Giáo án bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 20 Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động                 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: – Khái niệm câu chủ động và câu bị …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

20 Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

               

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Khái niệm câu chủ động và câu bị động.

– Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

– Nhận biết câu chủ động và câu bị động.

– Giải thích lí do lựa chọn.

– Biết đặt câu chủ động và câu bị động.

3.Phẩm chất:

– Chăm học, hoàn thành các bài tập được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Kế hoạch dạy học

– Học liệu: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV.

Những điều cần lưu ý: Tham gia cấu tạo câu bị động trong TV thường có các từ được, bị. Tuy nhiên cần phân biệt câu bị động với câu bình thường chứa các từ bị, được (câu bị động: Nó bị thầy phạt. Nó bị phạt. Nó được khen; câu bình thường: Cơm bị thiu. Nó được đi bơi.)

2. Chuẩn bị của học sinh:  Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

*HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

– Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 

– Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

– Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

– Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

– Nhiệm vụ:

Xác định chủ thể, hành động, đối thể trong mỗi câu sau và cho biết hành động tác động lên chủ thể hay đối thể?

VD: (1)Tôi sút quả bóng.

(2)Ngôi chùa được nhân dân xây dựng từ thế kỉ XVII.

(3)Sân cỏ bị người ta dẫm nát.

– Phương án thực hiện:

+ Thực hiện: Hoạt động nhóm

– Thời gian: 2 phút

2. Thực hiện nhiệm vụ:

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

* Giáo viên:

– Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh

– Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs hoạt động theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi trong khoảng 2 phút

Dự kiến sản phẩm:

Câu        Chủ thể                Hành động          Đối thể

(1)          tôi           sút          quả bóng

(2)          nhân dân             xây dựng             ngôi chùa

(3)          người ta               dẫm nát               sân cỏ

-> Hành động tác động lên đối thể.

3. Báo cáo kết quả:

– Học sinh báo cáo

4. Nhận xét, đánh giá:

– Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

–  Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+  tinh thần, ý thức hoạt động học tập

+ kết quả làm việc

+ bổ sung thêm nội dung

=> Để người đọc ( nghe ) hiểu được mục đích của nội dung câu nói – Trong Tiếng Việt có sử dụng 2 kiểu câu : câu chủ động và câu bị động, cùng với mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Câu chủ động là gì và câu bị động là gì ? Mục đích chuyển đổi kiểu câu ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò            Nội dung

 

Hoạt động 1.

 1.Mục tiêu:

– HS nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động .

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân

– Hoạt động nhóm

– Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

– Phiếu học tập cá nhân

– Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên treo bảng phụ chứa ví dụ sgk

Câu hỏi 1: Xác định CN của các câu trên?

 

– Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm bàn

*. VD: Yêu cầu hs làm việc theo nhóm:

Xác định CN của các câu trên

– Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: + Làm hoạt động cặp đôi

– Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần

– Dự kiến sản phẩm:

Mọi người / yêu mến em.

         CN          VN

b. Em / được mọi người yêu mến.

CN       VN

c. Con mèo/ vồ con chuột.

         CN   /       VN

d. Con chuột/ bị con mèo vồ.      

CN         VN

 

*Báo cáo kết quả:

– Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả

– Nhóm khác bổ sung

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 1,2: Câu hỏi 2

Nhóm 3,4: câu hỏi 3

Câu hỏi 2:

Trong 4 ví dụ trên hãy tìm những câu có chủ ngữ trực tiếp thực hiện hành động tác động lên vị ngữ?

 Chủ ngữ câu trên thực hiện hành động gì? Làm chủ hoạt động gì? Hoạt động đó hướng vào ai?

 

Câu hỏi 3

Ở câu b và d ch

 ngữ có thực hiện hoạt động hướng vào người, vật khác không? Vì sao?

 

Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Hoạt động nhóm

– Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần

* Dự kiến sản phẩm:

Câu 2

– a. Mọi người yêu mến em.

  c. Con mèo vồ con chuột.

– Câu a: hành động "yêu mến" của chủ thể "mọi người" hướng vào đối tượng "em";

– Câu c: hành động " vồ " của chủ thể "mèo" hướng vào đối tượng "con chuột".

– Chủ ngữ làm chủ hoạt động => hướng vào VN

Câu 3:

* Dự kiến sản phẩm:

Không  thực hiện hành động hướng vào người, vật khác.

– CN được (bị) hoạt động của người, vật khác hướng vào.

 Chủ ngữ là đối tượng của hoạt động.

Qua phân tích các ví dụ 1 em hãy cho cô biết em hiểu thế nào là câu chủ động, thế nào là câu bị động?

 

*Báo cáo kết quả:

– Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả

– Nhóm khác bổ sung

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

Bài tập nhanh: Hoàn thành vào phiếu học tập xác định câu chủ động và câu bị động trong những câu sau:

Xác định câu chủ động, câu bị động.

a.Người lái đò đẩy thuyền ra xa

b. Bắc được nhiều người tin yêu.

c. Đá được chuyển lên xe.

d. Mẹ rửa chân cho em bé.

e. Tàu hỏa bị bọn xấu ném đá lên.

f. Em bé được mẹ rửa chân cho.

Lưu ý: Tham gia cấu tạo câu bị động trong TV thường có các từ được, bị. Tuy nhiên cần phân biệt câu bị động với câu bình thường chứa các từ bị, được (câu bị động: Nó bị thầy phạt. Nó bị phạt. Nó được khen; câu bình thường: Cơm bị thiu. Nó được đi bơi.)

