Giáo án bài Khu vực Bắc Âu theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 45  Khu vực Bắc Âu   I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : – Xác định được vị trí các nước trong …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

45  Khu vực Bắc Âu

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Xác định được vị trí các nước trong khu vực Bắc Âu và những đặc điểm khái quát về địa hình, khí hậu, tài nguyên của 3 khu vực Bắc Âu.

– Phân tích các ngành kinh tế quan trọng của khu vực Bắc Âu. Thấy được việc khai thác tự nhiên hợp lí và khoa học đã giúp các nước Bắc Âu có mức sống cao.

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Rèn kĩ năng xác định lược đồ.

+ Rèn kỹ năng đọc và phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động kinh tế.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,… về các địa phương, quốc gia được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm

– Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Lược đồ tự nhiên Châu Âu.

 – Lược đồ khu vực Bắc Âu.

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Hs quan sát hình ảnh và cho biết đây là cầu thủ của nước nào?

 

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên (20 phút)

a) Mục đích:

– Xác định được vị trí các nước trong khu vực Bắc Âu và những đặc điểm khái quát về địa hình, khí hậu, tài nguyên của 3 khu vực Bắc Âu.

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 168, 169 kết hợp quan sát hình 56.1, 56.2, 56.3, 56.4 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

             Nội dung chính

1. Khái quát tự nhiên Bắc Âu

a. Vị trí

– Phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới lạnh.

– Gồm bán đảo Aixơlen và bán đảo Xcanđinavi có 3 nước: Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan.

b. Địa hình

+ Bờ biển dạng fi-o ở Nauy.

+ Hồ đầm ở Phần Lan.

+ Núi lửa  ở Aixơlen.

– Bán đảo Xcanđinavi núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.

c. Khí hậu

– Lạnh giá về mùa đông.

– Mát mẻ về mùa hạ.

– Sườn tây Xcanđinavi do ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới nên mùa đông không lạnh lắm, biển không đóng băng.

d. Tài nguyên

– Dầu mỏ, quặng, sắt, đồng.

– Rừng, đồng cỏ.

– Biển, thuỷ điện.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

+ Phần Lan nổi tiếng thế giới đất nước nghìn hồ.

+ Sông ngắn, giá trị về thuỷ điện.

+ Bản đồ tự nhiên 2 quốc gia Nauy, Thuỷ điện. Hàng rào khí hậu giữa sườn tây- đông bán đảo.

+ Khí hậu ảnh hưởng tới thảm thực vật: Rừng phát triển phong phú, rừng lá rộng ở sườn phía tây, lá kim ở sườn đông.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Dựa vào lược đồ H66.1 sgk xác định vị trí của  khu vực Bắc Âu? Phần lớn diện tích nằm trong giới hạn nào?

– Đặc trưng nổi bật vị trí của khu vực?

– Quan sát H56.1, 56.2, 56.3 sgk kể tên các dạng địa hình do băng hoà tan cổ để lại ở khu vực Bắc Âu?

– Dựa vào H56.4 cho biết bán đảo Xcăng đi na vi có địa hình gì?

– Đặc điểm sông ngòi Xcăng đi na vi? Giá trị kinh tế?

– Vai trò dãy núi Xcanđinavi trong sự phân hoá tự nhiên?

– Dựa vào vị trí địa lí khu vực cho biết đặc điểm khí hậu Bắc Âu?

– Tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa sườn tây, sườn đông Xcanđinavi?

– Khu vực Bắc Âu có các nguồn tài nguyên quan trọng nào?

– Nêu đặc điểm phân bố các nguồn tài nguyên?

– Sông ngòi ngắn, dốc có giá trị về thuỷ điện?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế châu Âu (15 phút)

a) Mục đích:

– Trình bày được đặc điểm kinh tế châu Âu.

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 170, 171 kết hợp quan sát hình 56.5 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

             Nội dung chính

2. Kinh tế khu vực Bắc Âu

– Các nước trong khu vực Bắc Âu có nền kinh tế phát triển đa dạng mức sống cao dựa trên việc khai thác tài nguyên hợp lý để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

+ Biển, rừng, thuỷ điện. Khai thách biển: hàng hải và đánh cá.

+ Các nước Bắc Âu nổi tiếng về phát triển kinh tế bền vững vì khai thác hợp lí để bảo vệ nguồn lợi và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

+ Khai thác gỗ có kế hoạch, khoa học từ lâu, vận chuyển gỗ • nhà máy: Giảm chi phí thấp nhất công vận chuyển. Không xuất khẩu gỗ nguyên liệu mà chế biến thành giấy, bìa có gía trị kinh tế cao, xuất khẩu, chế biến gỗ tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Đánh bắt cá: Dưới dạng công nghiệp, cơ giới hoá cao từ khâu kéo lưới đến khâu chế biến ngay trên tàu.

+ Việc đánh bắt cá có quy định chặt chẽ bảo vệ nguồn thuỷ sản có lưới thích hợp từng loại cá. Không dùng hoá chất …

+ Khai thác dầu khí, các ngành có kỹ nghệ kinh tế cao như tin học, viễn thông, du lịch, chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi để xuất khẩu. Aixơlen sử dụng năng lượng của suối nước nóng phun từ dưới đất để trồng rau và hoa trong các nhà kính trên hòn đảo gần vùng cực rất giá lạnh.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Khu vực Bắc Âu khai thác thế mạnh thiên nhiên đã chú trọng phát triển những ngành kinh tế nào?

– Như vậy ngoài phát triển 3 ngành có thế mạnh, Bắc Âu còn chú trọng phát triển ngành kinh tế nào khác?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. Tích hợp giáo dục môi trường.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

– Củng cố lại nội dung bài học.

b) Nội dung:

– Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Nêu những điều kiện khó khăn về điều kiện tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với sản xuất và đời sống?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích:

– Vận dụng kiến thức đã học.

b) Nội dung:

– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Các nước Bắc Âu đã khai thác tài nguyên hợp lý để phát triển kinh tế như thế nào?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

Leave a Comment