Giáo án bài các giác quan của em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI         các giác quan của em   I.             MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.            Kiến thức, kĩ năng: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI         các giác quan của em

 

I.             MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.            Kiến thức, kĩ năng:

˗              Sau bài học:

– HS nêu được tên, chức năng của các giác quan

– Biết cách bảo vệ các giác quan và phòng tránh cận thị học đường.

  2.  Phẩm chất:

        – Chăm chỉ: Giữ vệ sinh các giác quan

       – Trách nhiệm: Ý thức tự bảo vệ, chăm sóc các giác quan, ngồi học đúng tư thế đọc sách nơi có đủ ánh sáng.

3.Năng lực chung:

         -Tự chủ và tự học: Tự làm được những việc để chăm sóc và bảo vệ các giác quan của minh

        -Tự học, tự hoàn thiện:– Nhận ra và sửa chữa sai sót trong việc giữ gìn và bảo vệ các giác quan qua lời nhận xét của thầy cô.

        -Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong chăm sóc, bảo vệ cơ thể.

          -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

4.Năng lực đặc thù:

        –   Nhận thức khoa học: Biết được tầm quan trọng của các giác quan đối với sức khỏe con người.

        – Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các giác quan, vai trò và cách bảo vệ các giác quan trên cơ thể.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

– Giáo viên:

        -Tranh ảnh hoặc đoạn video về việc sử dụng các giác quan trong sinh hoạt hằng ngày. Các vật dụng, đồ chơi, trái cây hoặc hoa có mùi thơm.

– Học sinh:

–              SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

TIẾT 1

1. Hoạt động khởi động và khám phá: (3 phút)

   a. Mục tiêu:

-Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về các giác quan của cơ thể.

-Dẫn dắt vào bài mới.

   b. Cách tiến hành:

      -GV cho HS chơi trò chơi “Thi nói nhanh”

GV phổ biến luật chơi: Sau khi GV nêu câu hỏi “Các bộ phận nào của cơ thể em dùng để nhận biết đặc điểm của một bông hoa?”.

–              HS lắng nghe luật chơi

–              HS thực hiện chơi thừ

–              HS xung phong trả lời em nào nói được một ý đúng sẽ được các bạn vỗ tay khen ngợi

-GV nhận xét chung về sự chú ý, hứng thú tham gia chơi trò chơi và sự phát hiện chính xác của các em  tuyên dương cả lớp.

        -Nãy giờ chúng ta đã tìm hiểu các bộ phận giúp ta nhận biết được các đặc điểm của bông hoa như: màu sắc, mùi hương,… các bộ phận có vai trò như thế nào với cơ thể chúng ta, làm thế nào để chúng lúc nào cũng khỏe chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Các giác quan của cơ thể”. 

* Dự kiến sản phẩm:

– Các em tham gia trò chơi đầy đủ

  * Tiêu chí đánh giá:

– Thực hiện đúng các động tác trò chơi.

2. Hoạt động 1: Tên và chức năng của các giác quan: mắt, mũi, tai, lưỡi và da: (13 phút)

   *. Mục tiêu:

–              HS nêu tên, chức năng của các giác quan:: mắt, mũi, tai, lưỡi và da

   *. Cách tiến hành:

–              GV chuyển ý: Hôm nay An và Nam sẽ có điều gì bất ngờ giới thiệu cho các bạn không? 

         -GV giới thiệu tranh 1,2 ở trang 96,97/ SGK

        –  Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh trả lời câu hỏi. 

          + An và các bạn đang làm gì?

          +Các bạn đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để thực hiện việc làm đó?

HS thảo luận, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm khác theo dõi nhận xét và đóng góp ý kiến.

Bức tranh 1: An dùng mũi nhận biết mùi hương của bông hoa.

 Lan dùng tay để nhận biết độ nhám, sự nóng lạnh của thân cây.

 Hải dùng mắt để ngắm hoa.

    Bức tranh 2 :      Minh dùng lưỡi  để nếm vị của trái cây.

Dũng dùng tai để nghe tiếng chim hót.

       -GV chốt ý: Qua hình vẽ,các bạn đã dùng các bộ phận mắt,mũi,tai,lưỡi và da trên cơ thể mà các em có thể nhận biết được màu sắc,âm thanh, mùi, vị, . Mắt, mũi, lưỡi, da, tai là các giác quan của cơ thể.

