Giáo án bài lớp học của em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết: 4                                                                    Tự nhiên xã hội TPPCT: 16                                                            BÀI 8: lớp học của em                   I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết: 4                                                                    Tự nhiên xã hội

TPPCT: 16                                                            BÀI 8: lớp học của em

 

                I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Xác định được các thành viên trong lớp và nhiệm vụ của mỗi bạn.

                2. Phẩm chất:

                – Nhân ái: Đoàn kết, yêu thương các bạn trong lớp.

                – Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

                – Trách nhiệm: thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện theo. 

                3. Năng lực chung:

                – Tự chủ và tự học: Nhớ được tên và nắm được nhiệm vụ của từng bạn trong lớp.

                – Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

                – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề và giải quyết được vấn đề.

                4. Năng lực đặc thù:

                – Xác định được tên và nhiệm vụ của các bạn.

                – Biết thể hiện tình cảm, thái độ phù hợp với các bạn trong lớp.

                II. CHUẨN BỊ

1.  Giáo viên:

                – Bài giảng điện tử.

2. Học sinh:

                – Sách TNXH

                – Vở bài tập TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động khởi động và khám phá (5 phút)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học ở tiết trước.

* Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tôi bảo”.

– GV phổ biến luật chơi: GV hô “Tôi bảo!Tôi bảo!”, HS hô: “Bảo gì? Bảo gì?”. GV ra hiệu lệnh: Bảo 2 bạn cùng bàn nắm tay nhau, bảo các bạn bóp vai cho nhau, bảo các bạn hãy cười với nhau… .

– GV giới thiệu bài: Bạn bè là người không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Bạn là người mang đến cho ta niềm vui và chia sẻ với ta cả nỗi buồn. Những người bạn trong lớp chính là gia đình thứ hai của các con. Các con có muốn hiểu thêm về các thành viên trong gia đình của mình không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2 bài: “Lớp học của em”.

– HS lắng nghe

– HS chơi trò chơi.

 

– HS lắng nghe.

2. Hoạt động 1: Các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ. (12-15 phút)

* Mục tiêu: HS xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của từng thành viên.

* Cách tiến hành:

– GV nêu tình huống: Đây chính là lớp học của bạn An. Mặc dù mới chuyển đến lớp nhưng An đã làm quen được rất nhiều bạn. Hãy quan sát lớp học của An trong SGK trang 38 và cho biết nội dung mỗi bức tranh.

 

– GV nêu thêm câu hỏi:

? Khi ngồi học trong lớp, nhiệm vụ của HS là gì?  (học tập, chăm chú nghe giảng)

? Trong giờ truy bài hay các giờ tự quản không có cô giáo, bạn nào có nhiệm vụ quản lí, nhắc nhở các bạn? (lớp trưởng)

? Tên bạn lớp trưởng của mình là gì?

? Trong hoạt động học nhóm ở bức tranh thứ 3, ai sẽ là điều hành hoạt động của nhóm?

(nhóm trưởng)

? Ngoài các bạn lớp trưởng, nhóm trưởng, trong lớp còn các thành viên nào? (cô giáo, lớp phó, quản ca, tổ trưởng, tổ phó, các bạn HS).

– GV nhận xét và chốt: Trong 1 lớp học bao giờ cũng có thành phần cán sự lớp gồm: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, quản ca và các bạn HS. Mỗi một thành viên trong lớp lại có nhiệm vụ riêng của mình. Các bạn trong ban cán sự lớp có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của lớp. Các bạn còn lại chấp hành và thực hiện nghiêm túc.

– GV chuyển ý: Để hiểu thêm về các thành viên của lớp, các con cùng tham gia trò chơi “Phỏng vấn”.

– GV phổ biến luật chơi: HS chơi theo cặp, 1 người hỏi, 1 người trả lời và ngược lại. Nêu các câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu: tên, tuổi, sở thích, nhiệm vụ trong lớp và ước mơ trong tương lai.

– GV kết luận: Lớp học có thầy cô giáo dạy dỗ HS; lớp trưởng, lớp phó điều hành các hoạt động của lớp; quản ca điều hành các hoạt động văn nghệ; tổ trưởng, tổ phó điều hành các hoạt động của tổ; tất cả HS trong lớp cùng nhau học tập.           

– HS trả lời:

+ Tranh 1: Các bạn HS đang ngồi trong lớp ngay ngắn. Cô giáo đến tận nơi chỉ bảo từng bạn HS.

+ Tranh 2: Lớp trưởng đang báo cáo tình hình học tập của lớp.

+ Tranh 3: Các bạn đang họp nhóm.

 

– HS lắng nghe

 

THƯ GIÃN (3 phút)

3. Hoạt động 2: Tình cảm, thái độ của em đối với các thành viên trong lớp. (7 phút)

* Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm, thái độ phù hợp với các thành viên trong lớp.

* Cách tiến hành:

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nêu nội dung mỗi bức tranh trong SGK trang 39.

– GV nêu câu hỏi để HS rút ra bài học:

? Con học được gì từ cách ứng xử của các bạn trong tranh?

– HS trả lời: Phải quan tâm, giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Khi bạn gặp chuyện buồn, phải an ủi bạn.

– GV nhận xét và chốt: Cũng giống như anh em trong 1 nhà, các thành viên trong lớp phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để cả một tập thể lớp cùng tiến bộ.               

– HS nêu:

+ Tranh 1: Bạn nam đã biết quan tâm, giúp đỡ và chơi cùng một bạn bị khuyết tật phải ngồi xe lăn.

+ Tranh 2: Các bạn trong lớp cùng kiểm tra bài với nhau.

+ Tranh 3: Các bạn đang an ủi, động viên 1 bạn khi bạn buồn.

– HS lắng nghe

– HS tập đọc từ khóa của bài: “Lớp học – Đoàn kết”.

4. Củng cố – Dặn dò (5 phút)

* Mục tiêu: HS phân biệt được hành vi đúng, sai và có thái độ phù hợp khi đối xử với bạn của mình. 

– GV cho HS chơi trò “Ô cửa bí mật”. Có 4 ô cửa, ẩn sau 4 ô cửa là 2 bức tranh. Mỗi ô cửa sẽ có 1 câu hỏi tình huống. Trả lời đúng 1 câu hỏi sẽ mở ra 1 mảnh ghép để đi tìm nội dung bức tranh. HS tham gia chơi bằng cách dùng thẻ ý kiến Đúng – Sai. Nếu Đúng sẽ giơ thẻ mặt đỏ, Sai sẽ giơ thẻ mặt xanh.

+ Tình huống 1: Trong lớp học, khi cô giáo đang giảng bài, Bảo quay xuống nói chuyện với Chi. Đúng/ Sai?

+ Tình huống 2: Hoa quên bút chì ở nhà. Ly lấy bút của mình cho bạn mượn. Đúng /Sai?

+ Tình huống 3: Mai viết bài chậm. Lan đã viết bài hộ bạn.

+ Tình huống 4: Tan học, lớp trưởng hô các bạn chào cô và cho các bạn xếp hàng ngay ngắn.

– HS tham gia chơi.

– GV yêu cầu 1 vài HS giải thích lí do chọn đáp án Đúng/Sai, hướng dẫn HS nêu cách sửa các hành vi sai.

– GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể với người thân về một số thành viên của lớp mình.                – HS tham gia chơi.

 

Leave a Comment