Giáo án bài hoạt động ở trường em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 7: hoạt động ở trường em (TIẾT 1) I.             MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: – Kể được tên …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Bài 7: hoạt động ở trường em (TIẾT 1)

I.             MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

– Kể được tên các hoạt động chính trong trường học, nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.

– Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.

– Thực hiện được việc giữ vệ sinh và bảo quản, sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong trường học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.  Giáo viên:

– Tranh ảnh minh hoạ

2. Học sinh:

– Sách TNXH

– Vở bài tập TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN     HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1/ Hoạt động khởi động và khám phá

– GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Thi nói nhanh”

– GV phổ biến luật chơi: Cá nhân mỗi HS giơ tay xung phong kể nhanh về những hoạt động học tập, vui chơi ở trường. Bạn nào kể nhiều nhất sẽ được khen.

– GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “ Hoạt động ở trường em”   –              HS lắng nghe

– HS lắng nghe GV phổ biến

– HS tham gia trò chơi

 

 

– HS lắng nghe

2/  Hoạt động 1: Các hoạt động chính ở trường:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 32,33 và trả lời câu hỏi:

+  Trường của An có những hoạt động chính nào?

Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi

–              GV có thể hỏi thêm:

-+An và các bạn tham gia các hoạt động đó như thế nào?

–              GV kết hợp giáo dục HS ý thức tham gia các hoạt động ở trường: Các em phải thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, điều đó đem lại rất nhiều lợi ích cho các em.

* Kết luận: Ở trường có nhiều hoạt động học tập, rèn luyện.        –              HS quan sát SGK trang 32,33

– HS thảo luận nhóm 2 và trả lời:

Gợi ý: Ở trường An và các bạn tham gia nhiều hoạt động : chào cờ, vào thứ hai đầu tuần, học tập trong lớp, tập thể dục, đọc sách ở thư viện, hoạt động học ở vườn trường, ngày hội môi trường.

–              HS lắng nghe

3/ Hoạt động 2: Các hoạt động ở trường em đang học:

–              GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và cho biết:

+ Kể tên các hoạt động ở trường mà em đã tham gia

+ Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động đó?

 

* GV gợi ý thêm nếu HS chưa tìm ra câu trả lời

+ Trong các hoạt động ở trường thường có những ai cùng tham gia?

+ Mọi người đối với nhau như thế nào?

– GV gợi ý một số hoạt động mà HS tham gia ở trường để gợi nhớ cho các em.

– GV tổ chức cho một số nhóm trình bày trước lớp.

 

– GV kết hợp hướng dẫn HS về lợi ích của các hoạt động ở trường, từ đó cần tích cực, chủ động tham gia, đồng thời biết ứng xử phù hợp với những người tham gia cùng.

* Kết luận: Em tham gia các hoạt động ở trường thật vui                –              HS thảo luận nhóm 4

+ Các hoạt động em đã tham gia ở trường là: trồng cây, nhổ cỏ bồn hoa, tham gia ngày hội môi trường, ngày hội đọc sách…

+ Em cảm thấy rất vui và học tập được nhiều điều bổ ích khi tham gia các hoạt động đó

 

–              HS lắng nghe, nhắc lại

4/ Củng cố – Dặn dò

– GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi trò chơi : “Tôi thích”

– GV làm mẫu cho HS:  hô to “Tôi thích, tôi thích”, HS đáp “Thích gì, thích gì?”, GV nói “ Tôi thích tập thể dục buổi sáng”

– GV mời một em HS giỏi lên làm quản trò, lần lượt nói những hoạt động mình thích và mời bạn tiếp theo thực hiện.

 

–              Lớp trưởng lên quản trò

– HS lắng nghe bạn nào nói to, rõ, nhanh nhất để bình chọn làm người chiến thắng.

– HS tham gia chơi.

 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN     HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1/ Hoạt động khởi động và khám phá

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chuyền bóng”

– GV phổ biến luật chơi: GV mở một bài hát, HS chuyền quả bóng cho nhau, khi nhạc dừng thì bạn đang giữ quả bóng sẽ nói tên một hoạt động ở trường. Nếu bạn nói được tên hoạt động thì sẽ đem lại cho tổ một bông hoa đẹp. Tổ nào đạt nhiều hoa nhất tổ đó sẽ thắng.

– GV trao đổi thêm với HS: Trò chơi Chuyền bóng có vui không? Vì sao?

