Giáo án bài Hịch tướng sĩ theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 20 Hịch tướng sĩ                                       – Trần Quốc Tuấn- I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

20 Hịch tướng sĩ

                                      – Trần Quốc Tuấn-

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược

 – Nắm được đặc điểm cơ bản của thể văn hịch và đặc sắc nghệ thuật của văn chính luận Hịch tướng sĩ.

– Biết vận dụng bài học để viết bài văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô gíc và tư duy hình tượng, giữa lí và tình cảm.

2. Năng lực: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích văn nghị luận. Năng lực cảm thụ TP văn học nghị luận Trung đại.

3. Phẩm chất: HS biết phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc ở Bác Hồ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

                 – Kế hoạch bài học.

           – Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG  1:  MỞ ĐẦU: ( 3 phút)

1. Mục tiêu:

   – Học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về tác phẩm tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh có hứng thú vào bài học.

   – Hợp tác khi làm việc.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 – Gv: nêu câu hỏi

  ? Em hãy kể tên những danh tướng  của nhà Trần? Ai là danh tướng kiệt xuất nhất có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ( 1285, 1287)?

  – Hs: tiếp nhận

 * Thực hiện nhiệm vụ

 – Học sinh: trả lời

 – Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

 – Dự kiến sản phẩm: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1285, 1287) .Ông là một nhân vật lịch sử đặc biệt,  không chỉ lưu danh bằng một sự nghiệp võ công hiển hách mà còn để lại cho muôn đời một áng văn bất hủ “Hịch Tướng Sĩ”.

 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng

 * Đánh giá kết quả:

 – HS nhận xét, bổ sung đánh giá

 – GV nhận xét đánh giá

 ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

   Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1285, 1287) .Ông là một nhân vật lịch sử đặc biệt,  không chỉ lưu danh bằng một sự nghiệp võ công hiển hách mà còn để lại cho muôn đời một áng văn bất hủ “Hịch Tướng Sĩ”

        Hoạt động của  giáo viên và học sinh                            Nội dung

  HOẠT ĐỘNG  2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt  động 1: Giới thiệu chung

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Trần Quốc Tuấn và văn bản Hịch tướng sĩ.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động giao dự án

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn?

2. Nêu những hiểu biết của em về văn bản “Hịch tướng sĩ”

3. Trình bày những hiểu biết của em về thể loại của văn bản?

4. Văn bản này thuôc kiểu văn bản nào mà em đã học? Vì sao em khẳng định như vậy?

– Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: làm việc cá nhân.

– Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

– Dự kiến sản phẩm:

* Hình thức:   

 1. Tác giả:

– T Q Tuấn là người có phẩm chất cao đẹp, có tài năng văn vừ song toàn.

+ Đức : Biết đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân. Là người rộng lượng, mến chuộng người tài nên thu phục được nhiều tướng giỏi.

+ Tài : Là người có công lớn trong 3 lần đánh đuổi giặc nguyên mông, và được xem là linh hồn của 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.

+ Công  : Được ban chức Tiết chế thống lĩnh các đạo quân. Là con người có nhân cách vĩ đại nhất của thời đại Sát thát bình nguyên.

2. Văn bản:

– HCST: Khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai

– Được viết bằng chữ Hán.

– Thể hịch

+ Hịch là thể văn chính luận trung đại. Do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh, phong trào dùng hịch để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

+ Mục đích của hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm của người nghe -> Hịch đòi hỏi phải có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép.

– “Hịch tướng sĩ” được TQT viết để kêu gọi tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”; sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Nguyên- Mông xâm lược nước ta lần thứ hai.

– Bố cục gồm 4 phần:

+ Phần mở đầu: nêu vấn đề.

+ Phần 2: nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng.

+ Phần 3: nhận định, tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc.

+ Phần kết: nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.

