Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG   a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

 

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

b. Nội dung hoạt động:

        Chọn một trong các cách sau:

– Cách 1: Trò chơi Ai nhanh hơn?

+ Chia lớp thành 2 đội (tương đương 2 dãy)

+ Học sinh mỗi đội sẽ lần lượt viết tên những truyện truyền thuyết mà mình đã được nghe, được đọc lên bảng.

    Trong thời gian 3 phút, dãy nào viết được nhiều đáp án đúng lên bảng nhất sẽ thắng cuộc.

– Cách 2: Vấn đáp: Nêu cảm nhận về một nhân vật trong truyện truyền thuyết mà em yêu thích. Vì sao em lại yêu thích nhân vật đó?

– Cách 3: Trò chơi Nhìn hình đoán tên

         GV trình chiếu các hình ảnh liên quan đến nội dung các tác phẩm truyện truyền thuyết quen thuộc.  Học sinh quan sát, đoán tên nhân vật hoặc tên tác phẩm. Giới thiệu nét tiêu biểu về tác phẩm truyện/nhân vật đó bằng 1 câu văn.

     Sau đó kết nối, dẫn vào bài học mới.

c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động: (Cách 3)

 – Bước  1: GV chiếu 1 số hình ảnh.

           

– Bước 2: HS nhìn hình đoán tên truyện truyền thuyết hoặc nhân vật trong truyện truyền thuyết.

– Bước 3: HS nêu cảm nghĩ về 1 truyện truyền thuyết hoặc 1 nhân vật trong truyện truyền thuyết.

     Giới thiệu nét tiêu biểu về tác phẩm truyện/nhân vật đó bằng 1 câu văn.

– Bước 4: GV nhận xét, khen ngợi và trao quà (phần thưởng, điểm hoặc tràng pháo tay).

GV dẫn dắt vào bài học mới: Mở đầu chương V Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…  

Như vậy cội nguồn đất nước bắt đầu từ những gì gần gũi, bình dị với mỗi người, bắt nguồn từ những câu chuyện dân gian từ xa xưa mà ta vẫn được nghe mẹ, nghe bà kể mỗi tối. Và qua những câu chuyện đó, ta thấy yêu đất nước, trân trọng lịc sử dân tộc và thấy có niềm tin vào cuộc sống hơn.

Đến với bài học hôm nay, các em sẽ có cơ hội tìm hiểu về những văn bản truyền thuyết để hiểu và cùng lắng nghe…lịch sử nước mình!

 

    HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC

 

 

NỘI DUNG 1: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

 

Thao tác 1: Tìm hiểu chung về truyện truyền thuyết.

 

a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ.

(Nắm được những kiến thức cơ bản về truyền thuyết)

b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về truyện truyền thuyết: khái niệm, chi tiết hoang đường/kì ảo, đề tài, chủ đề… )

   – HS trả lời, hoạt động cá nhân

 c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về truyện truyền thuyết.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động.

 

          HĐ của GV và HS                         Dự kiến sản phẩm

* Bước 1. GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc phần Tri thức đọc hiểu  trong SGK trang 17, 18 để nêu những hiểu biết về thể loại.

+ Khái niệm của truyện truyền thuyết?

+ Đặc điểm truyện truyền thuyết?

+ Phân loại?

– HS đọc Tri thức đọc hiểu trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó.

 * Bước 2. HS trình bày cá nhân.

* Bước 3. Các HS khác nhận xét.

*Bước 4.  GV nhận xét và chuẩn kiến thức

 – GV nhấn mạnh về nhân vật trong truyện và cốt truyện nói chung để HS nắm vững kiến thức về truyện trước khi tìm hiểu về truyện ở bài học này cũng như các bài học tiếp theo.

– GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về truyền thuyết.

 

                I. Tìm hiểu chung về truyện truyền thuyết.

1. Khái niệm

– Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

 2. Đặc điểm:

a, Cách xây dựng nhân vật.

– Nhân vật thường có đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh…

– Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lao lớn đối với cộng đồng.

– Được cộng đồng truyền tụng và tôn thờ.

b. Cốt truyện.

Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

-Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

– Cuối truyện thường gợi nhắc dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

c. Phân loại:

+ Truyền thuyết thời Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Đặc điểm: gắn với việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời đại vua Hùng.

+ Truyền thuyết của các triều đại phong kiến. Đặc điểm: bám sát lịch sử hơn, và sử dụng ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời Hùng Vương.

 

Thao tác 2: Đọc hiểu truyện truyền thuyết Thánh Gióng

 

a.Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ, GT-HT

Học sinh nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện Thánh Gióng: nhân vật, sự việc, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động.

khi trải nghiệm cùng văn bản, GV đặt câu hỏi:

+ Em biết đến những vị anh hùng nào trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc?

+ Em hãy theo dõi đoạn video sau và cho biết video muốn nhắc đến vị anh hùng nào?. Nêu cảm nhận của em về vị anh hùng sau khi xem video.     

                                              

 

– GV trình chiếu video  “Lễ hội làng Gióng”

– HS qua sát và phát biểu ý kiến

– Gọi HS trao đồi và bổ sung ý kiến.

-GV tổng hợp, giới thiệu bài.

 

  Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Yêu nước chống ngoại xâm là một chủ đề lớn xuyên suốt tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm truyện dân gian đã tạc vào thời gian những người anh hùng bất tử với non sông. Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết bất hủ như vậy. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của thiên truyện?

 

                                       Trải nghiệm cùng văn bản

HĐ của GV và HS               Dự kiến sản phẩm

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết kì lạ.

– HS đọc.

– Nhận xét cách đọc của HS.

– Tìm hiểu chú thích SGK.

 

(2) Nêu bố cục của văn bản?Có thể chia theo cách khác?

– HS phát biểu ý kiến

– Tổ chức cho HS trao đổi ý kiến, nhận xét, bổ sung?

– GV tổng hợp ý kiến, kết luận

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

– Bước 1. GV giao nhiệm vụ:

+ Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?

+ Nêu những sự kiện chính của truyện.

+ Hãy kể tóm tắt truyện từ 5-7 câu?

– Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ:

+Tổ chức cho HS thảo luận.

+ GV quan sát, khích lệ HS.

– Bước 3.Báo cáo, thảo luận:

+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.

+ HS nhận xét lẫn nhau.

– Bước 4.GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

                1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích

– Đọc

–  Tìm hiểu chú thích và giải thích từ khó

( SGK-T15, 16, 17, 18)

 

 

2. Bố cục văn bản: Văn bản chia làm 4 phần 

 – Phần 1: Từ đầu đến “…đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời  của  Thánh Gióng)

 – Phần 2: Tiếp đến“…cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng)

 – Phần 3: Tiếp đến“…bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời)

 – Phần 4:  Còn lại ( các dấu tích còn lại)

 

3. Nhân vật và sự việc:

– Nhận vật chính: Thánh Gióng

– Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

+ Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

+ Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.

+ Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

– Sự việc chính:

(1) Sự ra đời kì lạ

(2)Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc

(3) Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt

(4) Gióng vươn vải trở thành tráng sĩ

(5) Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

(6) Gióng bay về trời

 

Đọc hiểu chi tiết văn bản (Suy ngẫm và phản hồi)

THẢO LUẬN  THEO BÀN:

– Bước 1.GV giao nhiệm vụ:

 

+ Đọc thầm phần1 của văn bản truyện: từ đầu đến “…nằm đấy”.

+ Thảo luận nhóm bàn, thời gian 5 phút:  Hoàn thành phiếu HT 01:

Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng(bình thường/ khác thường)? Nhận xét về những chi tiết ấy? Suy nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng?

– Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ:

+Tổ chức cho HS thảo luận.

+ GV quan sát, khích lệ HS.

– Bước 3.Báo cáo, thảo luận:

+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.

+ HS nhận xét lẫn nhau.

– Bước 4.GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

Theo quan niệm của dân gian, đã là bậc anh hùng thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc mới được sinh ra. Điều đó thể hiện sự kì vọng vào những việc làm có ý nghĩa của người đó.

                 1.Sự ra đời của Thánh Gióng

– Sự bình thường:

Con hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và phúc đức.

– Sự khác thường:

+ bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai.

