Giáo án bài hoạt động ở trường em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 4/13                                           Tự nhiên xã hội  HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM (TIẾT 1) I.             MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: – Kể được tên các …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 4/13                                           Tự nhiên xã hội

 HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM (TIẾT 1)

I.             MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Kể được tên các hoạt động chính trong trường học, nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.

– Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.

– Thực hiện được việc giữ vệ sinh và bảo quản, sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong trường học.

2. Phẩm chất:

– Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

– Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực

– Trách nhiệm: ý thức giữ gìn và sử dụng các thiết bị trong lớp học.

3. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: Kể được tên các hoạt động chính trong trường học. Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.

– Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề và giải quyết được vấn đề.

5. Năng lực đặc thù:

– Nhận biết được các hoạt động ở trường. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

– Có ý thức tham gia các hoạt động ở trường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.  Giáo viên:

– Bài giảng điện tử.

– Tranh ảnh minh hoạ

2. Học sinh:

– Sách TNXH

– Vở bài tập TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN     HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1/ Hoạt động khởi động và khám phá (5 phút)

*Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS trình bày được các hoạt động ở trường theo ý hiểu của bản thân.

* Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Thi nói nhanh”

– GV phổ biến luật chơi: Cá nhân mỗi HS giơ tay xung phong kể nhanh về những hoạt động học tập, vui chơi ở trường. Bạn nào kể nhiều nhất sẽ được khen.

– GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “ Hoạt động ở trường em”   –              HS lắng nghe

– HS lắng nghe GV phổ biến

– HS tham gia trò chơi

 

– HS lắng nghe

2/  Hoạt động 1: Các hoạt động chính ở trường: (15 phút)

* Mục tiêu: HS nêu được các hoạt động chính trong trường học.

* Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 32,33 và trả lời câu hỏi:

+  Trường của An có những hoạt động chính nào?

Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi

 

–              GV có thể hỏi thêm:

+An và các bạn tham gia các hoạt động đó như thế nào?

–              GV kết hợp giáo dục HS ý thức tham gia các hoạt động ở trường: Các em phải thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, điều đó đem lại rất nhiều lợi ích cho các em.

* Kết luận: Ở trường có nhiều hoạt động học tập, rèn luyện.        –              HS quan sát SGK trang 32,33

– HS thảo luận nhóm 2 và trả lời:

Gợi ý: Ở trường An và các bạn tham gia nhiều hoạt động:chào cờ, vào thứ hai đầu tuần, học tập trong lớp, tập thể dục, đọc sách ở thư viện, hoạt động học ở vườn trường, ngày hội môi trường.

 

–              An và các bạn tham gia rất vui vẻ và nhiệt tình

–              HS lắng nghe

 

 

* HS lắng nghe

NGHỈ GIỮA TIẾT (5 PHÚT)

3/ Hoạt động 2: Các hoạt động ở trường em đang học: (8 phút)

* Mục tiêu: HS nêu được các hoạt động chính trong trường học của các em.

* Cách tiến hành:

–              GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và cho biết:

+ Kể tên các hoạt động ở trường mà em đã tham gia

 

+ Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động đó?

 

* GV gợi ý thêm nếu HS chưa tìm ra câu trả lời

+ Trong các hoạt động ở trường thường có những ai cùng tham gia?

+ Mọi người đối với nhau như thế nào?

– GV có thể chuẩn bị một số đoạn phim đã quay về một số hoạt động mà HS tham gia ở trường để gợi nhớ cho các em.

– GV tổ chức cho một số nhóm trình bày trước lớp.

 

– GV kết hợp hướng dẫn HS về lợi ích của các hoạt động ở trường, từ đó cần tích cực, chủ động tham gia, đồng thời biết ứng xử phù hợp với những người tham gia cùng.

* Kết luận: Em tham gia các hoạt động ở trường thật vui                –              HS thảo luận nhóm 4

+ Các hoạt động em đã tham gia ở trường là: trồng cây, nhổ cỏ bồn hoa, tham gia ngày hội môi trường, ngày hội đọc sách…

+ Em cảm thấy rất vui và học tập được nhiều điều bổ ích khi tham gia các hoạt động đó

 Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm bạn nhận xét.

– HS lắng nghe

* HS lắng nghe, nhắc lại

4/ Củng cố – Dặn dò (5 phút)

* Mục tiêu: HS ghi nhớ lại tên các hoạt động chính ở trường mà em thích

* Cách tiến hành:

– GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi trò chơi:“Tôi thích”

– GV làm mẫu cho HS:  hô to “Tôi thích, tôi thích”, HS đáp “Thích gì, thích gì?”, GV nói “ Tôi thích tập thể dục buổi sáng”

– GV mời một em lớp trưởng lên làm quản trò, lần lượt nói những hoạt động mình thích và mời bạn tiếp theo thực hiện.

