Lập dàn ý kể về 1 cuộc gặp gỡ lớp 6

Dàn ý 1 1. Phần Mở bài (Giới thiệu về cuộc gặp gỡ) – Năm nào cũng vậy, trường, lớp em thường tổ chức đi thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm Bà …

Dàn ý 1

1. Phần Mở bài (Giới thiệu về cuộc gặp gỡ)

– Năm nào cũng vậy, trường, lớp em thường tổ chức đi thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thăm các chú bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22 tháng 12 hoặc thăm các em nhỏ ở nhà tình thương…

– Mỗi cuộc gặp gỡ các đối tượng khác nhau để lại trong em nhừng ấn tượng riêng, suy nghĩ riêng.

– Trong tất cả những lần gặp gở đó, em nhớ nhất cuộc gặp gỡ các chú thương binh ở trạm điều dưỡng nhân kĩ niệm ngày Thương binh liệt sĩ.

2. Phần Thân bài

a). Thời gian, địa điểm gặp gỡ

– Lớp em tố chức đi thăm các chú thương binh ở trạm điều dưỡng vào trước ngày Thương binh liệt sĩ một ngày.

– Việc bàn bạc chuấn bị bài phát biểu, quà, hoa, các tiết mục văn nghẹ thật sôi nối.

– Trạm điều dưỡng cách trường chỉ hơn 1km nên cả lớp đi bộ đến trạm.

– Em thây rất cảm động khi các bác, các cô, các chú ở trạm điều dưỡng đón tiếp thật chu đáo.

b). Diễn biến và nội dung của cuộc gặp gỡ

– Tại hội trường của trạm, cuộc gặp gỡ diễn ra thật cảm động.

– Cách trang trí hội trường, gọn, đơn sơ mà ấm cúng.

– Quan sát những người có mặt trong hội trường, em thấy rưng rưng. Có bác cụt cả hai chân ngồi trên chiếc xe lăn. Có bác cụt một chân, đi lên hội trường với cây nạng gỗ bên mình. Có bác cụt tay, chỉ có ống tay áo buông thõng bên hông…

– Khi mọi người đã vào chồ ngồi, bác trạm trương thay mặt trạm lên giới thiệu về lớp em đến chúc mừng nhản ngày thương binh liệt sĩ.

– Cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay.

– Thay mặt lớp, cô giáo chủ nhiệm lên đáp lại lời giới thiệu của bác trạm trưởng. Một lần nữa, tiếng vỗ tay lại vang lên…

– Bạn lớp trường lên tặng hoa và phát biểu cảm tưởng. Không hiểu bạn chuẩn bị lúc nào mà cả hội trường lặng đi. Bạn nói về công lao to lớn của những người chiến sĩ đã sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Bạn nói về lòng biết ơn của thế hệ trẻ hôm nay đối với các thế hệ ông cha trong việc dựng nước và giữ nước. Thay mặt lớp, bạn nói lên lòng quyết tâm học tập, tu dưỡng đê trở thành những người có đức có tài sau này dựng xây quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

– Tiếp theo là các tiết mục văn nghê “cây nhà lá vườn”. Đó là những bài ca, ca ngợi nhừng người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tiếng hát trong trẻo của một bạn gái đã đưa tất cả những người có mặt trong hội trường về với miền đất đỏ của quê hương chị Võ Thị Sáu:

“Mùa hoa lê ki ma nở, ở quê tôi miền đất đỏ,..”

Cam động nhất vẫn là những tiết mục văn nghệ do chính những bác, những chú thương binh trình bày. Ngồi trên chiếc xe lăn với cây đàn ghi ta trên tay, giọng hát trầm ấm của người thương binh đã làm lay động tâm hồn những người nghe với bài hát “Dấu chân tròn trên cát”. Em nhận ra được, trong chiến tranh người lính dũng cảm chiến đâu. Họ đã để lại một phần cơ thể của mình ở chiến trường. Trong thời bình, người chiến sĩ ấy lại đem sức lực của một cơ thế không còn nguyên vẹn để công hiến cho đời. Dấu chân in trên cát đâu còn bình thường như những dấu chân bình thường khác. Dó là một dấu chân tròn, một dấu chân của cây nạng gỗ in trên cát.

