Phân tích truyện ngắn Bến Quê

Bài văn số 1 Nguyễn Minh Châu được xem là nhà văn của những biểu tượng bởi rằng mỗi nhân vật, mỗi sự việc trong từng trang viết của ông đều hướng đến một triết …

Bài văn số 1

Nguyễn Minh Châu được xem là nhà văn của những biểu tượng bởi rằng mỗi nhân vật, mỗi sự việc trong từng trang viết của ông đều hướng đến một triết lí, một ý nghĩa nhân sinh nào đó. Người đọc cần phải đọc bằng tâm thì mới có thể nhận ra giá trị đó. Truyện ngắn “Bến quê” là một câu chuyện đầy sức ám ảnh mỗi khi gấp trang sách lại. Ở đó Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm triết lí sống “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những vòng vèo hay chùng chình”.

Đây chính là triết lí sống là nhân vật Nhĩ đã nhận ra khi anh đang đứng ở bên kia cái dốc của cuộc đời. Phải chăng đây cũng chính là triết lí mà Nguyễn Minh Châu đúc rút nên, vừa mang tính trải nghiệm, vừa mang tính tổng kết cho một đời người. Hẳn rằng phải có sự tinh tế, sự thấu hiểu cũng như sự từng trải, tác giả mới có thể nhận ra chân lí hiển nhiên nhưng lại đầy chua xót và nuối tiếc như vậy.

“Bến quê” là câu chuyện được kể lại qua cái nhìn, chiêm nghiệm của nhân vật Nhĩ, nhân vật trung tâm, nhân vật mà tác giả gửi gắm rất nhiều tâm tư, nguyện vọng cùng những chiêm nghiệm cuộc sống đáng trăn trở.

Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những nghịch lí, có thể coi đó là những tình huống tạo nên nghịch lí và tạo nên triết lí cuộc sống sâu sắc nhất. Nhân vật Nhĩ được đặt vào một hoàn cảnh rất trớ trêu “suốt đời Nhĩ từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” nhưng đến cuối đời căn bệnh quái ác hành hạ, Nhĩ lại chưa từng đặt chân sang bãi bồi bên kia sông Hồng, nơi gần gũi và thân quen nhất. Đây chính là một nghịch lí cuộc sống đáng suy ngẫm.

Cả cuộc đời bôn ba khắp nơi, nhưng cái nơi thân quen và gần gũi nhất, ngay trên quê hương mình lại chưa một lần có cơ hội đặt chân tới. Sự trớ trêu này đã tạo nên ân hận và đầy day dứt trong lòng Nhĩ.

Tuy nhiên vào một buổi sáng, Nhĩ nhận ra mọi thứ quá đỗi thân quen qua ô của sổ, Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông và muốn được đặt chân đến đó trước khi từ giã cuộc đời. Nhưng số phận khắc nghiệt, cuộc sống trớ trêu, Nhĩ lại không thể tự mình làm được cái việc tương chừng đơn giản đó. Đây chính là một nghịch lí thứ hai mà người đọc cảm nhận được.

Cuối cùng Nhĩ đã nhờ đứa con trai sang bên đó hộ mình, để ngắm nhìn bãi bồi màu mỡ, phù sa. Nhưng đứa con trai không thể hiểu được điều mà cha mong muốn nên thực hiện một cách miễn cưỡng nhất. Trên chặng được đi, đứa con trai đã không thể vượt qua được cám dỗ của những người chơi cờ, cậu đã mê mải và sà vào đó, quên mất lời cha, có thể sẽ lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Lúc này Nhĩ mới đau đớn nhận ra “Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những cái vòng vèo hay chùng chình”. Cái sự “vòng vèo hay chùng chình” đó chính là cám dỗ mà con người khó có thể vượt qua được. Nếu không có đủ mạnh mẽ, không biết tỉnh táo thì sẽ rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy đó. Nhĩ bất lực nhìn con trai và cố vươn tới cửa sổ lấy tay vẫy vẫy, Nhĩ cố dồn chút sức lực cuối cùng để bảo đứa con trai hãy đi đi, đừng để những thứ tầm thường xung quanh mình cám dỗ. Đây chính là triết lí mà đi hết một đời Nhĩ mới nhận ra và thấu hiểu. Nhưng tất cả đều đã muộn rồi, cuộc đời Nhĩ sắp không gượng được bao nhiêu nữa.

