Giáo án bài đồ dùng trong nhà môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tự nhiên xã hội BÀI: “ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ” I. MỤC TIÊU:    Sau bài học, HS:   – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tự nhiên xã hội

BÀI: “ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ”

I. MỤC TIÊU:

   Sau bài học, HS:

  – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

  – Nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

  – Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

  – Lựa chọn được cách xử lý tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.

  Bài học bước đầu góp phần hình thành ở học sinh:

  – Năng lực giao tiếp ( trao đổi với bố mẹ hoặc người thân về cách xử lý khi bản thân bị thương, trao đổi với bạn và chia sẻ trước lớp về cách  sử dụng các đồ dùng, thiết bị có trong nhà của mình…đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong nhà…).

  – Năng lực quan sát (quan sát tranh vẽ để lựa chọn đồ vật đặt vào vị trí thích hợp…).

  – Năng lực giải quyết vấn đề ( xử lý các tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng đồ dùng trong nhà không cẩn thận..)

  – Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

  – Tinh thần trách nhiệm, tính ngăn nắp, cẩn thận.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

  –  Ti vi, Các tranh trong bài 4 – SGK, thẻ hình vẽ ngôi nhà và các đồ dùng, thiết bị trong nhà, bông băng y tế, thuốc sát trùng, băng keo cá nhân, khăn giấy, máy chiếu, loa, đoạn phim ngắn…

2. Học sinh:

  – SGK, VBT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết thứ 1:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN     HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động khởi động và khám phá:

*Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các đồ dùng trong nhà, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

*Các tiến hành:

– GV tổ chức với hình thức trò chơi “Truyền điện”.

– Phổ biến luật chơi: Sau khi GV nêu yêu cầu: “ Nói tên một đồ dùng trong nhà mà em biết”, một bạn HS được chỉ định đứng lên nêu nhanh tên đồ dùng, sau đó được chỉ định một bạn bất kỳ khác đứng lên trả lời tiếp.Bạn trả lời sau không được trùng câu câu trả lời với bạn trước đó.

– Nhận xét chung và dẫn dắt vào bài: “ Đồ dùng trong nhà”.

Hoạt động 1: Tên và cách sử dụng một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

*Mục tiêu: HS đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

*Cách tiến hành:

– Gv chiếu tranh trang 20, 21 trong SGK phóng to trên bảng.

– Yêu cầu HS quan sát tranh trang 20, 21 trong SGK theo nhóm đôi và hỏi đáp theo nhóm về một số đồ dùng thiết bị có trong nhà bạn An.

– GV quan sát các nhóm, gợi ý để HS hỏi và trả lời được nhiều hơn về cách sử dụng của một số đồ dùng, thiết bị. ( Tủ lạnh sử dụng để làm gì? Muốn sử dụng được ta cần phải làm gì? Ly thủy tinh được làm bằng gì? Muốn sử dụng ta cần chú ý điều gì?….

– Yêu cầu 2 -3 cặp lên chỉ tranh và hỏi – đáp trước lớp.

– Sau đó tổng kết và giúp HS rút ta kết luận:

Các đồ dùng, thiết bị thường có trong nhà là tivi, tủ  lạnh, nồi cơm điện, bếp gas, tủ, ghế, cốc, bát…

Hoạt động 2: Cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

*Mục tiêu: HS nêu được cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

*Cách tiến hành:

– Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi về cách sử dụng các đồ dùng trong gia đình.

– Sau đó cho 1 vài HS chia sẻ trước lớp

– Tổng kết và hướng dẫn HS rút ra kết luận:

 Em sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

 

– Hoạt động tiếp nối sau bài học:

– Dặn dò HS về nhà sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

 

– HS thực hiện.

– HS chia sẻ: Nồi cơm điện dùng để nấu cơm,bếp gas dùng để nấu, chén dùng để ăn cơm, ly dùng để uống…

– Chú ý rút ra kết luận.

– Lắng nghe và thực hiện.

 

Tiết 2:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN     HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động khởi động và khám phá:

*Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dụng học ở tiết trước.

*Các tiến hành:

– Chia lớp thành nhóm 4 và tổ chức trò chơi.

– Phổ biến luật chơi: Phát cho mỗi nhóm một bức tranh vẽ ngôi nhà chưa có các đồ dùng và hình ảnh một số đồ dùng trong nhà.

– Yêu cầu HS lựa chọn hình ảnh đồ dùng và đặt vào vị trí phù hợp.

– Dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.

Hoạt động 1: Đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm khi sử dụng.

* Mục tiêu: HS nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm hại bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

*Cách tiến hành:

– Yêu cầu HS quan sát tranh trang 22 trong SGK theo nhóm đôi và thảo luận các yêu cầu:

+ Kể tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong tranh dưới đây.

 + Để an toàn, chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng các đồ vật đó?”.

– Quan sát và gợi ý cho các nhóm tìm hiểu nhiều hơn.

– Yêu cầu 2-3 cặp lên chỉ tranh và hỏi – đáp về các đồ dùng có thể gây nguy hiểm cũng như cách sử dụng an toàn các đồ dùng đó.

– Mở rộng thêm, giúp HS nhận biết một số nhóm đồ dùng, thiết bị khác. Ví dụ:

+ Nhóm đồ dùng điện: nồi cơm điện, lò nướng, nồi lẩu cắm điện…

+ Nhóm đồ dùng phát nhiệt: bàn là, bếp gas…

+ Nhóm đồ dùng sắc nhọn: dao, đĩa, kéo…

– Giáo dục HS ý thức giữ an toàn cho bản thân khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà…

– Giúp HS rút ta kết luận:

Em cần cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm.

Hoạt động 2: Cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

*Mục tiêu: HS nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

*Cách tiến hành:

– Yêu cầu HS chia nhóm 4 cho HS xem 1 đoạn phim ngắn sau đó trả lời câu hỏi:

“ + Chuyện gì xảy ra với các bạn trong tranh?

  

+ Em sẽ khuyên bạn điều gì trong tình huống đó?”

– Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.

– Hướng dẫn HS một số biện pháp (không nên bưng đồ nóng trên tay, không được ghim vào ổ điện khi tay bị ướt, đưa đồ sắc nhọn phải đưa cẩn thận…) để giữ an toàn cho bản thân trong các trường hợp trên.

– Hướng dẫn HS rút ra kết luận:

Em cần cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm.

Hoạt động 3: Xử lý tình huống.

*Mục tiêu: HS lựa chọn được cách xử lý tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng đồ dùng trong nhà không cẩn thận.

*Cách tiến hành:

– Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, đóng vai giải quyết tình huống.

– Gợi ý cho HS cách xử lý tình huống.

– Cùng HS nhận xét và  cùng HS rút ra kết luận.

– Giới thiệu số điện thoại 115 và tổ chức trò chơi “ Ai nhớ nhanh hơn” để học sinh vừa chơi vừa ghi nhớ số điện thoại này.

– Hướng dẫn HS rút ra kết luận:

Khi bị thương, em cần bình tĩnh xử lý vết thương, có thể gọi điện thoại cho ba mẹ, người lớn trong nhà hoặc gọi số 115.

– Cho HS đọc các từ khóa trong bài: “ Đồ dùng – thiết bị” theo cá nhân, nhóm.

Hoạt động tiếp nối sau bài học:

– Dặn dò HS về nhà trao đổi với bố mẹ hoặc người thân về cách xử lý khi bản thân bị thương.

– Ôn tập kiến thức của các bài 1, 2, 3, 4 để chuẩn bị cho bài ôn tập tiếp theo.

 

Leave a Comment