Kéo xuống để xem hoặc tải về!
30 Đi bộ ngao du
( Trích Ê-min hay về giáo dục)
– Ru- xô-
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Hiểu rõ đây là VB nghị luận với cách lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục; tác giả là nhà văn; bài này trích trong một tiểu thuyết nên các lí lẽ luôn hòa quyện với thực tiễn cuộc sống của riêng ông, khiến VB nghị luận không những sinh động mà qua đó còn thấy được ông là người giản dị, quí trọng tự do và yêu thiên nhiên.
2. Năng lực: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích tìm hiểu tác phẩm văn nghị luận hiện đại.
3. Phẩm chất: HS biết yêu tự do,
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Kế hoạch bài học.
– Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 3 phút)
1. Mục tiêu:
– Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
– Kích thích HS tìm hiểu về văn bản Đi bộ ngao du
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
– Gv: nêu câu hỏi
Em có đi bộ không? Em thấy nó có tác dụng gì?
– Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh: trả lời
– Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
– Dự kiến sản phẩm: khỏe mạnh, khoan khoái…
* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
* Đánh giá kết quả:
– HS nhận xét, bổ sung đánh giá
– GV nhận xét đánh giá
->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện giao thông vận tải ngày một phát triển, hiện đại, đã có không ít người ngại đi bộ. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn sáng sáng, tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn chúng ta sắp tìm hiểu : “Đi bộ ngao du”. Vậy đi bộ ngao du có ý nghĩa là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1 : Giới thiệu chung (5phút)
1. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả và văn bản “Đi bộ ngao du”
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: bài làm của Hs
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
– Các nhóm đánh giá lẫn nhau.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv:? Giới thiệu vài nét về Ru-xô và văn bản “Đi bộ ngao du” mà các em đã chuẩn bị?
– Hs tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh đại diện nhóm lên trình bày…
– Giáo viên, HS quan sát, lắng nghe…
– Dự kiến sản phẩm
1. Tác giả:
– Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ ở nước Pháp TK XVIII.
– Là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết lớn.
G: Ru-xô mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ. Thời thơ ấu ông chỉ đi học vài năm, từ 12 đến năm 14 tuổi sau đó làm nghề thợ chạm, làm đầy tớ, làm gia sư, dạy âm nhạc….Trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng.
2. Văn bản:
– Đoạn trích “Đi bộ ngao du” được trích trong quyển V của tác phẩm “E-min hay Về giáo dục” (1762)
-> Đây là thiên luận văn – tiểu thuyết với hai nhân vật chính: em bé E-min và thầy giáo gia sư. Qúa trình giáo dục Ê-min từ lúc ra đời đến tuổi trưởng thành là nội dung chính của tác phẩm. Chia thành 5 giai đoạn (tương ứng với 5 quyển)….
GĐ1: bắt đầu từ khi em bé mới sinh ra cho đến khoảng 2-3 tuổi: nhiệm vụ của gđ này là làm sao cho em được phát triển tự nhiên.
GĐ2: từ khi Ê-min lên 4-5-> 12 tuổi: đây là giai đoạn giáo dục cho Ê-min một nhận thức bước đầu, song giáo dục nhẹ nhàng, không gò bó.
– GĐ3: kéo daì khoảng 3 năm, Ê-min được trang bị một số kiến thức hữu ích nhưng không phải trong sách vở trừu tượng mà trong thực tiễn sinh động của cuộc đời và từ 15 tuổi, Ê-min được học một nghề lao động chân tay: thợ mộc.
– GĐ4: từ 16-20 tuổi, Ê-min được giáo dục về đạo đức và tôn giáo.
– GĐ5: Ê-min trưởng thành, đi du lịch 2 năm trước khi cưới để cho đạo đức và nghị lực được thử thách và góp phần hiểu thêm về XH.
– Văn bản nghị luận (luận văn – tiểu thuyết). Văn bản dùng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du.
