm 4: Tìm hiểu về nguồn vốn viên trợ chính thức ODA
 + Nhóm 5: Tìm hiểu về các hoạt động khác. 
 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1: Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò to lớn trong nền kinh tế chủ yếu là do
A. thực hiện việc hợp tác phát triển với nhiều quốc gia.
B. nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường thế giới.
C. nhu cầu về hàng hóa nhập ngoại của người dân cao.
D. hoạt động đầu tư ra các nước ngoài phát triển mạnh.

Leave a Comment