=> Kết cấu bài hịch về cơ bản là giống kết cấu chung nhưng có sự thay đổi linh hoạt. Tác giả không nêu phần đặt vấn đề riêng vì toàn bộ bài hịch là nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

 Đ1: Từ đầu -> còn lưu tiếng tốt: Nêu giương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

 Đ2: Huống chi -> cũng vui lòng: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

 Đ3: Các ngươi…phỏng có được không: Nêu mối ân tình chủ tướng, phân tích phải trái làm rõ đúng sai.

    + Các ngươi…phỏng có được không?: Nêu mối ân tình giữa chủ tướng và tướng, phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ tướng sĩ.

    + Nay ta bảo thật …phỏng có được không? : Khẳng định hành động đúng lên làm.

 Đ4: Còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

3. Thể hịch

+ Hịch là thể văn chính luận trung đại. Do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh, phong trào dùng hịch để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

+ Mục đích của hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm của người nghe -> Hịch đòi hỏi phải có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép.

4. Kiểu văn bản nghị luận vì nó dùng lập luận để thuyết phục người nghe về vấn đề ….

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

– Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng    

Gv: Nhan đề: Dụ chư tì tướng hịch văn. Trong 3 cuộc k/chiến chống quân Mông- Nguyên, đây là cuộc k/chiến gay go, quyết liệt nhất. Trước sức mạnh như vũ bão của địch, hàng ngũ tướng lĩnh đã xuất hiện tư tưởng cầu hoà, dao động , một số khác do hưởng lạc , không chú ý rèn luyện quân sĩ chống giặc.Trước tình hình nguy cấp đó, TQT đã viết bài hịch  này nhằm mđ là đánh bại tư tưởng bàng quan, cầu an hưởng lạc trước vận mệnh đất nước trong hàng ngũ tướng sĩ.

– Làm lời tựa cho cuốn binh thư yếu lược.

– Thức tỉnh lòng trung nghĩa, tinh thần yêu nước của tướng sĩ, kêu gọi học tập binh pháp, sẵn sàng đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Hoạt  động 2: Đọc- Hiểu văn bản:

1. Mục tiêu: – Nắm được lòng yêu nước của vị chủ tướng

 -> khích lệ tinh thần yêu nước của quân sĩ

 – HS có ý thức làm việc độc lập và hợp tác.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của Hs

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Tác giả biểu dương  mấy  tấm gương trung thần nghĩa sĩ xả thân vì nước nổi tiếng ở Trung Quốc?

2. Những tấm gương này có điểm chung nào? Tác giả đã lập luận như thế nào? Nêu tác dụng của phép lập luận ấy?

– Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: suy nghĩ trả lời.

– Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

– Dự kiến sản phẩm:

1.  6 tấm gương, họ có điểm chung không sợ hiểm nguy sẵn sàng xả thân, hi sinh vì vua, vì chủ tướng trở thành gương sáng cho mọi người mọi thời đại noi theo?

2. Lập luận: liệt kê gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc. Đây là những d/c tiêu biểu toàn diện như một luận cứ

-> từ những tấm gương đó kêu gọi tướng sĩ nhà Trần  suy nghĩ về nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với chủ tướng, cũng là đối với đất nước => khích lệ  lòng trung quân ái quốc, sẵn sàng xả thân,hi sinh vì vua, vì chủ tướng, vì nước của các tướng sĩ đời Trần

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

– Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng    

 

1. Mục tiêu: thấy được tình thế của đất nước và lòng căm thù giặc của tác giả.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên: nêu yêu cầu

1.“Thời loạn lạc” và “buổi gian nan” ở đây thuộc thời kì lịch sử nào của nước ta?

2. Hình ảnh kẻ thù được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?

3. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua thái độ, hành động ntn? Để diễn tả nỗi căm thù ấy tác giả đã sử dụng NT gì? Tác dụng?

4. Đoạn văn này có tác dụng gì trong bài hịch?

– Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: thảo luận cặp đôi.

– Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

– Dự kiến sản phẩm:

1. “Thời loạn lạc” và “buổi gian nan” ở đây thuộc thời Trần, quân Mông- Nguyên lăm le xâm lược nước ta.

2. Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả bằng hành động thực tế: đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ. Tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho.

– NT: Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.

  NT ẩn dụ. Giọng văn mỉa mai, châm  biếm.

-> Làm nổi bật sự bạo ngược tham lam của kẻ thù.

Gv: Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục của người dân khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Năm 1277, Sài Xuân đi sứ buộc ta lên tận biên giới đón rước. Năm 1281, Sài Xuân lại sang sứ, cưỡi ngựa thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu; vua sai Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp. Xuân nằm khểnh không dậy. Rõ ràng thái độ bạo ngược, nghênh ngang.

3. + Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

– Qua hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn thắt tim thắt ruột.

– Qua thái độ: uất ức chưa xả thịt lột da….

  + Để diễn tả nỗi căm thù ấy tác giả đã:

– Sử dụng các động từ mạnh chỉ trạng thái tâm lí và hành động quên ăn, vỗ gối; xả thịt, lột da, nuốt, uống

-> Diễn tả niềm uất hận trào dâng trong lòng.

  Gv: Bao nhiêu tâm sức, nhiệt huyết của TQT dồn hết cả vào đoạn văn: “Ta thường…”. Câu văn chính luận đã khác họa sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn. Vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan thịt nát. TQT là một tấm gương yêu nước bất khuất đối với tướng sĩ.

4. Đoạn văn có tác dụng:

– Nêu tấm gương yêu nước bất khuất.

– Chính chủ tướng trực tiếp bày tỏ tình cảm có tác dụng động viên to lớn đối với các tướng sĩ.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

– Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng                                  I. Giới thiệu chung

1.Tác giả:

– T.Q.Tuấn (1231? – 1300 )

– Tước Hưng Đạo Vương, là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên 1285 và 1288.

2. Văn bản

 

a. Hoàn cảnh xuất xứ, thể loại :

 Khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai

– Thể loại:  Hịch

 

b. Đọc, chú thích bố cục

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Nêu gương sáng trong sử sách:

– Đưa các dẫn chứng xác thực từ thời xưa

-> Khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ.

  2. Tình thế đất nước và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn:

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: hs làm vào vở bài tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– HS tự đánh giá

– Hs: đánh giá lẫn nhau

– Gv: đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv: Sức hấp dẫn của văn bản nằm ở đâu

– Hs: tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: làm việc cá nhân

– Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết

– Dự kiến sản phẩm:

  HOẠT ĐỘNG  4:  VẬN DỤNG: (2 phút)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 – Gv:   Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua bài hịch?

 – HS: tiếp nhận

 * Thực hiện nhiệm vụ:

–  Học sinh: trả lời

–  Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

– Dự kiến sản phẩm:

         Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên ( 1285, 1287). Ông là một nhân vật lịch sử đặc biệt,  không chỉ lưu danh bằng một sự nghiệp võ công hiển hách mà còn để lại cho muôn đời một áng văn bất hủ “Hịch Tướng Sĩ”

* Báo cáo kết quả: Hs trình bày

* Đánh  giá kết quả:

+ Hs  khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

+ GV đánh giá câu trả lời của HS.-> GV chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 5:  TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: (1 phút)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà

3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh

4. Phương án kiểm tra đánh giá

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động :

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 – Gv: Sưu tầm tư liệu về Trần Quốc Tuấn

– HS: tiếp nhận

 * Thực hiện nhiệm vụ:

–  Học sinh: sưu tầm

–  Giáo viên: chấm bài.

– Dự kiến sản phẩm: bài sưu tầm của Hs

* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài

* Đánh  giá kết quả:

+ Hs  khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

+ GV đánh giá câu trả lời của HS.-> GV chốt kiến thức.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:                                                                            

 

HÀNH ĐỘNG NÓI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu nói cũng là một hành động. Số lượng hành động nói khá lớn nhưng chỉ qui lại một số kiểu khái quát nhất định. Có thể dùng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện một hành động nói.