Bố cục: 3 phần
– “Từ đầu …bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
– “ Tiếp theo…không thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.
– Còn lại: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.
Trật tự sắp xếp hợp lí theo dụng ý của tác giả:
+ Đối với Ru-xô tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Suốt đời ông đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ phong kiến.
+ Ru-xô thuở nhỏ không được học hành, ông rất khát khao kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Vì thế lập luận trau dồi vốn kiến thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số lợi ích của việc đi bộ.
*Báo cáo kết quả: HS lên trình bày
*Đánh giá kết quả
– Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
HĐ 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. (25 phút)
1. Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh tự đánh giá.
– Học sinh đánh giá lẫn nhau.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
– Gv:
1. Tác giả đã quan niệm như thế nào về vấn đề đi bộ ngao du?
2. Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ? Nhận xét cách lập luận của tác giả ở luận điểm này? Nhận xét ngôi kể ở đoạn này?
3. Các cụm từ : “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục, có ýý nghĩa gì ? Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của người đi bộ?
– Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hđ cặp đôi
– Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS
– Dự kiến sản phẩm
1. Tác giả đã quan niệm: Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa.
2. Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ:
– Đi bộ ngao du ta hoàn toàn tự do “ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng”.
– Quan sát khắp nơi….xem xét tất cả…một dòng sông ….một khu rừng rậm…một hang động…một mỏ đá, các khoáng sản …=> tùy theo ýý thích của mình.
– Không lệ thuộc ai: “ những con ngựa hay những gã phu trạm..”
– Không lệ thuộc bất cứ cái gì: “thời gian, đường sá. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ”.
Nhận xét :
– Dẫn chứng và lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối một cách tự nhiên. Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do cho người đi: tùy thích, đói ăn, khát uống, đêm nghỉ, ngày đi, đi để chơi, để học, để rèn luyện.
– Kể theo ngôi kể thứ nhất “tôi, ta”. Cách xưng hô “ tôi – ta” xen kẽ chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Khi xưng “tôi” là khi tác giả muốn nói về những kinh nghiệm riêng mang tính chất cá nhân. Khi xưng “ta” là khi lí luận chung => Cách xưng hô thay đổi bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung -> gần gũi, thân mật.
3. Các cụm từ : “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục: Nhấn mạnh sự thoả mãn cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du.
Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc đi bộ dem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
*Báo cáo kết quả
HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận
(Trình trên bảng phụ)
*Đánh giá kết quả
HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung
– Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
1. Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh tự đánh giá.
– Học sinh đánh giá lẫn nhau.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
– Gv:
1. Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì?
2. Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của cách lập luận ấy?
3. Tại sao tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go?
4. Để nói về sự hơn hẳn của các kiến thức thu được khi đi bộ ngao du, tác giả đã dụng so sánh kèm theo lời bình luận nào?
5. Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
– Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hđ cặp đôi
– Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS
– Dự kiến sản phẩm
– Gv:
1. Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức
– Xem xét tài nguyên phong phú trên miền đất.
– Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng.
– Sưu tầm các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên…
2. Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả:
– Nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng các kiểu câu khác nhau.
– So sánh kiến thức linh tinh trong các phòng sưu tập, thậm chí của vua chúa với sự phong phú trong phòng tập của người đi bộ ngao du.
– Xen kẽ các lời bình luận (nêu cảm xúc) của tác giả.
=> Đề cao kiến thức của thực tế khách quan. Xem thường kiến thức sách vở giáo điều.
3. Tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go vì:
+ Ta-let, Pla-tông, Pi-ta-go là những nhà triết học và toán học nổi tiếng. Họ luôn quan sát, nghiền ngẫm khi đi dạo chơi.
=> Đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế. Đồng thời khích lệ mọi ngưòi hãy đi bộ để mở mang kiến thức.