Với triết lý sâu sắc và đầy sức ám ảnh đó. Nguyễn Minh Châu đã gieo vào lòng người đọc nhiều băn khoăn, nhiều trăn trở khi đang bước đi trên chặng đường đời. Liệu rằng chúng ta có đủ bản lĩnh để vượt qua được những cám dỗ ngọt ngào ở bên ngoài kia hay không. Sự vòng vèo, chùng chình đó có cuốn chúng ta vào, và chúng ta có bỏ lỡ những điều bình dị nhưng tốt đẹp ở trong cuộc đời hay không.

Như vậy với triết lí sống đó, mỗi khi nghĩ đến nhân vật Nhĩ, nghĩ đến cái khoát tay ở cuối truyện; người đọc càng thêm thấm thía hơn, càng thêm trận trọng cuộc sống hiện tại. Những thứ tưởng chừng như rất đỗi bình dị nhưng lại có sức ám ảnh lớn với mỗi người.

Bài văn số 2

Quê hương xứ sở là nơi mỗi chúng ta đều quay về mỗi khi khó khăn, khổ cực. Dù đi cho tới đâu nhưng khi về già hay khi những sóng gió cuộc đời làm cho ta mệt mỏi, quê hương như người mẹ hiền từ luôn dang rộng tay đón chúng ta trở về, ôm ấp vỗ về những giấc mơ tuổi thơ ngọt ngào. Có những người đã thành đạt và đi rất nhiều nơi nhưng đến cuối cuộc đời lại chưa một lần khám phá hết vẻ đẹp quê mình, để rồi phải nhờ người này người kia kể lại. Nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến Quê của Nguyễn Minh Châu là một người như thế.

Trước hết, tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp quê hương. Màu băng lăng tím kết hợp với màu nước sông Hồng khiến cho Nhĩ cảm thấy yêu mến. Nhĩ từng là người đi khắp nơi không bỏ qua một xó xỉnh thế nhưng đến cuối đời lại chưa từng một lần đặt chân đến bên kia sông Hồng. Không gian đó, cảnh đẹp đó vỗn dĩ rất quen thuộc nhưng lại trở nên xa lạ với Nhĩ. Nơi ấy là quê hương của Nhĩ nhưng Nhĩ chưa từng đặt chân lên đó. Đên bây giờ khi căn bệnh quái đản khiến anh như đứa trẻ con, phải nằm một chỗ, đến lật cái mình cũng phải nhờ những đứa trẻ hàng xóm, mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ đến sự giúp đỡ người vợ của mình. Anh nhìn qua ô cửa sổ thấy bên kia bờ sông bằng lăng nở tím, anh giật mình vì bấy lâu nay đã lãng quên một cảnh đẹp như thế. Anh nhận ra sự bình dị giản dị nhưng rất đỗi nên thơ của nó mà anh đã không nhận ra từ trước tới nay. Anh nhờ đứa con trai của mình đến đó và kể lại những thứ mà cậu thấy cho mình nghe. Nhưng cuối cùng vì ham chơi cho nên không thực hiện được.

Không chỉ có cảnh đẹp quê hương mà ở tác phẩm này ta còn thấy được vẻ đẹp con người mà cụ thể ở đây chính là vẻ đẹp của Liên – vợ của nhân vật Nhĩ. Dù Nhĩ đi khắp cùng trời cuối đất nhưng đến khi mắc bệnh rồi vợ của anh cũng không một lời than phiền hay cảm thấy khó chịu. Chị luôn chăm sóc anh cẩn thận. Nhĩ lần đầu tiên trông thấy miếng vá trên áo của vợ mình. Tất cả đều như mới, đều như những phát hiện lần đầu anh trông thấy, Chị có những ngón tay gầy gầy và giọng nói thì nhẹ nhàng. Dù đã bị thời gian làm cho quên lãng nhưng chị vẫn nguyên vẹn sự tần tảo của một người vợ, một người mẹ.

Bằng tình huống truyện đầy nghịch lí, người đi khắp nơi nhưng lại quên mảnh đất bên kia sông Hồng, yêu mến cái đẹp, sống với vợ mình mấy chục năm nhưng lần đầu tiên thấy vợ mặc áo vá và gầy gò, nhà văn đã mang đến một triết lý sâu sa về cuộc đời. Nhiều khi chúng ta cứ chạy theo những cái xa vời mà quên mất những cái giản dị nhưng vô cùng đẹp đẽ bên cạnh ta. Qua truyện nhà văn muốn chúng ta nên biết trân trọng những giá trị xưa cũ.

Bài văn số 3

Những ngày ở lính, Nguyễn Minh Châu viết về đời hoạt động của người lính chiến. Sau 1975, nhà văn đã chuyển hướng đề tài, cách tân bút pháp, nhất là trong lĩnh vực truyện ngắn. Truyện ngắn Bến quê được in trong tập truyện ngắn cùng tên vào năm 1985.

Nhân vật Nhĩ bị chứng bệnh hiểm nghèo, chân tay không cử động được, “ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn”. cảnh ngộ bị bệnh nằm liệt giường trong những ngày cuối của cuộc đời mình, qua khung cửa sổ, Nhĩ đã nhìn thấy nhiều thứ giữa không gian rộng và xa theo tầm nhìn.

Gần là hình ảnh bông tím của những cây bằng lăng bên này bờ sông đang lở, xa hơn “là một cánh buồm” giữa dòng sông, và xa hơn nữa là “bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”.

Trong khung cảnh hiện thực ấy, tác giả đã cho nhân vật tập trung chiêm nghiệm lại cuộc đời đã qua để thấy rõ hơn giá trị thực của cuộc sống. Mà cuộc đời đã qua ấy của Nhĩ có bóng dáng của vợ anh – chị Liên, và con trai của anh – Tuấn. Cả mấy đứa nhỏ và cụ giáo Khuyến ở nhà hàng xóm quan tâm đến Nhĩ đang lúc bệnh nặng.

Cuộc đời đã qua của Nhĩ như thế nào? Đó chỉ là quá khứ nhớ lại qua hình ảnh đứa con trai, mà sáng hôm ấy anh nhờ nó thay anh qua vùng đất bồi bên kia sông, nơi mà giờ đây anh ao ước được đặt chân đến:

“Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm”.

“Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được. Không khéo … lại trễ mất chuyến đò trong ngày…”.

“… đi công tác xa ở một nước bên Mĩ La-tinh hai năm trước đây” – “Đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ”.

Một quá khứ của thời tuổi trẻ ham chơi, vô tư, nông cạn. Một quá khứ mơ xa và chưa từng trải. Một quá khứ mà Nhĩ “khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

Và bây giờ, ở những giờ phút còn lại của cuộc đời Nhĩ mới nhận ra những gì gần gũi mới là những cái đẹp nhất, đáng quý nhất Như buổi sáng hôm nay, được “vây bọc bởi đám trẻ con …, Nhì nhận thấy … mình … y như một chú bé đang toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chúng chăm sóc và chơi với”.

Cũng như nỗi khao khát trong anh bùng lên mãnh liệt vào sáng nay nên anh đã đặt kì vọng vào đứa con trai.

Nhĩ có niềm khao khát ấy vì:

Anh đã đi khắp nơi “mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”, bây giờ có muốn qua cũng không được.

Nỗi khao khát còn có thêm ý nghĩa là vợ anh là người của làng bên kia sông “vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh tự bao đời xưa”. Đó là giá trị bền vững và sâu sắc trong đời sống của con người.

Nguyễn Minh Châu miêu tả tâm lí thật tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo bằng nghệ thuật chọn lựa và miêu tả hình ảnh thực mang tính biểu tượng mà trung tâm là hình ảnh khoảng sông bên lở bên bồi.

