Giáo án bài Luyện tập văn bản tường trình theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 44 Luyện tập văn bản tường trình I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Nắm lại những kiến thức về VB tường trình : Mục đích, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

44 Luyện tập văn bản tường trình

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Nắm lại những kiến thức về VB tường trình : Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của VB tường trình. Nâng cao năng lực lam VB tường trình cho HS.

2. Năng lực: HS có kĩ năng tạo lập VB hành chính. Năng lực tạo lập VB tường trình.

3. Phẩm chất: HS có ý thức trau dồi kiến thức về tập làm văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, một số tình huống & VB mẫu.

 2. Chuẩn bị của học sinh:  Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):

Ví dụ:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

 Hoạt động 1: Mở đầu    – Dạy học nghiên cứu tình huống.

– Dạy học hợp tác             – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

….

 Hoạt động 2:  Hình thành kiến thức         – Dạy học dự án

– Dạy học theo nhóm

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Thuyết trình, vấn đáp. – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

– Kỹ thuật “khăn trải bàn”

– Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

….

 Hoạt động 3: Luyện tập                – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm      – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

– Kĩ thuật công đoạn

 Hoạt động 4 : Vận dụng                – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề             – Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo                – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề             – Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV-HS     Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

– Thời gian (5 phút)

– Phương pháp, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, HĐ nhóm, tự kiểm tra, đánh giá.

– Phương tiện: Máy chiếu,phiếu học tập

– Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi, tạo tình huống có vấn để giúp học sinh  hứng thú với bài học

+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:

? Yêu cầu hs thực hiện

Gv chuyển ý giới thiệu bài học:

Tiết trước các em đã học xong vb tường trình . để nắm kỹ hơn về  mục đích,yêu cầu,bố cục của vb tường trình , phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa văn bản tường trình với 1 số văn bản hành chính khác  cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài hôm nay .                                     

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nhiệm vụ 1: Mục đích làm văn bản tường trình

– Thời gian: 5 phút

 -Phương pháp hình thức tổ chức: Phát vấn, đàm thoại …: Hoạt động cá nhân

– Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

–  Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về văn bản tường trình

– Tiến trình hoạt động:

+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:

? Nêu  mục đích làm văn bản tường trình

 Các nhóm hoạt động  trả lời và hoàn thành các câu hỏi  trong 5phut.

 GV phát phiếu học tập cho học sinh hoàn thành theo mẫu:

.+ Học sinh thực hiện:

Học sinh  hoạt động nhóm.

       GV gọi hai nhóm lên trình bày sản phẩm, nhóm khác nhận xét.

 

 Dự kiến câu trả lời của hs :

– Gv : Như vậy các em đã  nắm được  mục đích của văn bản tường trình ,bây giờ cô cùng các em sẽ đi  so sánh văn bản tt với vb báo cáo xem có điểm gì giống và khác  nhau

Nhiệm vụ 2: Điểm giống và khác nhau về tường trình và báo cáo.

Thời gian: 10 phút

 -Phương pháp hình thức tổ chức: Phát vấn, đàm thoại …: Hoạt động cá nhân

– Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

–  Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về văn bản tường trình

– Tiến trình hoạt động:

+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:

? VB tường trình có gì giống và khác nhau với văn bản báo cáo ?

(thảo luận nhóm)

? Khác nhau ở điểm nào ?

Học sinh  hoạt động nhóm.

       GV gọi hai nhóm lên trình bày sản phẩm, nhóm khác nhận xét.

 

 Dự kiến câu trả lời của hs :

– Điểm khác thứ nhất là về mục đích .

-Điểm khác thứ hai là về Người viết  .

-> Gv : Vậy là chúng ta đã biết được điểm giống nhau và khác nhau của 2 vb tường trình và báo cáo .

– Vậy Để nắm chắc và hiểu rõ hơn về bố cục và thể thức của một vb tường trình chuyển sang phần 3.

Nhiệm vụ 3 : Bố cục thể thức văn bản tường trình.

Thời gian: 10 phút

 -Phương pháp hình thức tổ chức: Phát vấn, đàm thoại …: Hoạt động cá nhân, nhóm

– Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

–  Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về bố cục văn bản tường trình

– Tiến trình hoạt động:

+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:

? Em hãy nhắc lại  bố cục của văn bản tường trình gồm mấy phần? đó là những phần nào ?

?Trong phần đầu của một văn bản tường trình cần đảm bảo những nội dung gì ?

? Em hiểu Quốc ngữ là phần trình bày nội dung nào ? ( là : cộng hòa …..)

? Em cho biết phần nội dung tường trình cần trình bày ntn ?

? phần kết thúc cần đảm bảo những nội dung nào ?

Học sinh  hoạt động nhóm.

       GV gọi hai nhóm lên trình bày sản phẩm, nhóm khác nhận xét.

 Dự kiến câu trả lời của hs :

– Gồm 3 phần     – Phần đầu.

                             – Phần ND.

                             – Phần kết thúc.

a. Phần đầu:

– Quốc ngữ.

Địa điểm thời gian làm văn tường trình.