 

Hoạt động 2:

1. Mục tiêu:

– HS nắm được mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động .

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

– Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên treo bảng phụ chứa ví dụ sgk

GV treo bảng phụ ghi ví dụ:

– Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng ồ nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "Vua toán" của lớp từ mấy năm nay…,tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

a, Mọi người yêu mến em.

b, Em được mọi người yêu mến?

Hãy chọn một trong hai câu sau để điền vào dấu … Giải thích cho sự lựa chọn của mình? Theo em mụ

 đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là gì?

 

– Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm

*. VD: Yêu cầu hs làm việc theo nhóm:

Xác định CN của các câu trên

– Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: hoạt động nhóm

– Giáo viên: Quan sát,hỗ trợ hs

– Dự kiến sản phẩm:

– Chọn câu b

– Vì câu b điền vào dấu … cho phù hợp và tạo được tính liên kết: Em tôi là chi đội trưởng, là "vua toán" từ mấy năm nay, em được mọi người yêu mến.

– Biến đổi từ câu chủ động sang câu bị động là để thay đổi cách diễn đạt tránh lặp mô hình cấu trúc câu.

– Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động hay ngược lại là nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn văn.

– Tránh lặp mô hình câu

 

*Báo cáo kết quả:

– Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả

– Nhóm khác bổ sung

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Bài tập bổ trợ:

 Câu 1:

* Xác định kiểu câu sau, chuyển sang kiểu câu khác với câu đã cho?

– Bố tôi cho tôi cây bút.

HS xác định:

– Câu chủ động.

– Chuyển sang câu bị động:

+ Tôi được bố cho cây bút.

+ Cây bút được bố cho tôi.

=>Trong tiếng Việt, không ai nói : Học sinh bị phạt bởi thầy; em được mến bởi anh,… Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đã bắt đầu xuất hiện một số lối nói theo khuôn mẫu này .VD: Chương trình này được tài trợ bởi LG.

Câu 2:

* Xác định nội dung biểu thị của cặp câu sau?

a. Sông ngòi bị cát bồi làm cho khô cạn dần.

b. Cát bồi làm cho sông ngòi khô cạn dần.

– Nội dung biểu thị: “ sông ngòi khô cạn dần”.

 -Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại, nhằm mục đích gì ?

Câu 3:

– Cách diễn đạt của câu nào ở 2 đoạn văn trên đạt hiệu quả? Nêu ý nghĩa?

 (1) Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng ở Châu Âu rất ưa chuộng các sản phẩm này.

(2) Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được  khách hàng Châu Âu rất ưa chuộng.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:

                1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học

                2. Phương thức thực hiện:  Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

                3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

                4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh

                5. Tiến trình hoạt động

                *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Làm bài tập phần luyện tập trong sgk

– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

                *Thực hiện nhiệm vụ

                – Học sinh: Trình bày trên giấy nháp

                – Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh

 Dự kiến sản phẩm: Các câu bị động:

(1) – Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê…thấy;

–  Nhưng cũng…..trong hòm.

(2) -Tác giả “Mấy vần thơ ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

-> Trong các VD trên đây, tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn

Giáo viện gọi 1 học sinh trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh yêu cầu

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vừa học vào thực tế đời sống

2. Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá Hs, Gv đánh giá Hs

5. Tiến trình hoạt động:

GV giao nv:

Câu 1:Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?

      A. Mẹ đang nấu cơm                                         B. Lan được thầy giáo khen

C. Trời mưa to                                                     D. Trăng tròn.

Câu 2: Cho học sinh sắp xếp các cụm từ thành câu chủ động hoặc câu bị động rồi chuyển sang câu bị động hoặc câu chủ động.

– Cây bằng lăng

– Trồng

– Lớp em

– Được (bị)

Thực hiện nhiệm vụ

                – Học sinh: 2 hs lên bảng trình bày

                – Giáo viên: Giáo viên quan sát

Dự kiến sản phẩm

– Câu chủ động: Lớp em trồng cây bằng lăng.

– Câu bị động: Cây bằng lăng được lớp em trồng.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

5. Tiến trình hoạt động:

Tìm câu chủ động và câu bị động trong các văn bản đã học?

*Dặn dò:

                – Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 5          

I. Câu chủ động và câu bị động:

1.Ví dụ:

2. Nhận xét:

 

a. Mọi người / yêu mến em.

         CN          VN

b. Em / được mọi người yêu mến.

CN       VN

c. Con mèo/ vồ con chuột.

         CN   /       VN

d. Con chuột/ bị con mèo vồ.      

CN         VN

 

– a. Mọi người yêu mến em.

  c. Con mèo vồ con chuột.

Hai câu chủ động.

 

b. Em được mọi người yêu mến

d. Con chuột bị con mèo vồ.

Hai câu bị động.

*Câu chủ động:

– có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.

* Câu bị động:

– có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

 

3. Ghi nhớ (SGK)

II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

 

– Chọn câu b: Em được mọi người yêu mến.

-> Vì :

 -Tạo liên kết câu, câu văn có sự mạch lạc, thống nhất.

-Thay đổi cách diễn đạt tránh lặp cấu trúc câu.

3. Ghi nhớ 2: sgk (58 ).

 

III. Luyện tập:

Bài tập sgk: Tìm câu bị động trong các đoạn trích giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?

*Các câu bị động:

(1) – Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê…thấy;

–  Nhưng cũng…..trong hòm.

(2) -Tác giả “Mấy vần thơ ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

-> Trong các VD trên đây, tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.

Leave a Comment