Giáo án bài Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 72 Cơ sở khoa học của các biện phát tránh thai   I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Khi học xong bài này, HS: – Phân …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

72 Cơ sở khoa học của các biện phát tránh thai

 

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

Khi học xong bài này, HS:

– Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình.

– Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.

– Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai.

Trọng tâm : Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

2. Kĩ năng :

– Rèn kĩ năng quan sát ; so sánh ; tổng hợp.

– Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………

3. Thái độ :

– yêu thích môn học

4. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống …

II. CHUẨN BỊ.

– Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm.

– 1 số dụng cụ tránh thai như: bao cao su,   vỉ thuốc tránh thai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

1.Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

– Thế nào là sự thụ tinh? Thụ thai Điều kiện để có sự thụ tinh, thụ thai?

– Hiện tượng kinh nguyệt?

3.Bài mới

Họat động của giáo viên                Họat động của học sinh Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Trong xã hội hiện nay, những tệ nạn làm cho cuộc sống của con người không lành mạnh, một phần trong số đó là do thiếu hiểu biết dẫn tới có trường hợp 15 tuổi đã có con. Tuy nhiên, khoa học đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp tránh thai hữu hiệu nhằm giúp gia đình và xã hội phát triển ngày càng bền vững

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 1 :

+ Em hãy cho biết nội dung của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình ?

+ Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào ? cho biết lí do ?

+ Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào ?

– Gv phải hướng ý kiến khác nhau vào yêu cầu xung quanh ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.

+ Điều gì sẽ xảy ra khi có thai ở tuổi còn đang đi học (tuổi vị thành niên)?

+ Em nghĩ như thế nào khi HS THCS được học về vấn đề này ?

+ Em có biết hiện nay có nhiều trẻ em tuổi vị thành niên có thai hay không ? Thái độ của em như thế nào trước hiện tượng này ?    

– Cá nhân có thể trả lời chưa đầy đủ nội dung  HS khác bổ sung.

– HS trao đổi nhóm dựa trên những hiểu biết của mình qua phương tiện thông tin đại chúng

+ Không sinh con quá sớm (trước 20t ).

+ Không đẻ dày, nhiều.

+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống .

+ Mỗi người phải tự giác nhận thức  để thực hiện.

 

– Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

– HS thảo luận nhóm  thống nhất ý kiến về những vấn đề Gv nêu ra.

 

– Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.  I. Ý nghĩa của việc tránh thai:

 

 

– Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: Đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.

 

– Đối với HS (tuổi vị thành niên) không nên có con sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần.

 2 :

+ Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hay tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ?

– Gv có thể đưa thêm dẫn chứng  về có thai ngoài ý muốn để giáo dục HS.

– Gv cần nhấn mạnh hậu quả khi có thai ở tuổi vị thành niên để HS tự ý thức bảo vệ, giữ gìn bản thân      

– Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK trang 197.

– Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.

– Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.

 

– HS nghe giảng

                II. Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên:

– Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu.

 

 3 :

+ Dựa vào điều kiện thụ tinh và thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai ?

– GV cho HS giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó

+ Cần có những biện pháp nào để thực hiện nguyên tắc tránh thai ?

– Gv nên cho HS nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách :

+ Cho HS quan sát bao cao su, thuốc, ….

+ Cho một nhóm đọc tên nguyên tắc và nhóm khác đọc phương tiện sử dụng.   

– Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến

– Đại diện nhóm trình bày kết quả  nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

– Nhóm thống nhất chọn phương tiện tránh thai phù hợp với nguyên tắc.

 

– Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.

                III. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:

* Nguyên tắc tránh thai:

– Ngăn trứng chín và rụng.

– Tránh không để tinh trùng gặp trứng.

– Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

* Phương tiện tránh thai:

– Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai ….

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên ?

A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao.

B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 2. Việc nạo phá thai có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây ?

A. Vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau

B. Chửa ngoài dạ con ở lần sinh sau

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Vô sinh

Câu 3. Muốn tránh thai, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc nào dưới đây ?

A. Tránh không để tinh trùng gặp trứng

B. Ngăn cản trứng chín và rụng

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

Câu 4. Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh ?