2. Năng lực: HS có kĩ năng dùng kiểu câu phù hợp để giao tiếp đạt hiệu quả.Năng lực thực hiện hành động nói.

 3.Phẩm chất: HS có ý tình yêu Tiếng Việt; có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

                 – Kế hoạch bài học.

           – Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: (3 phút)

1 Mục tiêu:

   – Tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của học sinh đã biết , giúp học sinh nhận ra

    – Học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về tác phẩm tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh có hứng thú vào bài học.

   – Hợp tác khi làm việc.

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

  – GV: ra tình huống thực tế:

–              Bạn Lan cho cô mượn quyển sách?

–              Bạn Lan  đứng dậy

? Cô dùng cách nói để y/c bạn đứng lên, ngồi xuống, mượn sách hay dùng h/đ bằng tay để cầu khiến bạn?

=>  Cô dùng cách nóiVậy đó chính là cô đã thực hiện một hành động nói. 

  – HS: tiếp nhận

 * Thực hiện nhiệm vụ:

  – HS: trả lời

  – Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

  – Dự kiến sản phẩm:

Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv

  * Báo cáo kết quả: HS trả lời cá nhân

  * Đánh  giá kết quả:

  – HS nhận xét, bổ sung đánh  giá

  – GV nhận xét, đánh giá

  – GV: Giao tiếp là hoạt động quan trọng của con người. Thực hiện được mục đích giao tiếp là chúng ta đã thực hiện được hành động nói. Vậy hành động nói là gì? Chúng ta thường sử dụng những kiểu hành động nói nào? Ta cùng vào bài học.

Hoạt động của giáo viên và học sinh         Nội dung

  HOẠT ĐỘNG  2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:  Hành động nói là gì ( 7’)

1. Mục tiêu:  Giúp HS nắm được thế nào là hành động nói

2. Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– GV đánh giá

5. Tiến hành hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 – Gv:

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy ?

2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì ?

 4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm mực đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?

– HS: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

– HS: làm việc nhóm

– Gv: quan sát, giúp đỡ Hs

–  Dự kiến sản phẩm

1. – Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là để Thạch Sanh sợ hãi phải đi trốn để mình cướp công, hưởng lợi.

– Câu thể hiện mục đích ấy là : Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay di. Có chuyện gì anh ở nhà lo liệu. 2. -Lí Thông đã đạt được mục đích của mình.

– Câu thể hiện điều này là: Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trỏ về túp lều cũ dưới gốc đa, kiêm củi nuôi thân.

 3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện lời nói.

4. Việc làm của Lí Thông là một hành động (hành động nói) vì đó là một việc làm có mục đích.

* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày.

* Đánh  giá kết quả:

– HS nhận xét, bổ sung đánh  giá

– GV nhận xét, đánh giá

– GV chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Một số kiểu hành động nói thường gặp(7’)

1. Mục tiêu:  Giúp HS nắm các kiểu hành động nói thường gặp.

2. Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– GV đánh giá

5. Tiến hành hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

– Gv:

 1. Trong đoạn trích ở mục “Hành động nói là gì ?”, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói cùa Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì ? 

2. Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động. (SGK, t.2, tr. 63)

3. Liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết qua phân tích hai đoạn trích ở mục “Hành động nói là gì ?” và mục “Một số kiểu hành động nói thường gặp”. 

– HS: tiếp nhận:

* Thực hiện nhiệm vụ:

– HS: hoạt động cặp đôi

– Gv:quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở Hs

–  Dự kiến sản phẩm:

 1. Các câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định :

 – "Con chằn tinh ây là của vua nuôi đã lâu" dùng để trình bày.

– "Nay em giết nó, tất không khỏi bị hỏi tội chết" dùng để đe dọa.

– "Có chuyện gì anh ở nhà lo liệu" dùng để hứa hẹn.

2. – Trong lời cái Tí, các câu : "Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?", "U nhất định bán con đấy ư ?", "U không cho con ở nhà nữa ư ?" là những câu dùng đê hỏi

các câu : "Khốn nạn thân con thế này !”, "Trời ơi !…." dùng để bộc lộ cảm xúc.