Bên lở, bãi bồi, bến đò, cánh buồm… hình ảnh thực, diễn ra bình thường. Nhưng…

Bên lở, những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn trở thành biểu tượng của sự tàn tạ, sắp từ giã cõi đời của nhân vật Nhĩ.

Bên bồi trở thành biểu tượng đứa con trai.

Bài văn số 4

Nhân vật Nhĩ trong truyện đang trong hoàn cảnh bệnh tật, không thể đi lại được. Mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ đến các thành viên trong gia đình. Xây dựng tình huống này, tác giả muốn thể hiện thân phận con người trong cảnh ngộ phải phụ thuộc.

Những bông hoa bằng lăng ngay từ khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Cảnh vật ấy phù hợp với căn bệnh của nhân vật Nhĩ đến nỗi hàng ngàv phải ngồi ngửa cổ lên cho vợ, con bón từng thìa thức ăn.

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy qua khung cửa sổ vòm trời như cao hơn, những tia nắng đầu thu đang di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông và anh khao khát được sống.

Miêu tả cảnh sống của nhân vật trong cái khung cảnh ấy, tác giả muốn thể hiện nỗi đau của nhân vật. Là người hoạt động, trước kia đi khắp đó đây, nay chỉ còn thấy vòm trời qua khung cửa sổ có hoa bằng lăng, có những tia nắng sớm và còn nữa là một bãi bồi phù sa ớ bên kia sông Hồng.

Xây dựng tình huống của nhân vật, tác giả muốn thể nghiệm một điều “Con người không có gia đình, không có quê hương, không thể sống yên lành”. Hay là tình cảm gia đình thực sự là một sự nâng đỡ chăm sóc, đùm bọc khi một thành viên lâm cảnh ốm đau, bệnh tật.

Chính nhờ những bàn tay vợ, con, trong những ngày cuối cùng của đời mình, Nhĩ vẫn còn được thể hiện lòng khát khao được sống. Thiên nhiên và cuộc sống bao giờ cũng phát triển, nảy nở tươi đẹp.

Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả cái chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường: “ … mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, Các chi tiết ấy cho thấy tính “khẩn thiết” trong khát vọng được sống một cuộc sống tự do, được hưởng những giây phút bình dị trên chính mảnh đất quê hương

Đó là một mảng đời sống đầy ý nghĩa với tất cả mọi người.

Hình như con người sắp sang bên kia thế giới, thường ôn lại những hình ảnh đầy ấn tượng ấy.

Tác giả để cho nhân vật suy ngẫm rồi rút ra một nhận xét: "Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa gia đình trong những ngày này”.

Tác giả miêu tả rất sinh động cái bến đò ngang: “Người đi bộ, người dắt xe đạp. Một vài lớp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc sổ tóc ra bắt chấy”

Tác giả để cho nhân vật của mình nói đến đứa con mà anh ta tìm mãi không thấy, thì ra: “Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sa vào một dám người chơi phá cờ thế trên hè phố”.

Từ đó, nhân vật nhớ lại là mình cũng đã nhiều năm đi chơi phá cờ thế trên vỉa hè, không dứt ra được.

“Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh. Liên vẫn còn mặc áo nâu chít khăn mỏ quạ! So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành. Cũng như: cảnh bãi bồi nằm phơi mình bên kia. Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời nay, và cũng chính nhờ có điều đó nhiều ngày tìm kiếm… Nhĩ đã thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.

Qua đoạn văn trên, nhà văn Minh Châu đã đưa lên trang giấy những suy ngẫm, trải nghiệm về cuộc đời. Cái nét bình dị, đôn hậu của con người thường gần gũi với cuộc sống, quê hương và đó là nét đẹp đích thực của con người.

