Giáo án bài Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 7 Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp:9 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC  TIÊU …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

7 Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp:9

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC  TIÊU

1.Kiến thức

 – Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.

– Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.

– Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở , mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.

2. Về năng lực

                                Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

– Năng lực phát hiện vấn đề.

– Năng lực giao tiếp.

– Năng lực hợp tác.

– Năng lực tự học.

– Năng lực sử dụng CNTT và TT.  – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

– Năng lực tính toán.

– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên : Chuẩn bị một số bài tập.

2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS             Nội dung ghi bài

Hoạt động 1: Khởi động

– GV: Kiểm tra bài cũ

 Thế nào là hợp chất hữu cơ ? Có mấy loại hợp chất hữu cơ? Cho VD minh hoạ.

– Đặt vấn đề:

    Trong hoá học hữu cơ, ứng với một công thức phân tử có thể có rất nhiều chất với cấu tạo khác nhau. Vậy viết công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này!

                -HS lên bảng

Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức

a. Mục tiêu:

– Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.

b. Nội dung:Hỏi đáp, trực quan, làm việc nhóm

c. Sản phẩm:HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

– GV: Nhắc lại C, O, H có hoá trị mấy?

– GV: Hướng dẫn cách viết công thức phân tử CH4.

– GV: Biểu diễn liên kết của CH3Cl, CH3OH.

– GV: Từ những VD trên rút ra nhận xét.

– GV: Biểu diễn liên kết của C2H6.

– GV: Từ những VD trên chobiết các nguyên tử C có liên kết trực tiếp với nhau được không?

– GV: Cho HS viết C3H8.

– GV: Thông báo có 3 loại mạch cacbon.

– GV: YC 2 HS lên biểu diễn CTPT của C2H6O.

– GV: Tại sao cùng CTPT nhưng rượu etylic lại có CTCT khác đimetyl ete?

– GV: Từ VD trên rút ra NX.

– GV: Hãy viết CTCT của C2H6 và C2H6O.

– GV: Từ CTCT trên cho ta biết gì?

– GV: Chốt lại ý chính

– GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ.

                – HS: Nhắc lại.

– HS: Lắng nghe.

– HS: Làm BT

– HS: Trả lời

– HS: Lắng nghe.

– HS: Trả lời.

– HS: Biểu diễn liên kết.

– HS: Lắng nghe.

– HS: Làm BT

-HS: Vì có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

– HS: Rút ra nhận xét. 

– HS: Viết CTCT

– HS: Trả lời

– HS: Lắng nghe.

– HS: Đọc SGK

                I .ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ HCHC:

1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử.

– Trong các HCHC, C(IV), H(I), O(II).

  Hiđro: H-  Oxi: – O –

     CH4 :           CH3Cl:          CH3OH

2. Mạch cacbon :

Có 3 loại mạch cacbon:

+ Mạch nhánh:

+ Mạch vòng:

3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

  Rượu etylic                    

Đimetyl ete                    

II. Công thức cấu tạo :  Cho biết thành phần và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Etan:

Rượu etylic: Viết gọn: CH3 – CH3

Viết gọn: CH3 – CH2 – OH

Hoạt động 3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập tính chất đã học

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh luyện tập, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

– GV chiếu bài tập lên tivi.

Bài tập: Hãy viết CTCT của các chất có CTPT sau: CH3Br, CH4O, CH4, C2H6,

– GV hướng dẫn HS Làm BT 1,2,3,4,5 / SGK,

– GV: Tổ chức thảo luận nhóm trong 5’:

Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học sau:                    

– GV: Chiếu slide 27 cho HS trả lời các câu hỏi của trò chơi ô chữ.

– GV hướng dẫn hs làm BT 3/sgk

 – GV gọi học sinh lên bảng làm bài, gọi học sinh khác nhận xét. GV chốt kiến thức.            – Học sinh đọc bài.

-HS lên bảng

-HS trao đổi cặp đôi

– Học sinh lên bảng

– HS: chơi trò chơi

-HS lên bảng

– HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục tiêu:

   Vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

   Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm:

   HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống.

d. Tổ chức thực hiện:

   GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

– GV : Em có biết 

Trong hóa học hữu cơ, ứng với một công thức phân tử có thể có rất nhiều chất với cấu tạo khác nhau. Thí dụ, với công thức C4H10 (Butan) có hai chất, còn với công thức C10H22 có tới 75 chất có cấu tạo khác nhau. Hiện tượng trên đã làm cho số lượng các HCHC tăng lên rất nhiều           

– HS chú ý quan sát, lắng nghe, tiếp thu kiến thức

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

1. Tổng kết: Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học. Chốt lại kiến thức đã học.

2. Hướng dẫn tự học ở nhà: Xem trước bài Metan

Leave a Comment