– Câu nói của chị Dậu : "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." dùng để báo tin.

3. Các kiểu hành động nói : trình bày, đe dọa, hứa hẹn, hỏi, bộc lộ cảm xúc.

* Báo cáo kết quả: Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả

* Đánh  giá kết quả:

– HS nhận xét, bổ sung đánh  giá

– GV nhận xét, đánh giá

– GV chốt kiến thức và ghi bảng I. Hành động nói là gì?

  1. Ví dụ:

  2. Nhận xét:

 3.  Ghi nhớ: sgk/62

 

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp:

 

III. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP( 23 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hình thức và chức năng của câu cầu khiến để làm bài tập.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân (bài 2). HĐ cặp đôi (bài 1), HĐ nhóm (bài 3).

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– GV đánh giá HS

5. Tiến hành hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

– Gv: Bài tập 1,2,3

– HS: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

– HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

– Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs

– Dự kiến sản phẩm:

1. Bài tập 1:

– Trần Quốc Tuấn viết bài “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” do ông biên soạn, đồng thời khích lệ lòng tự tôn dân tộc.

– Các câu văn thể hiện rõ mục đích: “Nếu các người biết chuyên… tức là kẻ nghịch thù”.

 2. Bài tập 2:

N1: a, Bác trai đã khá…? (hỏi).

– Cảm ơn cụ nhà cháu…. (cảm ơn).

– Nhưng xem ý hãy còn…. (trình bày).

– Này, bảo bác ấy… (cầu khiến).

– Chứ cứ nằm đấy…(cảm thán, bộc lộ cảm xúc).

– Vâng, cháu cũng…(tiếp nhận).

– Những để cháo nguội… (trình bày).

– Nhịn suông từ sáng …. (cảm thán, bltccx).

– Thế thì giục anh ấy…. (cầu khiến).

N2: b, – Đây là Trời có ý … (nhận định).

– Chúng tôi nguyện…. (hứa hẹn, thề).

N3: c, – Cậu Vàng đi đời, rồi…. (báo tin).

– Cụ bán rồi ? (hỏi).

– Bán rồi ! (xác nhận).

– Họ vừa bắt xong. (báo tin).

– Thế nó cho bắt à ? (hỏi).

– Khốn nạn !….Ông giáo ơi! (cảm thán).

– Nó có biết gì đâu ! (cảm thán)

– Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. (kể, tả)

– Tôi cho nó ăn cơm. (kể).

– Nó đang ăn thì….(kể).

 3. Bài tập 3:

– Anh phải hứa với em…. (ra lệnh).

– Anh hứa đi… (ra lệnh).

– Anh xin hứa. (hứa ).

* Báo cáo kết quả:

 – HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3

* Đánh  giá kết quả:

– HS nhận xét, bổ sung đánh  giá

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG  4:  VẬN DỤNG: (2 phút)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 – Gv:  Hs viết đv(3-5câu) đối thoại, xác định kiểu h/đ nói được thực hiện  trong mỗi câu

 – HS: tiếp nhận

 * Thực hiện nhiệm vụ:

–  Học sinh: trả lời

–  Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

– Dự kiến sản phẩm: bài viết của Hs

* Báo cáo kết quả: Hs trình bày

* Đánh  giá kết quả:

+ Hs  khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

+ GV đánh giá câu trả lời của HS.

-> GV chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 5:  TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: ( 1 phút)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà

3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh

4. Phương án kiểm tra đánh giá

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động :

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 – Gv: ? Sưu tầm đoạn văn  và chỉ ra hành động nói trong đoạn văn ấy

 – HS: tiếp nhận

 * Thực hiện nhiệm vụ:

–  Học sinh: làm bài

–  Giáo viên: chấm bài.

– Dự kiến sản phẩm: bài làm của học sinh

* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài

* Đánh  giá kết quả:

+ Hs  khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

+ GV đánh giá câu trả lời của HS.

-> GV chốt kiến thức.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:               

Leave a Comment