Bài văn số 5

Văn học và đời sổng là những vòng tròn đổng tâm mà tâm điểm là con người”. Với quan niệm về hiện thực luôn gắn với tinh thẩn nhân bản như thế, Nguyễn Minh Châu đã rất thành công trong việc khám phá và thể hiện con người. Trong khói lửa chiến tranh, mỗi con người là một kho báu, Nguyễn Minh Châu luôn đi tìm “những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”. Còn sau chiến tranh, người “mở đường đầy tài hoa và tinh anh” nhận định: “cuộc đời đa sự, con người đa đoan”. Có những biến thiên, trắc trở, những nghịch lí ngẫu nhiên mà chúng ta không thể nào lường trước, nó nằm ngoài ước muốn, dự định, sự hiểu biết và toan tính của con người. Quy luật đời sống ấy được nhà văn gửi gắm vào nhân vật Nhĩ – một nhân vật tư trưởng trong truyện ngắn Bến quê mà đoạn trích “Ngay lúc ấy,… lời lẽ không bao giờ giải thích hết.” đã thể hiện khá đầy đủ và rõ ràng.

Đó là những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người sau những trải nghiệm của chính mình và của nhân vật. Trải nghiệm là trải qua rất nhiều việc, nhiểu chuyện để từ đó nghiệm ra nhiều điểu. Trải nghiệm đem đếm cho chúng ta không chỉ là tri thức mà còn là những kĩ năng và thái độ sống tích cực. Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu nhất, mà là người trải nghiệm nhiếu nhất, vẻ đẹp của trải nghiệm chính ở sự thức tỉnh – thức tỉnh bản thân khỏi những điểu xa vời mà lãng quên đi cuộc sống bình dị, gần gũi xung quanh. Đối với Nguyễn Minh Châu, qua hình tượng nhân vật Nhĩ, vẻ đẹp ấy còn ở sự thức tỉnh độc giả, thức tỉnh rất nhiều người có thể đã trải qua, đang trải qua hoặc sẽ vấp phải nó như một quy luật muôn đời.

Thể hiện điểu đó, nhà văn đặt nhân vật của mình trong một cảnh ngộ éo le. “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” nhưng lại chưa một lần đặt chân đến bãi bồi bên kia sông Hồng, ngay trước cửa nhà mình. Đã từng tung hoành ngang dọc suốt thời trai trẻ nhưng những ngày cuối đời Nhĩ lại bị cột chặt vào chiếc giường vì căn bệnh quái ác. Và phải đến lúc này, anh mới chợt nhận ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thần thuộc chứa đựng một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ, mới thấy miếng vá trên tấm áo của Liên, mới ngắm nhìn thằng con thứ hai và thấy mình trong ấy. Trên con đường đời có quá nhiều điều “vòng vèo hoặc chùng chình” đã chiếm trọn thời gian, khiến anh chẳng thể nghiệm ra những vẻ đẹp gẩn gũi, bình dị như sức thu hút, sự hấp dẫn của bãi bồi bên kia sông, như tình yêu, sự tảo tần và đức hi sinh của người vợ. Đến khi nghiệm ra rồi, Nhĩ chỉ có khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia, được cảm nhận và trân trọng những nét đẹp bển vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống.

Đó là vẻ đẹp trải nghiệm trong cảm nhận cảnh vật. Những cảnh vật vốn gần gũi, thân quen, ngày nào cũng có, mùa nào cũng tới nhưng chỉ đến bầy giờ Nhĩ mới thấy được, mới lần đầu gặp được. Đó là vẻ đẹp bình yên trong những “cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên” trên dòng sông quê hương. Nơi có những “bông hoa bẵng lăng đã thưa thớt”, nơi được “tiết trời đẩu thu đem đến một màu đỏ nhạt, lòng sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hổng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – Những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mõ”, vẻ đẹp của chân trời gẩn gũi ấy đến hôm nay Nhĩ mới cảm nhận được. Cảm nhận bằng trái tim và sự từng trải trong cuộc đời. Nếu không có những ngày cuối đời sống chậm lại, suy nghĩ khác đi, có lẽ Nhĩ vẫn chưa phát hiện ra vẻ đẹp của quê hương gần gũi, của xứ sở thân thương ẩn sau nét đơn sơ, tiêu điểu và hoang vắng, dù cho vẻ đẹp ấy chính là chân giá trị đích thực, nâng đỡ, ấp ôm mỗi con người, là nơi để trở về, để được sống trọn vẹn trong yên bình sau nhưng hối hả, tất bật, bon chen.