+ mười hai tháng sau  sinh một cậu bé ….

 + lên ba vẫn không biết nói, biết cười,  chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

-> Sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ, khác thường. Nhưng Gióng xuất thân bình dị, gần gũi – người anh hùng của nhân dân.

 

PHIẾU HỌC TẬP 02:

Nhóm……. Nhóm trưởng:…………………………………………..

 

Chi tiết  Cảm nhận về ý nghĩa chi tiết        Nghệ thuật xây dựng

a.Tiếng nói đầu tiên  xin đi đánh giặc                       

                               

                               

b.Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt                     

                               

                               

c.Bà con góp gạo nuôi Gióng                      

                               

d.Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ                        

                               

đ.Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc                   

                               

e.Giặc tan, Gióng cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời                  

                               

        HĐ của GV và HS                       Dự kiến sản phẩm

– Bước 1.GV giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 02. Thời gian: 05  phút

– Bước 2.HS thực hiện nhiệm vụ.

+Tổ chức cho HS thảo luận.

+ GV quan sát, khích lệ HS

– Bước 3.Báo cáo, thảo luận:

+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.

 

Nhóm 1: Trình bày ý a.

Liên hệ tới một số tấm gương trong lịch sử: tuổi nhỏ trí lớn: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu…

Nhóm 2: Trình bày ý b.

 

Nhóm 3: trình bày ý c

 

Cá nhân trả lời ý e:

+ Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì?

– Vì sao tan giặc Gióng không về triều để nhận tước lộc lại bay về trời?

 HS nhận xét lẫn nhau.

– Bước 4. Chuẩn kiến thức            2. Sự lớn lên của Thánh Gióng

 

 

a.Tiếng nói đầu tiên, Gióng xin đi đánh giặc.

+ Ca ngợi  lòng yêu nước tiềm ẩn…

+  Nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu nước, yêu nước tạo khả năng kì lạ.

+ Sức mạnh tự cường và niềm tin chiến thắng.

 

b. Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt.

-> Vũ khí lợi hại

Chi tiết thể hiện mơ ước có vũ khí thần kỳ . Đó còn  là thành tựu văn hoá, kĩ thuật thời Hùng Vương. Nhân dân đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống giặc.

c. Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

->Tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức mạnh toàn dân.

Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng, toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc. Đó là  tinh thần  đoàn kết dân tộc.

 

3. Thánh Gióng đánh giặc và  bay về trời

a.Vùng dậy vươn vai biến thành tráng sĩ.

 sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước.

– Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt … đánh hết lớp này đến lớp khác.

  Đó là vẻ đẹp dũng mãnh của người anh hùng theo cái nhìn lí tưởng hoá của nhân dân.

 

 – Roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường đánh giặc.

Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại (sắt) mà bằng cả vũ khí thô sơ, bằng cỏ cây, hoa lá của đất nước.

b.Gióng bay về trời.

 Người anh hùng vô tư, trong sáng, không màng địa vị, công danh.

 Sự ra đi phi thường là ước muốn bất tử hoá Thánh Gióng

                                       

                                                     Sau hoạt động (Tổng kết)

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

– Bước 1.GV giao nhiệm vụ: thảo luận trong bàn trong 05 phút:

+ Thông qua hình tượng Thánh Gióng, truyện phản ánh hiện thực và ước mơ gì của nhân dân?

+ Vai trò của các yếu tố hoang đường, kì ảo trong việc thể hiện nội dung?

– Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ:

– Bước 3.Báo cáo, thảo luận:

+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận (nếu được GV yêu cầu)

– Bước 4. Nhận xét và chuẩn kiến thức.  *Nội dung

– Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh phi thường của dân tộc.

– Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.

*Nghệ thuật

      Sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để lí tưởng hoá người anh hùng lịch sử, thể hiện quan niệm, cách đánh giá của nhân dân về người anh hùng.