4. Để nói về sự hơn hẳn của các kiến thức thu được khi đi bộ ngao du, tác giả sử đã dụng:
– So sánh: Kiến thức linh tinh… trong các phòng sưu tập (vua chúa) với sự phong phú trong phòng sưu tập của người đi bộ ngao du (là cả trái đất), hơn cả nhà tự nhiên học Đô – Băng – Tông .
5. Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du giúp mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng vốn hiểu biết và làm giàu trí tuệ.
*Báo cáo kết quả
HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận
*Đánh giá kết quả
HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung
– Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
1. Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của Hs
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh tự đánh giá.
– Học sinh đánh giá lẫn nhau.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
– Gv:
1. Cách chứng minh luận điểm thứ ba này có gì đặc sắc?
2. Việc sử dụng các câu cảm thán ở đây có tác dụng gì?
– Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hđ cặp đôi
– Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS
– Dự kiến sản phẩm
– Gv:
1. Cách chứng minh: So sánh hai trạng thái tinh thần khác nhau: người đi bộ ngao du (vui vẻ, hân hoan, khoan khoái).
người ngồi trên xe ngựa (mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ). Tính từ được sử dụng liên tiếp.
2. Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du, đó là nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống và tính tình được vui vẻ.
*Báo cáo kết quả
HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận
*Đánh giá kết quả
HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung
– Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 5: Tổng kết
1. Mục tiêu: Nêu được những đặc sắc trong cách kết thúc vấn đề của tác giả.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
– Học sinh tự đánh giá.
– Học sinh đánh giá lẫn nhau.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
– Giáo viên: nêu yêu cầu
Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản
– Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: thảo luận cặp đôi.
– Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
– Dự kiến sản phẩm:
Nghệ thuật:
– Đưa dẫn chúng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn đời sống.
– Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một HS.
– Sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”, “ta” hợp lí, gắn kết được nội dung mang tính khái quát và kiến thức mang tính trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của bản thân người viết, làm cho lập luận thêm thuyết phục.
Nội dung: Những lợi ích của việc đi bộ:
– Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do.
– Mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống.
– Tạo niềm vui cho con người.
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
– Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
1712-1778, là nhà văn, nhà triết học..
2.Văn bản
a, Xuất xứ, thể loại:
– Xuất xứ:…
– Thể loại:…
b, Đọc, chú thích, bố cục:
– Đọc.
– Chú thích.
– Bố cục:
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do-không lệ thuộc vào bất cứ ai:
– Xen kẽ ngôi kể “tôi –ta”.
=> Đem lại cảm giác tự do……
2. Đi bộ ngao du trau dồi vốn kiến thức, hiểu biết:
– Nêu dẫn chứng bằng cách so sánh, kết hợp lời bình luận.
=> Mở mang năng lực khám phá đời sống….
3. Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ tinh thần con người.
– So sánh hai trạng thái tinh thần khác nhau.
=> Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du…
III. Tổng kết: (5’)
* Ghi nhớ / 102.
IV. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: hs làm vào vở bài tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– HS tự đánh giá
– Hs: đánh giá lẫn nhau
– Gv: đánh giá hs
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv: Nhận xét về cách đặt tên văn bản của tác giả?
– Hs: tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh: làm việc cá nhân
– Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết
– Dự kiến sản phẩm:….
* Báo cáo kết quả: Hs: trình bày miệng
* Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: (2 phút)
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
– HS tự đánh giá
– HS đánh giá lẫn nhau
– Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
– Gv: ? Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Đi bộ ngao du tốt cho sức khỏe”
* Thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: trả lời
– Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.
– Dự kiến sản phẩm: bài viết của Hs
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: ( 1 phút)
1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà
3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá
– HS tự đánh giá
– HS đánh giá lẫn nhau
– Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động :
* Chuyển giao nhiệm vụ:
– Gv: Tìm các tài liệu nói về lợi ích của việc đi bộ.
– HS: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: làm bài
– Giáo viên: chấm bài.
– Dự kiến sản phẩm: bài làm của học sinh
* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: