Giáo án bài Glucozơ VÀ Saccarozơ theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 13 Glucozơ VÀ Saccarozơ Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp:9 Thời gian thực hiện: 2 tiết GLUCOZƠ:      Công thức phân tử : C6H12O6                                                                                            …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

13 Glucozơ VÀ Saccarozơ

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp:9

Thời gian thực hiện: 2 tiết

GLUCOZƠ:      Công thức phân tử : C6H12O6                                                   

                                        SACCAROZƠ:      Công thức phân tử:  C12H22O11

I. MỤC  TIÊU 

1. Kiến thức

Trình bày được:

 Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng) của glucozơ, saccarozơ.

 Tính chất hóa học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu của glucozơ

 Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật của glucozơ

 Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim của saccarozơ.

 Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật …rút ra nhận xét về tính chất của glucozơ.

 Viết được các PTHH (dạng CTPT) minh họa tính chất hóa học của glucozơ.

 Phân biệt dung dịch glucozơ với ancol etylic và axit axetic.

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật …rút ra nhận xét về tính chất của saccarozơ.

 Viết được các PTHH (dạng CTPT) của phản ứng thủy phân saccarozơ.

 Viết được PTHH thực hiện chuyển hóa từ saccarozơ  glucozơ  ancol etylic  axit axetic .

 Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ và ancol etylic.

 Tính % khối lượng saccarozơ trong mẫu nước mía.

2. Năng lực cần hướng đến:

                Học sinh phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– Năng lực sử dụng CNTT và TT   – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

– Năng lực thực hành hóa học

– Năng lực tính toán

– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên :

Ảnh một số loại trái cây có chứa glucozơ, saccarozơ.

Glucozơ, saccarozơ dung dịch AgNO3, dung dịch NH3.

b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS             Nội dung ghi bài

Hoạt động 1 : Khởi động

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chủ đề.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu chủ đề mới.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

– GV đăt vấn đề: Trong cuộc sống chúng ta thường hay dùng mía và trái nho. Trong những thức ăn đó có chứa nhiều glucozơ và saccarozơ . vậy chúng có tính chất vật lý và tính chất hóa học như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

(giáo viên chia bảng làm hai phần, dạy song song cả hai phần kiến thức glucozo và saccarozo)       -HS chú ý lắng nghe

Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức

a.Mục tiêu:

 Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng) của glucozơ, saccarozơ.

 Tính chất hóa học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu của glucozơ

 Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim của saccarozơ.

 Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật của glucozơ

 Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.

b. Nội dung: Hỏi đáp, trực quan, làm việc nhóm

c. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

Hoạt động 2.1 Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí

a. Mục tiêu:

 Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng) của glucozơ, saccarozơ.

b. Nội dung: Hỏi đáp, trực quan, làm việc nhóm về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của glucozơ và sacarozơ.

c. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

– GV: – GV giới thiệu: Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín ( đặc biệt trong quả nho chín). Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật

saccarozơ.

Glucozơ

– GV:  Yêu cầu HS quan sát hình 5.12 SGK/153 và các thông tin SGK nêu trạng thái tự nhiên của saccarozơ.

Cho HS quan sát mẫu glucozơ  và saccarozơ quan sát trạng thái, màu sắc, mùi vị

– GV: Cho vào ống nghiệm 1 ít glucozơ  , saccarozơ và nước

– GV: Yêu cầu HS nhận xét về tính tan của  glucozơ trong nước

– GV: Từ đó em hãy rút ra tính chất vật lí của  glucozơ và saccarozơ

-HS: Nghe giảng

– HS: Glucozơ là chất kết tinh không màu, có vị ngọt

– HS: Quan sát

–  HS: Glucozơ  và saccarozơ dễ tan trong nước

–  HS: Glucozơ là chất kết tinh không màu, có vị ngọt, dễ tan trong nước

                I. Trạng thái tự nhiên :

Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, trong cơ thể người

và động vật

Saccarozơ  có nhiều trong thực vật: mía, củ cải đường, thốt nốt…

II. Tính chất vật lí

– Glucozơ là chất kết tinh không màu, có vị ngọt, dễ tan trong nước

-Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước

Hoạt động 2.2 Tính chất hóa học

a. Mục tiêu:

 Tính chất hóa học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu của glucozơ

 Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim của saccarozơ.

b. Nội dung: Đàm thoại – Trực quan – Thảo luận nhóm – Tìm hiểu SGK.

c. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

– GV: Làm thí nghiệm glucozơ tác dụng với  AgNO3 trong dung dịch NH3

– GV: Yêu cầu HS quan sát

– Giải thích: màu trắng bạc trên thành ống nghiệm chính là bạc

– GV: Glucozơ được dùng để điều chế rượu etilic

                – HS: Quan sát

-HS: Có màu trắng bạc trên thành ống nghiệm

– Nghe giảng

C6H12O6 + Ag2O     C6H12O7 + 2Ag

–  HS: C6H12O6     2C2H5OH + 2 CO2

II. Tính chất hoá học glucozo

1. Phản ứng oxi hoá glucozơ

C6H12O6 + Ag2O    C6H12O7 + 2Ag

2. Phản ứng lên men rượu

C6H12O6    2 C2H5OH + 2CO2

-GV: Biểu diễn thí nghiệm 1: Cho saccarozơ tác dụng với AgNO3 trong NH3 và đun nhẹ.

-GV: Biểu diễn thí nghiệm 2 SGK.

-GV: Giới thiệu về phản ứng thủy phân saccarozơ và sản phẩm tạo ra của phản ứng.

-GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH xảy ra.          -HS: Theo dõi thí nghiệm của GV và nêu hiện tượng sảy ra.

-HS: Theo dõi thí nghiệm biểu diễn của GV và nêu hiện tượng xảy ra: Có kết tủa Ag xuất hiện.

-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

-HS: Viết PTHH xảy ra:

C12H22O11 + H2O  C6H12O6 + C6H12O6                II. Tính chất hóa học sacrozo:

C12H22O11 + H2O  C6H12O6 + C6H12O6

=> Phản ứng thủy phân saccarozơ trong môi trường axit.

– Phản ứng này còn sảy ra nhờ tác dụng của enzym.

Hoạt động 2.4 Ứng dụng – Điều chế

a.Mục tiêu:

 Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật của glucozơ

 Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.

b. Nội dung: Hỏi đáp, trực quan, làm việc nhóm.

c. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

-GV: chiếu hình ảnh

– GV: Cho HS đọc SGK về các ứng dụng của glucozơ

– GV: Gọi HS nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng

                -HS: Đọc SGK và trả lời

– HS: Trả lời.

– HS: Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật. Được dùng để pha huyết thanh, sản xuất vitamin C, tráng gương

                III ỨNG DỤNG CỦA GLUCOZƠ

– Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.

–  Được dùng để pha huyết thanh, sản xuất vitamin C, tráng gương

GV: chiếu hình ảnh

-GV: Yêu cầu HS tìm hiểu sơ đồ ứng dụng của saccarozơ và nêu một số ứng dụng cơ bản.              -HS: Tìm hiểu sơ đồ và nêu các ứng dụng quan trọng của saccarozơ.                III. Ứng dụng saccarozơ:

– Thức ăn cho con người.

– Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và pha chế thuốc.

Hoạt động 3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập tính chất đã học

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh luyện tập, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

-Giáo viên chiếu bài tập

Thực hiện chuyển hóa từ saccarozơ  glucozơ  ancol etylic  axit axetic.

– GV: Nhận xét

– GV: Gọi 1 HS trình bày cách nhận biết bằng phương pháp hóa học các dung dịch:

 glucozơ, rượu etylic và saccarozơ

– GV: Hướng dẫn học sinh làm BT5/ SGK 155

+ Khối lượng saccarozơ có trong 1 tấn mía chứa 13 % saccarozơ.

+ Tính khối lượng saccarozơ theo hiệu suất của phản ứng

GV Cho HS làm BT theo phiếu học tập.

Câu 1: Trình bày cách phân biệt 3 ống nghiệm đựng dung dịch glucozơ, axit axetic, rượu etylic.

– Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Khi lên men glucozơ, người ta thấy thoát ra 11,2 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

a.            Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men.

b.            Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc đầu, biết hiêu suất quá trình lên men là 90%.

-GV cho hoạt động cặp đôi chấm phiếu học tập

-GVchấm phiếu học tập, chốt kiến thức

 -Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, gọi học sinh khác nhận xét. Giáo viên chốt kiến thức.    –  HS: Làm bài tập C12H22O11 C6H12O6 C2H5OH CH3COOH

1.            C12H22O11 + H2O  C6H12O6 + C6H12O6

2.            C6H12O6   2C2H5OH  + 2CO2

3.            CH3 – CH2 – OH + O2  CH3COOH + H2O

– HS: Lắng nghe.

– HS: Trình bày cách nhận biết

–  Cho 3 mẫu natri vào 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch trên ( C6H12O6, C2H5OH, C12H22O11)  

+ Nếu ống nghiệm nào có khí bay ra đó là: dung dịch rượu etylic.

C2H5OH       +      Na     C2H5ONa  +   H2

+ Nếu chất  nào không làm cho quỳ tím đổi màu là dung dịch C6H12O6, dung dịch C12H22O11.

– Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm chứa 2 dung dịch  còn lại và đun nóng  .

+ Nếu trên thành ống nghiệm có xuất hiện lớp bạc đó là dung dịch C6H12O6.

               C6H12O6   + Ag2O       C6H12O7   + 2Ag    

+  Nếu trên thành ống nghiệm không có xuất hiện lớp bạc đó là dung dịch C12H22O11.

– HS: Nghe giảng và ghi bài vào vở

+ Trong 1 tấn mía chứa 13 % saccarozơ có   tấn saccarozơ.

+ Khối lượng sacca rozơ  thu được :  tấn

– Học sinh đọc bài.

-HS làm phiếu học tập

-HS thực hiện nhiệm vụ

– HS: Lắng nghe, ghi bài.

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục tiêu:

   Vận dụng các kiến thức vận dụng vào cuộc sống, giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

   Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan.

c. Sản phẩm::

   Thuyết trình sản phẩm, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

      Giáo viên tổ chức dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, định hướng hoạt động, hỗ trợ học sinh, kiểm tra đánh giá quá trình học tập.

-GV chiếu hình ảnh, thông tin sau: Dung dịch Glucose 5% là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch , nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là loại thuốc quan trọng nhất cần thiết trong hệ thống y tế cơ bản.

Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng?

Chúng ta cùng quay trở lại câu hỏi vì sao trẻ em ăn kẹo bị sâu răng? Câu trả lời là do trong bánh kẹo là món ăn vặt mà nhiều trẻ em yêu thích nhưng trong bánh kẹo lại chứa nhiều đường là đường saccarose, glucose,frucose, maltose…các loại đường này tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong khoan miệng lên men tạo thành axit lactic bám trên bề mặt răng gây hư hại men răng. Khiến trẻ dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

Trẻ sau khi ăn bánh kẹo xong không có ý thức tự vệ sinh răng miệng cho nên sẽ để lại các mảng bám bánh kẹo dính trên thân răng tạo điều kiện cho các vi khuẩn sâu răng phát triển làm hư hại răng dẫn đến sâu răng.

                -HS chú ý quan sát, lắng nghe

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

                1. Tổng kết

-GV:

+Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.

+Chốt lại kiến thức đã học.

2. Hướng dẫn tự học ở nhà         

-Xem trước bài axetic

– Làm bài tập về nhà:1,2,3,4/179, bài tập 1, 3, 4 SGK/155.

 

Leave a Comment