Giáo án bài chữ i , k môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file TUẦN 3 Thứ ba, ngày 22 tháng 09 năm 2020 CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ Tiết 3-4 Bài 2: I i K k (SHS trang 32, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

TUẦN 3

Thứ ba, ngày 22 tháng 09 năm 2020

CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ

Tiết 3-4

Bài 2: I i K k (SHS trang 32, 33)

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

1. Từ kinh nghiệm xã hội, ngôn ngữ của bản thân, nói về bài học:

– Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa chữ i, k (kiềm, kéo, kính, kẹo,bí đỏ, củ mì…)

2. Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ i, k; nhận diện cấu tạo tiếng,  đánh vần đồng thanh lớn các tiếng bi, kệ.

3. Viết được chữ i, k, từ có âm chữ i, k (bi, kệ).

4. Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng dì, kê, bí đỏ, ví da đọc được câu ứng dụng Dì có bí đỏ và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản.

5. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.

6. Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm,năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và giao tiếp qua việc đọc, viết.

7. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. CHUẨN BỊ

– Giáo viên: Sách HS, Tập viết, sách GV. Thẻ in chữ i, k (in thường, in hoa, viết thường). Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ. Bảng phụ.

– Học sinh: bảng cài, sách giáo khoa, bảng con, tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ

HS đọc: d, đ, da bò, bỏ dở, da dê, da dẻ, đổ vỡ, đo đỏ, vỏ đỗ, bà đẻ, đỡ đẻ

– Viết chữ đá dế

– Nói câu có tiếng chứa âm d, đ

– Nhận xét.

2. Khởi động

– Y/c HS mở sách trang 32, quan sát tranh và trao đổi với bạn những gì thấy trong tranh.

– GV ghi các từ có âm i, k giúp HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng.

– GV giới thiệu bài mới.

3. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới:

3.1. Nhận diện âm chữ mới:

– GV giới thiệu chữ i, k in thường, in hoa.

– HS quan sát và tìm chữ i, k trong bộ thực hành.

– HDHS đọc âm i: Miệng mở hẹp hơn khi phát âm ê.

– HDHS đọc âm k (ca)

3.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng

– HDHS quan sát từng mô hình, phân tích, đánh vần tiếng bi, kệ

– Nhận xét.

4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa

– Yêu cầu HS quan sát tranh bi, kệ và cho biết tranh vẽ gì? (bi, kệ)

– Nhận xét câu trả lời của HS. GV cho xuất hiện từ bi, kệ

– Hỏi: Trong tiếng bi, tiếng kệ có âm gì em vừa mới học?  (i, k)

– HS đánh vần, đọc trơn, đọc trơn tiếng bi, kệ

– Nhận xét.

5. Tập viết

5.1 Viết vào bảng con

a. Viết chữ i:

– GV đính chữ i viết thường.

– GV viết mẫu (vừa viết vừa phân tích cấu tạo nét chữ).

– Hướng dẫn HS viết trên không và viết trên bảng con.

– GV theo dõi hướng dẫn sửa lỗi cho HS.

– Gv tổ chức cho HS đánh giá bài của mình và của bạn.

b. Viết chữ k (Tiến hành tương tư chữ i)

c. Viết chữ bi:

– GV viết và phân tích chữ bi.

– Luyện cho học sinh viết trên không và viết bảng con.

– Tổ chức cho HS nhận xét bài bạn.

d. Viết chữ kệ: (Tiến hành tương tự chữ bi)

5.2  Viết vào vở.

– Cho HS viết bài vào vở:  I, bi, k, kệ vào vở TV.

– HS nhận xét bài của  mình và của bạn, sửa lỗi nếu có.

– HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.

__________

TIẾT 2

6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và luyện tập đánh vần, đọc trơn

a. Mở rộng vốn từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới.

– Y/c HS đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng trong nhóm 2 (dì, kê, bí đỏ, ví da)

– Cho HS đọc trước lớp các từ mở rộng (dì, kê, bí đỏ, ví da)

– Giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ mở rộng thông qua tranh trang 33.

– Y/c HS thảo luận nhóm đôi 2 phút : Nói 1 câu có chứa từ mở rộng.

– Cho HS nói trước lớp.

– Nhận xét.

– Y/c HS tìm thêm 1 số từ có tiếng chứa âm i, k (Tên bạn, tên mình, ti vi, kéo, kèn…)

– Nhận xét.

b. Đọc và tìm hiểu nội dung câu ứng dụng

– Viết bảng từ : Dì có bí đỏ.

– Y/c HS tìm, phân tích và đánh vần tiếng có âm vừa học (dì, bí)

– Y/c HS đánh vần, đọc trơn câu ứng dụng trong nhóm 2.

– Y/c HS đọc trước lớp câu ứng dụng.

– Giúp HS tìm hiểu câu thông qua câu hỏi Ai có bí đỏ? Bí đỏ của ai? Dì có gì?

7. Hoạt động mở rộng

– GV cho HS chơi trò chơi Đoán hình.

– GV phổ biến luật chơi: GV sẽ mời 1 HS lên bảng và quay mặt về bảng. GV đính 1 trong 3 hình vẽ bút chì (bánh mì, kéo) trên lưng HS đó. Cả lớp ở phía dưới sẽ dùng lời nói tả về hình đó để HS trên bảng đoán ra vật gì?

– HS tham gia trò chơi.

– GV nhận xét, hỏi Tranh vẽ những gì? (bút chì, bánh mì, kéo)

+ Tất cả các từ này đều chứa âm gì em vừa mới học? (i, k)

+ Bút chì dùng để làm gì? Em thích ăn bánh mì với gì? Kéo dùng để làm gì?

–  Nhận xét. Giáo dục HS phòng tránh tai nạn thương tích khi dùng kéo, bút chì, những vật sắc, nhọn.

8. Củng cố, dặn dò

– Nhận diện lại chữ i, k:

+ Đính nhiều âm lên bảng, cho HS tìm chữ i, k

– Nhận xét.

– Chuẩn bị tiết học sau.

—————————————————————————————————–

Leave a Comment