Soạn bài tóm tắt văn bản tự sự ngắn gọn đầy đủ

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài soạn 1 SOẠN BÀI TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ SIÊU NGẮN BY THAN BINH   I. THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài soạn 1

SOẠN BÀI TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ SIÊU NGẮN

BY THAN BINH

 

I. THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

 

 

 

1.

 

Trả lời câu 1 (trang 60 Ngữ Văn 8 tập 1)

 

– Trong cuộc sống hàng ngày, có những tác phẩm tự sự chúng ta chưa có điều kiện đọc, nhưng lại muốn biết nội dung chính cùa nó. Những lúc ấy, chúng ta có thể đọc qua bản tóm tắt tác phẩm.

 

2.

 

Trả lời câu 2 (trang 60 Ngữ Văn 8 tập 1)

 

– Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

 

II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

 

1.

 

Trả lời câu 1 (trang 60 Ngữ Văn 8 tập 1)

 

a. Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

 

– Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

 

b. Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

 

+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

 

+ Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm.

 

– Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

 

+ Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng.

 

+ Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản.

 

2.

 

Trả lời câu 2 (trang 61 Ngữ Văn 8 tập 1)

 

Để tóm tắt được văn bản:

 

– Đọc toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả.

 

– Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại.

 

– Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý.

 

– Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định.

Bài soạn 2

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Thế nào là tóm tắt vàn bản tự sự?

1.1. Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác thì phải tóm tắt vãn bản tự sự.

 

1.2. Từ gợi ý trên, theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

a. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.

b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự. c. Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.

d. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.

Trả lời:

Mục đích của việc tóm tắt: ghi lại nội dung chính để sử dụng hoặc thông báo cho mọi người.

Câu đúng: (b) ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

 

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự

2.1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

Đọc văn bản tóm tắt sau và trả lời các câu hỏi.

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái dẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chồng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đô để để bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa vê núi. Thuỷ Tinh tức giận dáng nước đánh Sơn Tinh nhưng bi thua. Từ đó hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất hại.

a. Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không ?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy (về độ dài, vẻ lời văn, vé sô lượng nhân vật, sự việc,…) ?

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

Trả lời:

a. Văn bản trên kể lại văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh, dựa vào nội dung của văn bản mà ta nhận ra điều đó. Văn bản trên đã tóm tắt được một cách đầy đủ chính xác nội dung chính của văn bản.

b. Sự khác biệt giữa văn bản tóm tắt và văn bản chính.

 

Ngắn hơn

Lời văn có sự khái quát cao, và dùng theo lời văn của người tóm tắt để tóm tắt văn bản

Số lượng nhân vật, sự vật, sự kiện ít hơn, chỉ lựa chọn những cái tiêu biểu và nhân vật quan trọng.

c. Yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt:

văn bản tóm tắt phải giữ được nội dung chính (nhàn vật quan trọng, sự việc tiêu biểu); lời văn phải ngắn gọn và là lời của người tóm tắt.

2.2. Các bước tóm tắt văn bản

 

Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào ?

 

Trả lời:

 

Đọc kĩ văn bản gốc để nắm được nội dung.

Xác định nội dung chính cần tóm tắt (nhân vật quan trọng, sự việc tiêu biểu).

Sắp xếp sự việc chính theo trật tự hợp lí.

Viết tóm tắt bằng lời văn của mình.

3. Ghi nhớ

Tóm tắt văn bản tự sự và dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó).

Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ dể hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.

Bài soạn 3

Soạn Văn: Tóm tắt văn bản tự sự

 

Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

 

 

Câu 2: Đáp án đúng nhất là b

 

Cách tóm tắt văn bản tự sự

 

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

 

a. Văn bản tóm tắt dựa vào nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Vì văn bản tóm tắt đã thể hiện được nội dung, nhân vật, sự việc của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. .

 

b. So sánh văn bản tóm tắt với văn bản được tóm tắt:

 

Về độ dài, số lượng nhân vật, sự việc đều ngắn gọn hơn nhưng vẫn truyền tải được nội dung.

 

c. Các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt:

 

Văn bản tóm tắt phải dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính, phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

 

2. Các bước tóm tắt văn bản

 

– Bước 1: Đọc kĩ văn bản để hiểu chủ đề.

 

– Bước 2: Xác định nội dung chính.

 

– Bước 3: Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.

 

– Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt.

Bài soạn 4

I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự

 

II. Cách tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 8, tập 1):

a.- Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

 

    – Dựa vào các chi tiết, sự việc và các nhân vật nêu trong văn bản tóm tắt giống với văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” mà em biết được điều đó.

 

 

 

    – Văn bản tóm tắt trên đã nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt.

 

b. Văn bản tóm tắt trên khác với văn bản được tóm tắt ở các điểm sau: ngắn hơn văn bản được tóm tắt, lời văn ngắn gọn, súc tích hơn, có ít các nhân vật và sự việc hơn.

 

c. Các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt là: lời văn ngắn gọn, súc tích, phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

 

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

– Muốn tóm tắt văn bản, theo em phải đọc kĩ văn bản, xác định nội dung chính, sắp xếp các nội dung theo trình tự và viết thành văn bản tóm tắt

 

– Những việc ấy được thực hiện theo trình tự:

 

    + Bước1: Đọc kĩ văn bản để hiểu đúng chủ đề

 

    + Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt

 

    + Bước 3: Sắp xếp các nội dung theo trình tự hợp lí

 

    + Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt.

 

 

Leave a Comment