– GV nhận xét tiết học.  –              HS lắng nghe

 

–              HS quan sát

–              Lớp trưởng lên quản trò

– HS lắng nghe bạn nào nói to, rõ, nhanh nhất để bình chọn làm người chiến thắng.

– HS tham gia chơi.

                                            **********************************

Buổi chiều

Tiếng Việt

Tiết 3:                                                              Ôn tập

– Rèn cho HS đọc lại bài ao eo và các bài học trước

– Rèn cho HS viết vào vở ô ly các bài ứng dụng trong SGK

– Chú ý phụ đạo các em còn hạn chế đọc, viết,…

Tiết 4                                                   Toán BD

                                                              Ôn tập

– Cho HS ôn ách đọc viết số 6, các số đã học

– Rèn HS so sánh các số đã học

– Chú ý các em còn hạn chế: Trung, Ý, Nga,..

Hoạt động trải nghiệm

Tiết 5/13                                                An toàn mỗi ngày

I.             Mục tiêu

1.            Năng lực: Nêu được những hành động an toàn và không an toàn khi vui chơi, khi làm các việc phục vụ bản thân. Thực hiện các hành vi phù hợp để giữ an toàn cho bản thân khi ở trường, ở nhà.

2.            Phẩm chất: Có trách nhiệm với công việc đã nhận. Yêu quý bản thân, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè. Nỗ lực học hỏi và thực hành các kĩ năng để giúp bản thân phát triển. Trung thực và trách nhiệm trong tự đánh giá.

II. Chuẩn bị:

1.            Giáo viên: Bài powerpoint, gấu bông, 4 tranh trong hoạt động khám phá (2 bộ), băng keo cá nhân, nhạc, áo mưa, dù, banh

2.            Học sinh: SGK, vở bài tập, thẻ gương mặt cảm xúc, nón bảo hiểm, kéo, khẩu trang

III. Hoạt động dạy học:

Thời gian              Bước     Hoạt động của Giáo viên               Hoạt động của

Học sinh

3p           1. Khởi động       – GV cho học sinh 1p để tự suy nghĩ về những việc nên hoặc không nên làm khi ở trường và ở nhà.

– Chia lớp thành các nhóm 4 đứng thành 1 vòng tròn.

– Tổ chức trò chơi “Truyền gấu bông”, Gv mở nhạc, các nhóm truyền khi nhạc ngừng gấu đang ở nhóm nào nhóm đó nói 1 hành vi nên hoặc không nên khi ở nhà và ở trường.

-GV giới thiệu bài             – Suy nghĩ

– Thực hiện

– Tham gia trò chơi

7p           2. Khám phá       – Gv giữ nguyên các nhóm, cho mỗi nhóm lên bốc thăm một trong bốn tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tranh vẽ gì?

2. Việc đó có nên làm hay không? Vì sao?

3. Nếu không nên thì có cách nào khác để giải quyết?

– GV tổ chức hoạt động “Sẻ chia” hãy kể lại một vụ tai nạn đối với một người mà em biết và cho biết cảm xúc của em như thế nào trước tai nạn ấy?

– Làm gì để chuyện đó không xảy ra?       – Thực hiện và thảo luận.

– Trả lời

15p         3. Luyện tập       – GV cho học sinh chia sẻ hiểu biết của mình bằng lời song song với hành động về một số kĩ năng:

1. Đội mũ bảo hiểm

2. Sử dụng kéo

3. Dán băng cá nhân khi bị trầy xước

4 Rửa tay an toàn/ đeo khẩu trang

– GV làm mẫu

– GV quan sát, ghi nhận – Trả lời, nhận xét, bổ sung

– Thực hiện, luyện tập

7p           4. Mở rộng          – Quan sát tranh, cho biết tranh vẽ gì và nêu nhận xét của bạn về hành vi ấy.

– Nhóm bôc thăm tình huống và sắm vai giải quyết tình huống đó.

– GV chốt ý          – Trả lời, nhận xét, bổ sung.

– Thảo luận, trình diễn, bình chọn.

2p           5. Đánh giá          – GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo bảng trong SGK.

– GV nhận xét, khen ngợi những HS tích cực, có mạnh dạn khi tham gia học tập, động viên khuyến khích HS tham gia.      – Giơ thẻ gương mặt cảm xúc

1p           Kết nối  – GV khuyến khích HS về nhà luyện tập một số kĩ năng an toàn và chia sẻ đến người thân trong gia đình.

                                             Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2020

– HS viết bảng.

Leave a Comment