       -Kết luận: Nhờ các bộ phận mắt, mũi, tai, lưỡi và da trên cơ thể mà các em có thể nhận biết được màu sắc, âm thanh, mùi, vị, nóng lạnh

* Dự kiến sản phẩm:

– Các câu trả lời về các giác quan trên cơ thể các bạn đã dùng để cảm nhận

– Nêu được các giác quan của cơ thể.

* Tiêu chí đánh giá:

           -Trả lời đúng, đủ ý

3. Hoạt động 2: Thực hành sử dụng các giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh  (14 phút)

   a. Mục tiêu:

        -Sử dụng các giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh.

   b. Cách tiến hành:

GV chuyển ý: Các em đã biết được các giác quan của cơ thể chúng ta rồi bây giờ chúng ta hãy thực hành  sử dụng các giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh nhé.

-Giáo viên chuẩn bị một số thức ăn:sầu riêng,muối,đường,chanh , khăn voan,..(tùy tình hình thực tế, giáo viên có thể chuẩn bị các thức ăn, vật dụng khác1 số dụng cụ khác)

 

-Giáo viên tổ chức trò chơi “Đố bạn”

-Giáo viên phổ biến luật chơi: HS cử 4 bạn lên tham gia trò chơi. Các em tự bịt mắt bằng khăn voan. Nhiệm vụ của các em là dùng các giác quan để nhận biết các thức ăn và đồ vật. HS nào nhận biết đúng và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.

-4 HS tham gia chơi

– Lớp theo dõi nhận xét và cùng giáo viên rút ra kết luận.

     Kết luận: Chúng ta có thể nhận biết các vật xung quanh bằng các giác quan: mắt,mũi,tai,lưỡi và da

* Dự kiến sản phẩm:

– Học sinh nhận biết đúng các vật có trong trò chơi

* Tiêu chí đánh giá:

   – HS tham gia chơi một cách hứng thú, nghiêm túc.

      -Trả lời đúng,đủ ý.

4. Củng cố: (3 phút)

      – Hãy kể tên các giác quan của cơ thể.

       –  Có thể dùng giác quan nào để nhận biết hình dáng của sự vật?

5.Hoạt động nối tiếp sau bài học : (2 phút)

    Dặn dò HS về nhà làm một món ăn cùng với mẹ. Sau khi hoàn tất món ăn, HS sử dụng tất cả các giác quan của mình để cảm nhận về màu sắc, hình dạng, mùi vị của món ăn đó. Khi vào lớp, học sinh mô tả cho thầy(cô) và các bạn về món ăn đó.

TIẾT 2

* Tiết thứ 2

1.Hoạt động khởi động và khám phá (4 phút)

*Mục tiêu:     Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết trước.

* Cách tiến hành:

        -GVcho lớp đọc (nghe đọc) bài thơ “Tâm sự của cái mũi”, nhớ được tên bài thơ, tên tác giả “

– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: mũi là giác quan của cơ thể, mũi để thở, để ngửi, cần phải giữ gìn vệ sinh để mũi luôn sạch sẽ.

–              GV dẫn dắt vào bài tiết 2.

2.Hoạt động 1: Phòng tránh cận thị. (13 phút)

*Mục tiêu:  Học sinh thực hành nhận diện được một số giác quan.

*Cách tiến hành:

1. GV tổ chức cho hs quan sát các tranh 1, 2 ,3, 4 trang 98 SGK và thảo luận nhóm đôi  hoặc 4 và trả lời các câu hỏi.

 

Nhiệm vụ:

– Nội dung bức tranh vẽ gì?

– Chúng ta cần làm gì để phòng tránh cận thị?

b) Thực hành xử lí: Nhận xét câu nói của bạn An: “ Đeo khẩu trang khi ra đường sẽ xấu và khó thở lắm!.

– GV cho hs quan sát tranh ở cuối trang 98 SGK  và thảo luận cặp đôi.

Nhiệm vụ:

  – Bạn Nam đang nói gì với mẹ?

 – Theo em, mẹ của bạn Nam sẽ làm gì để giúp bạn trong tình huống này?

 

  Em có đồng ý với ý kiến của bạn An không? Vì sao?

2. Trong khi học sinh thực hành, giáo viên có thể đi đến quan sát lắng nghe học sinh thảo luận, nếu cần có thể đưa ra gợi ý.

( Gợi ý: Không đồng tình với ý kiến của bạn An vì đeo khẩu trang giúp bản thân không hít bụi, khí độc, bảo vệ giác quan và giúp bảo vệ sức khỏe, phòng tránh được một số bệnh viêm đường hô hấp đang diễn biến phức tạp hiện nay.)

– Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo về những cách xử lí khác nhau, đóng vai thể hiện. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– Giáo viên hỗ trợ học sinh rút ra bài học: Khi gặp những tình huống như trên thì em nên làm gì là tốt nhất để thể hiện được trách nhiệm trong chăm sóc, bảo vệ các giác quan và giúp bảo vệ sức khỏe của mình.

  Gv lưu ý nên đeo khẩu trang vừa vặn, không qúa chật và phải đúng cách.

3. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Kết luận:

     Để tránh bị cận thị, em nên ngồi học đúng tư thế, học bài và đọc sách nơi có đủ ánh sáng, nghỉ ngơi thị giác từng lúc. Cần ăn đầy đủ chất, khám mắt định kì để giúp đôi mắt sáng và mạnh khỏe.

Dự kiến sản phẩm:

    – Các câu trả lời về cách phòng tránh cận thi.

    – Nêu được giải pháp khắc phục khi mắt có dấu hiệu kém thị lực .

* Tiêu chí đánh giá:

       – Trả lời đúng, đủ ý

3.Hoạt động 2: Bảo vệ giác quan (14p)

*Mục tiêu: HS biết cách bảo vệ các giác quan

  *Cách tiến hành:

 1. GV tổ chức cho hs quan sát tranh 1, 2 ,3, 4 trang 99 SGK và thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

 

 

Nhiệm vụ:

a) Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và giao cho mỗi nhóm một tình huống xử lí:

– Tình huống 1: (Nhóm 1): Những việc làm của các bạn trong tranh 1 gây hại như thế nào? (Gợi ý: Bạn trai nghe nhạc quá lớn gây hại tai).

– Tình huống 2: (Nhóm 2): Những việc làm của các bạn trong tranh 2 gây hại như thế nào? (Gợi ý: Bạn gái uống nước quá nóng làm đau rát lưỡi).

– Tình huống 3: (Nhóm 3): Những việc làm của các bạn trong tranh 3 gây hại như thế nào? (Gợi ý: Bạn trai chọc bút chì vào lỗ mũi sẽ làm tổn thương mũi).

– Tình huống 4: (Nhóm 4): Những việc làm của các bạn trong tranh 4 gây hại như thế nào? (Gợi ý: Bạn gái sờ tay vào ấm nước nóng làm bỏng tay).

*. Hoạt động cả lớp: Lớp phó học tập điều khiển các bạn thảo luận để đưa ra những cách xử lí khác nhau có thể xảy ra, sau đó chọn một cách mà các bạn cho là hợp lí nhất để đóng vai, trình bày trước lớp.

Ví dụ:

*Tình huống 1: Bạn nên làm gì để bảo vệ giác quan?

– Không nghe âm thanh quá lớn.

*Tình huống 2: Bạn nên làm gì để bảo vệ giác quan?

  – Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

* Tình huống 3: Bạn nên làm gì để bảo vệ giác quan?

  – Không chọc vật nhọn vào mũi sẽ làm tổn thương mũi.

* Tình huống 4: Bạn nên làm gì để bảo vệ giác quan?

  – Không sờ tay vào các vật quá nóng hoặc quá lạnh,…..

*Kết luận: Em cần bảo vệ các giác quan của mình.

4. Củng cố: ( 2 phút)

        – Em cần làm gì để phòng tránh cận thị?

        -Em nên làm gì để bảo vệ các giác quan?

5.Hoạt động tiếp nối sau bài học: Học sinh thực hành chăm sóc, bảo vệ các giác quan của em, phòng tránh các rủi ro nguy hiểm có thể gây ra và lan tỏa cho người xung quanh cùng thực hiện.

  Dặn dò: (2 phút)

       – Các em đã biết được tác dụng, cách bảo vệ của các giác quan của mình từ nay cần chú giữ giữ gìn và chăm sóc các giác quan của cơ thể để có một cơ thể khỏe mạnh chất lượng sống luôn luôn tốt.

TÂM SỰ CỦA CÁI MŨI

 

Tôi là chiếc mũi xinh

Giúp bạn biết bao điều

Ngửi hương thơm của lúa

Hương ngạt ngào của hoa

                    ***

Như vậy đã hết đâu

Giúp bạn thở nữa đấy

Chúng ta cùng giữ sạch

Để chiếc mũi thêm xinh

 

Leave a Comment