Vẻ đẹp của mảnh đất ấy thể hiện trong cả những cảnh sinh hoạt bình dị. Đó là “Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang. Người đi bộ, người dắt xe đạp. Một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy”. Hình ảnh bình dị của cuộc sống dường như luôn có giá trị thức tỉnh mạnh mẽ với mỗi người. Cách đây mấy chục năm, Chí Phèo cũng tìm lại phẩn nhân tính còn lại trong mình từ chính thanh âm của cuộc sống đời thường. Một con người bị tha hóa cả vê' nhân hình lẫn nhân tính, một con người không còn nhớ mình bao nhiêu tuổi, tìm lại khao khát làm người lương thiện từ “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng của mấy bà đi chợ về”. Những thanh âm ấy, cũng như hình ảnh cuộc sống bên dòng sông Hổng của Nhĩ, ngày nào cũng diễn ra, ngày nào cũng ngân nga, chỉ là mỗi người có dừng lại để lắng nghe, để cảm nhận bình yên từ những điều nhỏ bé, giản đơn.

Giây phút nhận ra những vẻ đẹp trân quý ấy, Nhĩ nghĩ về người con trai thứ hai và hành trình đi đến bãi bồi bên kia sông, cũng như hành trình đi đến những giá trị đích thực, bền vững. “Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả”. Bởi lúc này, “con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường”. Thằng bé vẫn không thoát khỏi những cám dỗ của tuổi trẻ, nhất là khi chính nó cũng không hiểu bản thân mình đi sang bên kia sông để làm gì và chỉ “miễn cưỡng” làm cái “việc gì lạ thế”. Nhĩ như nhìn thấy mình năm xưa trong hình ảnh của con, anh cũng từng “không dứt ra được” những lần phá cờ thế trên hè phố, cuốn mình vào những niềm vui, tham vọng của tuổi trẻ – tuổi còn thiếu mạnh mẽ và chưa đủ tỉnh táo nên dễ bị cuốn vào vòng xoáy cuộc đời với những “vòng vèo và chùng chình” ngăn cản bước ta đi. Tuổi trẻ còn thiếu những kinh nghiệm, chưa “từng trải”, chưa “từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ” nên chưa “nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”, nên một lần thảnh thơi đến bờ bên kia cảm nhận cái đẹp, thể hiện và đón nhận tình yêu của mảnh đất quê hương chưa thể là niềm say mê và chưa được thực hiện. Vì thế mà có thể sẽ “trễ mất chuyến đò trong ngày”, bỏ lỡ cơ hội vốn đã dễ dàng đạt được.

Từ hình ảnh người con trai, bằng sự trải nghiệm trong chính cuộc đời mình, Nhĩ rút ra một triết lí sâu sắc vê' cuộc đời: “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” nhưng con người cẩn vứt bỏ những “vòng vèo, chùng chình” ấy để hướng tới những giá trị đích thực, gần gũi mà bền vững. Chính vì lí do đó, anh “thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát” ra hiệu cho con trai mau thoát khỏi những cám dỗ kia mới kịp chuyến đò. Cái khoát tay đẩy sức ám ảnh đó gieo vào lòng mỗi chúng ta những băn khoăn, trăn trở trên đường đời. Liệu rằng chúng ta có đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ kia hay sẽ giống như anh con trai của Nhĩ, bỏ lỡ chuyến đò, bỏ lỡ những điểu bình dị tốt đẹp? Và liệu rằng, sau những lẩn bỏ lỡ ấy ta có thể tìm lại khao khát vê' một miền đất quen thuộc, gẩn gũi rồi đi đến đó hay sẽ như Nhĩ, dù đã cảm nhận được nhưng không thể nào đặt chân đến được nữa?