 

Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM

 https://www.facebook.com/groups/thuvienstem

 

Luyện tập sau tiết học

a.  Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học trong  tiết học (văn bản Thánh Gióng) để giải quyết bài tập giáo viên đưa ra.

b. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thiện của các cặp nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

 

HĐ của GV và  HS              Dự kiến sản phẩm của HS

THẢO LUẬN THEO CẶP:

– Bước 1.GV giao nhiệm vụ: Thảo luận theo cặp các câu hỏi sau tròn 5 phút:

1. Việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện điều gì?  Nêu một vài hiểu biết của em về hội Gióng?

2. Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường mang tên“Hội khỏe Phù Đổng”?

– Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3. Nhận xét.

– Bước 4. Chuẩn kiến thức.

                1. Việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện tấm lòng tri ân người anh hùng bất tử, hướng về cội nguồn.

– Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc".

 

2. Lí do đặt tên: Hội khỏe Phù Đổng

– Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.

– Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.

– Mục đích của hội thi là rèn luyện thể lực, sức khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.

                                         

Vận dụng sau tiết học

 

a.  Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong tiết học (văn bản Thánh Gióng) để vận dụng thiết kế sơ đồ tư duy.

b. Nội dung: HS làm việc cá nhân

c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy đã hoàn thiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

 

* Bước 1. GV giao nhiệm vụ: Em hãy thiết kế sơ đồ tư duy về quá trình đánh giặc của người anh hùng làng Gióng.

                                  GV đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm (sơ đồ):

Mức độ

 

 Tiêu chí               

    Mức 1              

        Mức 2          

        Mức 3

Thiết kế sơ đồ tư duy về quá trình đánh giặc của Thánh Gióng.

   (10 điểm)          Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ nội dung

  (5 – 6 điểm)      Sơ đồ tư duy đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn.

 (7 -8 điểm)           Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn.

 (9-10 điểm)

 

 

* Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.

*Bước 3. Trình bày sản phẩm (nếu giao về nhà thì có thể trình bày sản phẩm vào tiết sau).

* Bước 4. Nhận xét và khen ngợi, chấm điểm….

 

                                           

Thao tác 3:  Đọc hiểu truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

 

 

a. Mục tiêu: Đ1, 2, 3, 4, GQVĐ, YN, TN

– Bước đầu hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm: Nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết địa danh; Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Nắm được sơ lược vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong tác phẩm.

  – Ý thức được trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ những danh thắng, di tích đó và phát huy truyền thống dân tộc.

b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.

d.  Tổ chức thực hiện:

                                     I. Chuẩn bị đọc

– Trước khi trải nghiệm cùng văn bản, GV đặt câu hỏi:

 + Đọc lại khái niệm truyện truyền thuyết trong phần Tri thức đọc hiểu, mục Chuẩn bị để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

 + GV trình chiếu các hình ảnh/đoạn video về Hồ Gươm (Hà Nội) và đặt câu hỏi: Em hãy trình bày những hiểu biết về địa danh này?

– HS quan sát và phát biểu ý kiến

– Gọi HS trao đồi và bổ sung ý kiến.

 

Kết nối: Hồ Gươm là danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Địa danh này gắn với tên tuổi người anh hùng Lê Lợi và tên gọi xuất phát từ một truyền thuyết – Sự tích Hồ Gươm. Vậy truyền thuyết này có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản này.

 

  II.Trải nghiệm cùng văn bản

Hoạt động của GV và HS                Dự kiến sản phẩm

*Hướng dẫn đọc: đọc diễn cảm, rõ ràng, rành mạch, chậm rãi.

+ GV đọc mẫu 1 đoạn.

– Bước 1.GV giao nhiệm vụ:

+ Gọi 3 HS lần lượt đọc.

+ Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: bạo ngược, thiên hạ, tùy tùng, phó thác, Tả Vọng, Hoàn Kiếm?

+ Em hãy kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?

+ Nêu bố cục của văn bản.

-Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ:

+Tổ chức cho HS đọc văn bản, giải thích từ khó; liệt kê những sự kiện chính của truyện và tóm tắt cốt truyện.

+ GV quan sát, khích lệ HS.

– Bước 3. Nhận xét sản phẩm cá nhân.

– Bước 4. GV tổng hợp ý kiến, chuẩn kiến thức.

                1. Đọc.

2. Chú thích (sgk)

3. Tóm tắt truyện.

* Kể tóm tắt các sự việc chính:

– Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.

– Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước.

– Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in.

– Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.

– Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.

– Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

4.  Bố cục : 2 phần

– Phần 1.Từ đầu → đất nước : Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

– Phần 2. Còn lại : Long Quân đòi lại gươm thần.

 

III.Đọc hiểu chi tiết văn bản

(Suy ngẫm và phản hồi)

HOẠT ĐỘNG NHÓM:

–  Bước 1. GV giao nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập 03:

Sự kiện Long Quân cho mượn gươm       Long Quân đòi gươm

Hoàn cảnh lịch sử

                …………..                ……………

Cách thức hành động     ………………            ……………

Ý nghĩa

                ……………               …………

 

-Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

+Tổ chức cho HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

+ GV quan sát, khích lệ HS.

– Bước 3. Báo cáo, thảo luận:

+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.

+ HS nhận xét lẫn nhau.

– Bước 4. GV nhận xét, tổng hợp ý kiến, chuẩn kiến thức.

 

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN:

– GV giao nhiệm vụ:

+ Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?

– Bước 1.Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS suy nghĩ cá nhân + GV quan sát, khích lệ HS.

– Bước 2. Báo cáo sản phẩm.

– Bước 3. Nhận xét sản phẩm

– Bước 4. Kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.

 Truyền thuyết An Dương Vương  và Mị Châu – Trọng Thuỷ cũng có hình ảnh Rùa Vàng.

– Hình ảnh Rùa Vàng là sứ giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân.            1. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.

a. Hoàn cảnh lịch sử.

– Giặc Minh đô hộ.

– Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhiều lần bị thua.

b. Cách Long Quân cho mượn gươm

– Lê Thận là người đánh cá nhặt được lưỡi gươm dưới nước.

– Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm sáng lên 2 chữ “Thuận thiên”

– Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng  (gươm sáng trên ngọn cây đa) .

– Gươm tra vào vừa như in.

→ Chi tiết kì ảo, hoang đường

c. Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi và nói: “ Đây là ý trời …theo minh công”:

– Lê Thận tin tưởng vào Lê Lợi

– Thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn, hợp lòng dân, thuận ý trời.

 Việc Long Quân cho mượn gươm thần chứng tỏ cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ

 Tính chất toàn dân trên dưới một lòng tham gia đánh giặc..

d. Sức mạnh của gươm thần:

* Trước khi có gươm :

– Non yếu.

– Trốn tránh.

– Ăn uống khổ sở

* Sau khi có gươm :

– Nhuệ khí tăng tiến

– Xông xáo tìm địch

– Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch

 Chuyển bại thành thắng, chuyển yếu thành mạnh, tạo bước ngoặt mở đường cho nghĩa quân quét giặc ngoại xâm.

 

2. Long Quân đòi gươm

a. Hoàn cảnh lịch sử

– Đất nước thanh bình.

– Lê Lợi lên làm vua.

b.  Cảnh trả gươm:

– Ở hồ Tả Vọng

– Một năm sau khi đuổi giặc Minh

– Nhân vật đòi gươm: Rùa Vàng

– Vua nâng gươm → Rùa vàng đớp lấy rồi chìm xuồng đáy hồ.

– Chi tiết đòi gươm:

+ Giải thích tên gọi của Hồ Hoàn Kiếm

+ Đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn.

+ Phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình đã thành truyền thống của nhân dân ta.

+ Ý nghĩa cảnh giác răn đe với những kẻ có ý dòm ngó nước ta.

 

Sau đọc hiểu (Tổng kết)

 

 

– Bước 1. GV giao nhiệm vụ:

+ Khái quát đặc sắc nghệ thuật của truyện? (Các chi tiết hoang đường kì ảo có ý nghĩa gì?)

+ Nội dung, ý nghĩa của truyện ? (Truyện muốn giải thích hay ca ngợi điều gì?)

– Bước 2. Báo cáo sản phẩm.

– Bước 3. Nhận xét sản phẩm

– Bước 4. Kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chuẩn kiến thức.               1. Nghệ thuật

Cốt truyện hấp dẫn, đan xen chi tiết lịch sử và chi tiết hoang đường, kì ảo.

2. Nội dung – Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.

– Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.

 

Leave a Comment