Nhũng câu chuyện kế về các trận chiến đấu mà các bác, các chú đã trực tiếp tham gia đã để lại trong chúng em sự cảm phục và ngưởng mộ.

– Lời ca tiếng hát đan xen với nhừng câu chuyện người thật, việc thật đã làm cho thời gian trôi đi một cách nhanh chóng lúc nào cũng không ai biết nữa. Rồi cũng đến lúc chia tay. Hai thế hệ già, trẻ cứ bịn rịn, quyến luyến trong giây phút chia tay…

3. Phần Kết bài

– Dẫu có rất nhiều cuộc gặp gỡ, em cũng không bao giờ quên được cuộc gặp gỡ với các bác, các cô, các chú thương binh ở trạm điều dưỡng.

– Không có một lời giảng giải giáo huấn về đạo đức, ấy vậy mà cuộc gặp gỡ ấy đã cho em một bài học thấm thìa về cách làm người: luôn lạc quan yêu đời, sẵn sàng hiến dâng tài năng và sức lực cho Tố quốc thân yêu…

Dàn ý 2

1.Mở bài:

– Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

– Em thay mặt các bạn phát biểu ý kiến.

2.Thân bài:

– Địa điểm của cuộc gặp gỡ? Cuộc gặp gỡ đó diễn ra như thế nào?

– Tại buổi gặp đó, em đã phát biểu những suy nghĩ gì?

+ Về những gian khổ, khó khăn, vất vả của thế hệ cha anh.

+ Về tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất của thế hệ cha anh.

+ Niềm tự hào về thế hệ cha anh.

+ Trách nhiệm của bản thân với đất nước.

3.Kết bài:

– Cảm nhận về cuộc gặp gỡ.

– Bài học cho bản thân.

Dàn ý 3

I. Mở bài .

    Giới thiệu về cuộc gặp .

Mỗi người hẳn đều có những cuộc gặp đầy ý nghĩa. Tôi cũng vậy, cứ mỗi lần nhớ đến lần gặp cậu bé bán vé số tôi lại vô cùng xúc động.

II. Thân bài

1. Giới thiệu hoàn cảnh gặp:

    Hôm đó là chủ nhật, tôi cùng mẹ đi chợ mua đồ. Trong lúc đợi mẹ chọn đồ, tôi đứng bên ngoài đã gặp được cậu bé bán vé số

2. Tả cậu bé .

    Đó là một cậu bé tầm tuổi tôi, quần áo lấm bẩn.

    Cậu có làn da ngăm đen có lẽ vì nắng.

    Nổi bật trên gương mặt đen đen ấy là đôi mắt sáng, nù cười rạng rỡ.

3. Chi tiết .

    Thấy tôi nhìn chằm chằm cậu lại gần hỏi: " Cậu muốn mua vé số giúp bố à?". Tôi lắc đầu song tò mò hỏi:" Cậu trông cũng bằng tuổi tôi sao lại đi bán vé số" .

    Nghe tôi hỏi vậy cậu ngập ngừng một lúc rồi cho tôi biết nhà cậu nghèo không có tiền, bố cậu mất sớm mẹ cậu lại bị bệnh nên cậu không đi học mà đi bán vé để kiếm tiền

    Nghe cậu nói tôi rất xúc động liền lấy mười nghìn trong túi đưa cậu nói là để giúp cậu chút ít. Cậu liền đươa tôi mấy tờ vé số nói cậu không thể nhận không. Trước hành động ấy, tôi vô cùng ngưỡng mộ cậu. Tôi cũng thấy vô cùng xấu hổ vì bản thân dù cuộc sống đủ đầy nhưng lại không cố gắng.

    Cuộc gặp gỡ với cậu là một điều vô cùng ý nghĩa với tôi, làm tôi thay đổi nhiều điều. Từ đó tôi cũng hay đến chơi với cậu. Chúng tôi trở thành bạn thân.

III. Kết bài .

    Cảm nghĩ của bản thân .

Tôi sẽ mãi không quên cuộc gặp cũng như cậu bé ấy. Từ cậu tôi hiểu rằng sống phải luôn cố gắng vượt lên hoàn cảnh tin yêu vào cuộc sống.

Leave a Comment