Được gửi gắm chiêm nghiệm về quy luật cuộc đời từ các nhà văn, nhân vật tư tưởng thường không được chú trọng làm nổi bật tính cách, dễ trở thành cái loa phát ngôn, nhưng bằng sự hiểu biết lẽ đời và khả năng phân tích tầm lí tinh tế của Nguyễn Minh Châu, nhân vật Nhĩ không khô cứng, thiếu sức sống mà ngược lại, rất gần gũi, thân quen và để lại bài học đầy ám ảnh. Không chỉ là nghệ thuật phân tích tâm lí, Nguyễn Minh Châu còn hướng vê' những vẻ đẹp trong sáng và giàu sức trữ tình. Đó là bức tranh thiên nhiên, được miêu tả bằng ngòi bút tinh tế, gợi cảm, là những hình ảnh giàu tính biểu tượng. Trận cờ thế là cám dỗ của cuộc đời, là những “vòng vèo, chùng chình”, chuyến đò qua sông là cơ hội mà chúng ta dễ bỏ lỡ, cảnh vật bên sông và hình ảnh của cuộc sống sinh hoạt là vẻ đẹp bình dị, đơn sơ, là những giá trị đích thực con người cần hướng tới. Xiết bao hình ảnh biểu tượng đặt cạnh nhau đưa suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn đến gần hơn với người đọc.

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, phải chăng nhân vật Nhĩ tiếc nuối trong niềm say mê xen lẫn hối hận. Nếu ở trong hoàn cảnh của Nhĩ, người anh mong ước được gặp nhất có lẽ là Liên – người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, người mà suốt cả cuộc đời Nhĩ đã làm “khổ tâm”, người vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị đích thực để cuối cùng, sau tháng năm bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã thấy được nơi nương tựa là gia đình. Và có lẽ, Nhĩ sẽ cùng Liên đi đến bãi bổi bên kia chẳng để làm gì cả, chỉ “đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân” ngắm nhìn, cảm nhận cái vẻ thanh bình của chốn quê hương, xứ sở.

Dù phải ngừng bút vào cái lúc mà tài năng và tư tưởng đạt đến độ chín nhưng Nguyễn Minh Châu đã đem lại sự khích lệ to lớn cho những tìm tòi sáng tạo của nhà văn; những bài học triết lí, sâu sắc; những chiêm nghiệm vê' cuộc đời cho độc giả. Bến quê cùng nhân vật Nhĩ và nhiều sáng tác khác của ông là di sản quý trong nển văn học hiện đại Việt Nam và là lời nhắc nhở yêu thương, chần tình cho biết bao thế hệ người đọc.

“Mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường”: Chân dung ấý, màu sắc ấy mang khát vọng, mong ước dâng trào ở vào những phút giây cuối đời.Hai mắt long lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bâu chặt vào cái bậu cửa sổ… cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại… giơ một cánh tay gầy guộc ra… khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”: những cử chỉ biểu hiện sự thúc giục đứa con trai rời khỏi “đám người chơi phá cờ thế trên hè phố” – những dấu hiệu yêu cầu con trai đừng “vòng vèo hoặc chùng chình” để khỏi lỡ chuyến đò. Nhĩ lo sợ không chứng kiến được con trai mang mong ước của anh đặt chân lên bãi đất bồi.Ngay lúc bây giờ, chiếc đò ngang, vừa chạm mũi vào cái hờ đất lở dốc đứng phía bên này”. Không biết thằng con trai có kịp chuyến đò; không biết Nhĩ có tận mắt nhìn đứa con trai thân yêu đặt chân lên bãi bồi bên kia sông hay con đò trở thành biểu tượng chở vong hồn với nỗi khát khao của anh qua sông, tới cõi vĩnh hằng…

Bến quê thấm đẫm nỗi buồn cửa nhân vật Nhĩ nói riêng, của kiếp người nói chung.

Truyện mang đến cho người đọc thông điệp đầy ý nghĩa trong đời sống:

Nơi gần nhất thì lại là chỗ xa nhất vì thái độ thờ ơ, rẻ rúng.

Đi khắp nơi, trải nghiệm nhiều mới thấy gia đình, quê hương là nơi gần gũi nhất, đáng quý nhất. Khi nhận ra được điều ấy thì coi chừng sẽ như nhân vật Nhĩ: lại sắp phải “đi xa”!

Leave a Comment