Giáo án bài Bài tiết nước tiểu thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 42 Bài tiết nước tiểu   I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức – Cấu tạo trong của thận, hiểu và Hiểu được  vi thể thận là đơn …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

42 Bài tiết nước tiểu

 

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

– Cấu tạo trong của thận, hiểu và Hiểu được  vi thể thận là đơn vị chức năng.

– Chức năng lọc máu hình thành nước tiểu.

– Nêu quá trình bài tiết nước tiểu

2. Năng lực

                                Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung  N¨ng lùc chuyªn biÖt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT    – Năng lực kiến thức sinh học

– Năng lực thực nghiệm

– Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

–              Giáo viên: Tranh vẽ theo sách giáo khoa

–              Học sinh: Tìm hiểu trước bài

III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

–              Động não

–              Trực quan

–              Hoạt động nhóm

–              Vấn đáp – tìm tòi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Ổn định tổ chức

  2. Kiểm tra :

•             Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở một đơn vị chức năng của thận? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?

•               Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào ?

  3. Bài mới

Họat động của giáo viên                Họat động của học sinh Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ gúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên.

 

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Cấu tạo trong của thận, hiểu và Hiểu được  vi thể thận là đơn vị chức năng.

–              Chức năng lọc máu hình thành nước tiểu.

–              Nêu quá trình bài tiết nước tiểu

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

– Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục I, quan sát H 39.1 để tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu.

– Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

– Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? diễn ra ở đâu?

 

– Yêu cầu HS đọc lại chú thích H 39.1, thảo luận và trả lời:

– Thành phần nước tiểu đầu khác máu ở điểm nào?

– GV phát phiếu học tập cho HS hoàn thành bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.

– Yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu, so sánh với đáp án để chấm điểm.

– GV chốt lại kiến thức.  – HS đọc và sử lí thông tin.

+ Quan sát tranh và nội dung chú thích H 39.1 SGK (hoặc trên bảng).

+ Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.

– 1 HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

+ Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình…..

+ Nước tiểu đầu không có tế bào máu và prôtêin.

– HS làm việc trong 2 phút.

 

– Trao đổi phiếu học tập cho nhau, đối chiếu với đáp án để đánh giá.

 

– HS tiếp thu kiến thức.  I.Tạo thành nước tiểu

– Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

                + Qua trình lọc máu ở cầu thận: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30-40 angtron) trên vách mao mạch vào nang cầu thận (các tế bào máu và  prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc). Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

                + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu  được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể…).

                + Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận):   bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức.

– Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

– Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? (dùng hình vẽ để minh hoạ).

– Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

 

– Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn?

– GV lưu ý HS: Trẻ sơ sinh, bài tiết nươcs tiểu là phản xạ không điều kiện, ở người trưởng thành đây là phản xạ có điều kiện do vỏ não điều khiển.

– Cho HS đọc kết luận.    – HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi, rút ra  kết luận:

+ Thực chất là quá trình lọc máu và thải chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.

+ Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu cũng được hình thành liên tục.

+ Nước tiểu tích trữ ở trong bóng đái lên tới 200 ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu, lúc đó mới bài tiết nước tiểu ra ngoài.    II.Thải nước tiểu

– Nước tiểu chính thức tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, sau đó được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ bóng đái và cơ bụng.

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu ?

A. Cơ vòng ống đái                                          B. Cơ lưng xô

C. Cơ bóng đái                                                   D. Cơ bụng

Câu 2. Trong quá trình tạo thành nước tiểu, giai đoạn nào dưới đây không cần đến ATP ?

A. Bài tiết tiếp                                                    B. Hấp thụ lại

C. Lọc máu                                                                          D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3. Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu ?

A. 1,5 lít                                B. 2 lít                    C. 1 lít                                    D. 0,5 lít

Câu 4. Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức ?

A. Tất cả các phương án còn lại                   B. Bể thận

C. Ống thận                                                                        D. Nang cầu thận

Câu 5. Có bao nhiêu cơ vòng ngăn cách giữa bóng đái và ống đái ?

A. 2                        B. 1                                         C. 3                          D. 4

Câu 6. Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây ?

A. Hồng cầu                        B. Nước                                C. Ion khoáng    D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7. Thành phần nào dưới đây của nước tiểu đầu sẽ được hấp thụ lại ?

A. Tất cả các phương án còn lại                   B. Crêatin

C. Axit uric                                                                           D. Nước

Câu 8. Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ

A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.

B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.

C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.

D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.

Câu 9. Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện ?

A. 50 ml                                B. 1000 ml                            C. 200 ml              D. 600 ml

Câu 10. Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ?

A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết

B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu

C. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn

D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng

Đáp án

1. B         2. C         3. A        4. B         5. A

6. A        7. D        8. B         9. C         10. C

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

+ Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?

+Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em có thói quen nào và chưa có thói quen nào ?

                1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

Gồm:

– Các vi khuẩn gây bệnh.

– Các chất độc trong thức ăn.

– Khẩu phần ăn không hợp lí.

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vì sao có sự khác nhau về thành phần nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu ?

Lời giải:

Sự khác nhau : có thể trả lời theo gợi ý ở bảng sau :

Thành phần chất              Nước tiểu đầu   Nước tiểu chính thức

Các chất hoà tan                              

Các chất hoà tan                              

Các chất dinh dưỡng                      

Khác nhau vì:

Nước tiểu chính thức là sản phẩm của nước tiểu đầu qua 2 quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp, diễn ra ở ống thận.

4. Hướng dẫn về nhà:

Học bài theo vở ghi và câu hỏi trong sgk

Đọc và tìm hiểu bài mới: “Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu”

Leave a Comment