Giáo án bài luyện tập môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 97 : ôn tập về hình học và đo lường  (tiết 1) I.          Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng: – Củng cố kĩ năng …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 97 : ôn tập về hình học và đo lường  (tiết 1)

I.          Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học , do và tính độ dài đường gấp khúc , vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

– Vân dụng kiến thức , kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán , ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống .

 2. Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

–           GV: Máy tính, bài giảng powerpoint, thước kẻ có vạch xăng –ti-mét…

–           HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập,..

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

TG       Nội dung dạy học     Hoạt động của GV    Hoạt động của HS                            

5p        1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.          – GV cho HS hát bài Hình khối.

(?) Bạn nào cho cô biết trong bài hát có tên các hình nào?

-GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

Các con thấy rằng trong bài có rất nhiều các hình khác nhau, để ôn tập về các hình học đó và ôn tập các đo lường chúng mình cùng đến với bài học hôm nay: Ôn tập về hình học và đo lường.

-GV ghi bảng            -HS hát

-Hình tròn, hình tam giác, hình vuông,…

-HS lắng nghe

15’      2.Thực hành, luyện tập:

Bài 1 (trang 92)

MT: Củng cố kĩ năng nhận dạng đường thẳng, đường cong đường gấp khúc,vẽ đoạn thẳng . 

            -GV yêu cầu HS đọc đề bài

(?) Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 2p

-GV chữa bài

a) Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng?

Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 HS. Lần lượt từng thành viên trong đội nối tiếp nhau gắn thẻ tên tương ứng với các hình. Đội nào gắn xong nhanh nhất và có nhiều đáp án chính xác là đội giành chiến thắng.

-GV nhận xét

-Liên hệ: Ở phần khởi động, chúng ta kể tên được các hình khối. Nhìn các hình khối đó, các con liên tưởng đến đường nào mà chúng mình đã học?

b) GV gọi 1 HS lên chữa.

– GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài phần c)

– GV nhận xét, yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng 6cm vào vở.

-GV chữa bài => chiếu vở

(?) Con hãy nêu cho cô cách vẽ đoạn thẳng này.

-GV nhận xét.           -HS đọc đề bài

a) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong các hình.

b) Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng  trong hình .

c) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 6cm .

-HS chơi

-HS lắng nghe

-Hình tròn liên tưởng đến đường cong; hình vuông, hình tam giác liên tưởng đến đường gấp khúc,…

 -1 HS lên chữa

Sau khi HS chữa, hỏi:

(?) Tớ muốn nghe nhận xét từ bạn….

-1 HS đọc

-HS chữa, nhận xét

+ Xác định hai điểm, điểm thứ 1 trùng với vạch số 0, điểm thứ 2 trùng với vạch số 6, dùng thước nối hai điểm với nhau từ trái sang phải.

-HS lắng nghe.

10p     Bài 2 (trang 92)

MT:

+ Củng cố kĩ năng đếm hình tam giác , hình tứ giác .

+ Củng cố kĩ năng đếm khối truj và khối cầu .    -GV yêu cầu HS đọc đề bài a)

(?) Phần a) yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV cho HS thảo luận nhóm 4 trong 2p, trả lời câu hỏi:

 + Có bao nhiêu hình tam giác? Bao nhiêu hình tứ giác ?

-GV nhận xét .

GV yêu cầu HS đọc đề bài b)

(?) Phần b) yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV cho HS thảo luận nhóm 2 trong 2p, trả lời câu hỏi:

 + Có bao nhiêu khối trụ ? Bao nhiêu khối cầu ?

-GV nhận xét .          -HS đọc

-HS thảo luận nhóm 4

 -HSTL .

-HS lắng nghe.

-HS đọc .

-HSTL .

-HS lắng nghe

9p        3. Vận dụng

Bài 3 (trang 92)

MT: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép trừ.

            -GV yêu cầu HS đọc đề bài.

(?) Đề bài cho ta biết gì?

Đề bài hỏi gì?

+ Có bao nhiêu đường gấp khúc từ A đến ?

+ Các đường gấp khúc đó được tạo bởi mấy đoạn thẳng?

-GV yêu cầu HS đo và tính độ dài  đường gấp khúc ABCDEG vào vở.

-GV chữa bài

-GV cho HS nhận xét – chữa bài.

=> Chốt: Đê tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?          -1 HS đọc

+ Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG .

+Có 5 đường gấp khúc từ A đến B

+ Đường gấp khúc từ A đến G  được tạo bởi 5 đoạn thẳng.

-HS làm vở

-HS chữa

-HS nhận xét, lắng nghe

-HSTL: Để tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó.

1p        4. Củng cố – dặn dò

MT: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài         -Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

-GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.      -HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

Leave a Comment