Giáo án bài Hội thoại theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 32 Hội thoai            (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm khái niệm vai XH, lượt lời và biết vận dụng hiểu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

32 Hội thoai

           (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm khái niệm vai XH, lượt lời và biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại nhằm đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

2. Năng lực: HS có kĩ năng tìm hiểu, vận dụng những kiến thức về hội thoại vào đời sống giao tiếp.Năng lực sử dụng ngôn ngữ

3. Phẩm chất: HS có ý thức lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

                 – Kế hoạch bài học.

           – Học liệu: bảng phụ, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG  1:  MỞ ĐẦU: ( 3 phút)

1. Mục tiêu:

   – Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

   – Kích thích HS tìm hiểu về Hội thoại

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 – Gv: nêu câu hỏi

  ? Vai xã hội được xác định bởi những quan hệ nào? Để giao tiếp tốt chúng ta phải lưu ý điều gì?

  – Hs: tiếp nhận

 * Thực hiện nhiệm vụ

 – Học sinh: trả lời

 – Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

 – Dự kiến sản phẩm:

– Quan hệ trên- dưới, ngang hàng.

  + Thứ bậc trong gia đình.

  + Thứ bậc xã hội.

  + Tuổi tác.

– Quan hệ thân- sơ.

– Cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.

 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng

 * Đánh giá kết quả:

 – HS nhận xét, bổ sung đánh giá

 – GV nhận xét đánh giá

 ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

   Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu vai xã hội. Xác định được vai xã hội ta sẽ có cách cư xử cho phù hợp. Khi tham gia hội thoại, ai cũng được nói nhưng nói ntn để thể hiện mình là người lịch sự. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

        Hoạt động của  giáo viên và học sinh                            Nội dung

  HOẠT ĐỘNG  2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và nắm được: lượt lời trong hội thoại

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Trong cuộc thoại trên mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?

2. Em thấy cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô có ai không được nói không?

3. Vậy em hiểu lượt lời là gì?

4. Trong cuộc thoại bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng không nói? Sự im lặng ấy thể hiện thái độ của Hồng đối với lời nói của người cô ntn?

5. Vì sao Hồng không cắt lời bà cô nói những điều Hồng không muốn nghe

6. Qua đó ta rút ra chú ý gì khi tham gia hội thoại?

  – Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: làm việc cá nhân.

– Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

– Dự kiến sản phẩm:

1. Trong cuộc thoại trên mỗi nhân vật nói:

, Các lượt lời của bà cô:

1. Hồng! Mày có muốn vào …không?

2. Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm…đâu!.

3. Mày dại quá… em bé chứ.

4. Vậy mày hỏi cô Thông – tên người.

5. Mấy lại rằm tháng tám này…

b, Lượt lời của Hồng:

1. Không ! Cháu không muốn vào.

2. Sao cô biết mợ con có con.

2. – Trong cuộc thoại ai cũng được nói.

3. – Mỗi lần có một người tham gia lượt lời hội thoại nó được gọ là một lượt lời.

4.-  Trong cuộc thoại, lẽ ra Hồng được nói:

 Lần 1: sau lượt lời (1) của người cô.

 Lần 2: sau lượt lời (3) của bà cô.

 – Sự im lặng ấy thể thái độ bất bình của Hồng trước những lời nói thiếu thiện chí của bà cô.

5. – Hồng không cắt lời người cô vì Hồng ýý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới cho nên phải kìm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên.

6. Qua đó ta thấy:  Khi tham gia hội thoại phải tôn trọng lượt lời của người đối thoại, cần tránh nói tranh lượt của người khác hoặc “cướp lời” khi người khác chưa kết thức lượt lời của họ.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

– Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng   

G: Có những lúc do không tiện nói ra điều mình nghĩ ta có quyền biểu thị thái độ im lặng mà không cần tiếp lời.  I. Lượt lời trong hội thoại.

  1. Ví dụ:

  2. Nhận xét:

– Trong cuộc thoại ai cũng được nói.

– Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói là một lượt lời.

–  Sự im lặng biểu thị thái độ.

 

– Không ngắt lời để giữ sự tôn trọng người đối thoại.

3. Ghi nhớ: sgk.

II. Luyện tập :

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP( 23 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hội thoại để vận dụng.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân (bài 4). HĐ cặp đôi (bài 3), HĐ nhóm (bài 1,2).