A. Thắt ống dẫn tinh                                       B. Đặt vòng tránh thai

C. Cấy que tránh thai                                      D. Sử dụng bao cao su

Câu 5. Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự chín và rụng của trứng ?

A. Sử dụng bao cao su                                    B. Đặt vòng tránh thai

C. Uống thuốc tránh thai                                               D. Tính ngày trứng rụng

Câu 6. Thành phần không thể thiếu của viên tránh thai là

A. prôgestêrôn.                B. ơstrôgen.                       C. LH.                     D. FSH.

Câu 7. Thông thường, khi uống thuốc tránh thai thì

A. trứng sẽ không còn khả năng thụ tinh.

B. chúng ta vẫn có kinh nguyệt bình thường.

C. chúng ta sẽ tắt kinh hoàn toàn.

D. trứng vẫn rụng bình thường.

Câu 8. Biện pháp tránh thai nào dưới đây thường được áp dụng cho nam giới ?

A. Sử dụng bao cao su                                    B. Đặt vòng tránh thai

C. Uống thuốc tránh thai                                               D. Tính ngày trứng rụng

Câu 9. Biện pháp nào dưới đây không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục ?

A. Uống thuốc tránh thai                                              B. Thắt ống dẫn tinh

C. Đặt vòng tránh thai                                    D. Sử dụng bao cao su

Câu 10. Phương pháp tránh thai nào dưới đây không áp dụng cho những người có chu kì kinh nguyệt không đều ?

A. Uống thuốc tránh thai                                              B. Đặt vòng tránh thai

C. Tính ngày trứng rụng                                 D. Sử dụng bao cao su

Đáp án

1. D        2. C         3. C         4. B         5. C

6. A        7. B         8. A        9. D        10. C

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

– Trình bày những cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

Hiểu được các điều kiện để có thai là trứng phải chín, rụng và được thụ tinh : trứng đã thụ tinh phải làm tổ được trong lớp nội mạc tử cung (thụ thai) để phát triển thành thai bình thường cho đến khi sinh. Do đó, khi không muốn có thai hay chưa muốn có thai khi chưa đủ điều kiện thì cần :

1. Ngăn không cho trứng chín và rụng bằng sử dụng viên thuốc tránh thai trong đó có prôgestêrôn và ơstrôgen là những thành phần có tác dụng kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH nên trứng không phát triển đến độ chín và rụng.

2. Ngăn không cho trứng gặp tinh trùng để thụ tinh, có thể sử dụng :

a) Bao cao su hoặc mũ tử cung để ngăn tinh trùng đến gặp trứng thụ tinh (đây cũng là biện pháp đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục) hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.

b) Có thể vợ chồng gặp nhau tránh ngày rụng trứng bằng theo dõi chu kì rụng trứng qua chu kì kinh nguyệt (biện pháp này không thật an toàn vì có thể tính sai hoặc do những rối loạn về nội tiết gây rụng trứng bất thường).

c) Nếu vợ chồng đã có số con mong muốn mà không muốn sinh con tiếp có thể đình sản bằng thắt ống dẫn tinh (ở nam) hoặc thắt ống dẫn trứng (ở nữ).

3. Ngăn không cho trứng làm tổ trong lớp nội mạc tử cung thì có thể sử dụng các dụng cụ tránh thai (trước đây quen gọi là đặt vòng tránh thai vì các dụng cụ có dạng vòng tròn nhưng sau này nhiều loại có hình T, hình cung, hoặc hình uốn lượn…).

4. Khi đã trót có thai mà không muốn có con thì có thể giải quyết bằng cách hút điều hoà kinh nguyệt hoặc bằng nạo thai sớm khi thai còn nhỏ ở các cơ sở y tế đáng tin cậy để tránh làm tổn thương đến cơ quan sinh sản (như thủng tử cung hoặc dính tử cung…).

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Liên hệ thực tế các biện pháp tuyên truyền ở địa phương em về kế hoạch hóa, về sức khỏe sinh sản vị thành niên…

4. Hướng dẫn về nhà:

– Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.

– Đọc trước bài 64: Các bệnh lây qua đường tình dục.

Leave a Comment