– GV dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học     –              HS lắng nghe

 

–              HS lắng nghe

2/ Hoạt động 1: Một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ

 

– GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 34 và thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:

+ An và các bạn tham gia những trò chơi gì?

+ Trò chơi nào an toàn?

 

–              GV chốt ý: Trò chơi ở tranh số 1,2,3 là các trò chơi an toàn do các trò chơi này giúp các bạn rèn luyện thể chất, rèn sự khéo léo. Trò chơi ở các tranh 4,5 không an toàn vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

– GV yêu cầu HS liên hệ bản thân:

+  Kể tên các trò chơi an toàn mà em đã tham gia ở trường?

– GV gợi ý và giúp HS biết một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi phù hợp, an toàn. GV kết hợp giáo dục HS biết quan tâm, hòa nhã với bạn bè.

*Kết luận: Cần lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn, phù hợp ở trường.        

–              HS quan sát tranh trang 34

 

–              HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:

Đại diện nhóm trình bày:

+ An và các bạn tham gia các trò chơi: Nhảy lò cò, đá cầu, nhảy dây, trèo cây, chạy giỡn trên cầu thang

+ Trò chơi nhảy lò cò, đá cầu, nhảy dây là an toàn

-HS nhận xét

 

– HS kể các hoạt động đã tham gia

 Chơi bóng rổ, chơi cầu lông, bơi lội…

-HS lắng nghe

3/ Hoạt động 2: Sử dụng cẩn thận, bảo quản đúng cách các đồ dùng, thiết bị của trường học.

Bước 1:

-GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 35 và tìm hiểu:

+ An và các bạn sử dụng và giữ gìn các đồ dùng, thiết bị trong trường như thế nào?

GV nhận xét

– GV hỏi HS: Vì sao các bạn trong tranh lại làm như vậy?

– GV kết luận: Đây là những việc làm cần thiết để bảo quản đồ dùng, thiết bị của trường học.

Bước 2:

– GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi:

 Em bảo quản đồ dùng, thiết bị trong trường như thế nào?

-GV nhận xét

*GV có thể gợi ý cho HS nêu cách sử dụng, bảo quản một số đồ dùng, thiết bị cụ thể như máy vi tính, bảng lớp, bảng nhóm, thẻ từ, tranh ảnh…

– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân :

+ Kể tên một việc em đã làm để giữ gìn đồ dùn, thiết bị trong trường?

– GV nhận xét và rút ra kết luận

* Kết luận: Em cần giữ gìn và sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong trường học.

– HS quan sát tranh

– HS trả lời câu hỏi:

Tranh 1: Các bạn lấy và xếp lại sách ngay ngắn, cẩn thận trước và sau khi đọc sách ở thư viện.

Tranh 2: Một bạn nữ khóa vòi nước sau khi dùng

Tranh 3: An và các bạn nhắc nhở nhau tắt máy tính sau giờ học môn tin học

-HS nhận xét

– Để bảo quản, giữ gìn đồ dùng, trang thiết bị của trường.

–              HS lắng nghe

– HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi

– Đại diện nhóm trình bày

+ Em sử dụng xong cất vào vị trí cũ

+ Không nghịch phá đồ dùng, sử dụng cẩn thận…

Một số em trình bày trước lớp:

+Tắt vòi nước sau khi rửa tay xong

+Cất truyện sau khi đọc

+Cùng tham gia dọn vệ sinh lớp học

-HS nhận xét

-HS tập đọc các từ khóa của bài “ Học tập- Vui chơi- Giữ gìn”

4/ Củng cố – Dặn dò

– GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi trò chơi : “Thi nói nhanh”

– GV yêu cầu HS ghép thành các nhóm 2, kể cho bạn nghe về cách sử dụng đồ dùng, thiết bị trong hoạt động ở trường mà em đã sử dụng.

– GV mời các nhóm lên kể trước lớp.

 

– GV giáo dục HS thông qua trò chơi.

– GV nhận xét tiết học.

Dặn dò: Chuẩn bị bài 8: Lớp học của em

-HS lắng nghe

-HS họp nhóm 2

-Nhóm lên kể trước lớp

– HS lắng nghe bạn nào nói to, rõ, nhanh nhất để bình chọn làm người chiến thắng.

-HS lắng nghe GV dặn dò

 

Leave a Comment