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– GV đánh giá HS

5. Tiến hành hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

– Gv: Bài tập 1,2,3

– HS: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

– HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

– Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs

– Dự kiến sản phẩm:

1. Bài  tập 1:

HS đọc – h/s khác theo dõi.

a, Số lượt lời tham gia hội thoại:

– Người nói nhiều lượt nhất đó là cai lệ và chị Dậu.

– Người nhà Lí trưởng nói ít hơn.

– Anh Dậu nói với vợ sau khi cuôc xung đột giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà Lí trưởng đã kết thúc.

– Cai lệ là kẻ duy nhất cắt lời người khác trong hội thoại.

b, Cách thể hiện vai xã hội:

– Chị Dậu từ chỗ nhún nhường (xưng cháu, gọi cai lệ là “ông “) đã vùng lên kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày, đe doạ cai lệ …).

– Cai lệ lời nói hống hách.

– Người nhà Lí trưởng có phần giữ gìn hơn (gọi vợ chồng anh Dậu là anh, chị xưng tôi). => Tính cách mỗi nhân vật:

– Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, yêu thương chống con, nhẫn nhịn nhưng khi cần vẫn vùng lên quyết liệt.

– Anh Dậu là người cam chịu, bạc nhược.

– Cai Lệ: là kẻ tiểu nhân không có chút tình người.

– Người nhà Lí trưởng: là tên tay sai, theo đám ăn tàn.

 2. Bài  tập 2:

– Thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu nói nhiều hơn.

– Việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật trong cuộc thoại như vậy rất phù hợp : Thoạt đầu, cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng.

– Về sau, cái Tí biết là bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ.

– Cái Tí  hồn nhiên kể lể với mẹ nó những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần củ khoai to cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ … càng làm cho chị Dậu thêm đau lòng khi gạt nước mắt  bảo đứa con ngoan hiền.

=> Tô đậm nỗi bất hạnh đang giáng xuống đầu cái Tí

 3. Bài  tập 3:

   Trong đoạn trích có hai lần nhân vật “tôi” im lặng

                – Lần 1 : Im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

                – Lần 2 : Im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái

 4. Bài  tập 4:

– Trong trường hợp phải giữ bí mật, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại thì “im lặng là vàng”

                – trong trường hợp cần phải phát biểu chứng kiến để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai thì im lặng… sẽ đồng nghĩa với hèn nhát

* Báo cáo kết quả:

 – HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3

* Đánh  giá kết quả:

– HS nhận xét, bổ sung đánh  giá

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG  4:  VẬN DỤNG: (2 phút)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 – Gv:  Viết một đoạn văn hội thoại ngắn (chủ đề tự chọn), sau đó chỉ rõ l¬ượt lời của các nhân vật.

 – HS: tiếp nhận

 * Thực hiện nhiệm vụ:

–  Học sinh: trả lời

–  Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày.

– Dự kiến sản phẩm: bài viết của Hs

* Báo cáo kết quả: Hs trình bày

* Đánh  giá kết quả:

+ Hs  khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

+ GV đánh giá câu trả lời của HS.

-> GV chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 5:  TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: ( 1 phút)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà

3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh

4. Phương án kiểm tra đánh giá

– HS tự đánh giá

– HS đánh giá lẫn nhau

– Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động :

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 – Gv: Cho hai tình huống sau:

1. Một chiến sĩ cách mạng bị bắt. Giặc tra tấn dã man nh¬ưng anh vẫn không nói nửa lời.

2. Một bạn học sinh nhìn thấy kẻ xấu lấy trộm xe đạp của bạn mình. Khi được hỏi, bạn học sinh ấy im lặng không nói nửa lời.

? Sự im lặng trong 2 tình huống  trên thể hiện điều gì? Sự im lặng nào là đáng quý, đáng ca ngợi?

? Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức Hội Thoại.

– HS: tiếp nhận

 * Thực hiện nhiệm vụ:

–  Học sinh: làm bài

–  Giáo viên: chấm bài.

– Dự kiến sản phẩm: bài làm của học sinh

* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài

* Đánh  giá kết quả:

+ Hs  khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

+ GV đánh giá câu trả lời của HS.

-> GV chốt kiến thức.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:                                 

Leave a Comment