-Tên văn bản:

– Tên cá nhân tổ chức nhận văn bản:

b.Phần ND.

– Người viết Trình  bày thời gian, địa điểm diễn biến sự việc,nguyên nhân vì đâu,hâụ quả thế nào .

-Y/c: Thái độ tường Trình khách quan,  trung thực.

C. Phần kết thúc.

– lời đề nghị ( cam đoan)

– Chữ kí và họ tên người viết tường trình

GV chốt ->Vừa rồi chúng ta đã ôn lại toàn bộ lý thuyết của một văn bản tường trình, vậy để khắc sâu kiến thức chúng ta chuyển sang phần luyện tập .

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(25 PHÚT)

1. Mục tiêu:

-Vân dụng kiến thức vừa học vào làm các bài tập, luyện tập, khắc sâu nội dung bài học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Làm vào vở bài tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ : yêu cầu hs mở vở bài tập ra để làm các bài tập

*Thực hiện nhiệm vụ

Bài tập 1: Hoạt động cá nhân: Cho hs đọc bài tập

(Bảng phụ )

? Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở 3 tình huống đã nêu

?Cả 3 văn bản đều mắc phải lỗi sai gì .

 -Học sinh: làm việc cá nhân

 -Giáo viên:quan sát hs làm

 -Dự kiến sản phẩm:

-> Cả 3 văn bản người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo ,chưa nhận rõ trong tình huống như thế nào thì cần phải viết văn bản tường trình

 ? Đọc và xác định yêu cầu của bài 2

 ? Nêu 2 tình huống .

 

Gv hd : Mỗi học sinh lựa chọn 1 tình huống khi viết cần lưu ý:

– Xác định người nhận tường trình

– Xác định mục đích viết tường trình

– Hình dung diễn biến sự việc cần làm tường trình

– Viết văn bản theo đúng mẫu 

 

HOẠT ĐỘNG  4: VẬN DỤNG. TÌM TÒI MỞ RỘNG

– Mục tiêu:Gắn bài học với đời sống thực tiễn của học sinh, học sinh biết liên hệ thêm các văn bản tường trình;  Khuyến khích hs tìm tòi mở rộng bài học, giúp HS hiểu sâu sắc hơn bài học.

– Hình thức hoạt động: Cá nhân, cặp đôi khá, giỏi

– Sản phẩm: bài tập của hs

HS lựa chọn các văn bản tường trình tham khảo

* Hướng dẫn học bài:

 – Ôn tập Lí thuyết, vận dụng thực hành.

 – Ôn tập TV giờ sau kiểm tra.     

I. Ôn tập lý thuyết

1.Mục đích làm văn bản tường trình

 

– Mục đích: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình và các sự việc sẩy ra, gây hậu quả cần phải xem xét.

 

2.Điểm giống và khác nhau về tường trình và báo cáo.

 

* Giống nhau: thể thức trình bày.(Bố cục theo mẫu).

+ Người nhận: Cá nhân và cơ quan có thẩm quyền giải quyết .

* Khác nhau:

+ Mục đích:

– Văn bản tường trình: trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình và các sự việc sẩy ra gây hậu quả cần phải xem xét.

– Báo cáo: Công việc, công tác trong 1 thời gian nhất định, kết quả bài học để sơ kết tổng kết trước  cấp trên, nhân dân.

+ Người viết:

– Tường trình: Tham gia hoặc chứng kiến vụ việc, cá nhân, tường trình.

– Báo cáo: Người  phụ trách công việc, 1 tổ chức , tập thể.

 

3. Bố cục thể thức văn bản tường trình.

– Gồm 3 phần     – Phần đầu.

                             – Phần ND.

                             – Phần kết thúc.

a. Phần đầu:

– Quốc ngữ.

Địa điểm thời gian làm văn tường trình.

-Tên văn bản:

– Tên cá nhân tổ chức nhận văn bản:

b.Phần ND.

– Người viết Trình  bày thời gian, địa điểm diễn biến sự việc,nguyên nhân vì đâu,hâụ quả thế nào .

-Y/c: Thái độ tường Trình khách quan,  trung thực.

C. Phần kết thúc.

– lời đề nghị ( cam đoan)

– Chữ kí và họ tên người viết tường trìn

 

->Trong cả 3 tình huống nêu trên bài tập đều không viết tường trình mà phải viết các kiểu văn bản khác cụ thể.

a. Bản tự kiểm điểm.

b Viết báo cáo.

c. Viết báo cáo

2. Bài tập 2.

VD: A. Mấy bạn nam đá bóng vô ý làm vỡ 2 chiếc bóng điện của lớp.

B. T¬ường trình với cô giáo bộ môn về việc nộp bài kiểm tra không đúng hạn

3. Bài tập 3.

– H/s viết theo yêu cầu.

– Trình bày .

Bản tường trình về việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

                  Kim Bảng, ngày 22/1/2016

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm

   Kính gửi: Cô Nguyễn Thị  An, giáo viên phụ trách môn Hóa học.

     Em là: Phạm Văn Bình, học sinh lớp 8C học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, xin phép được tường trình với cô một việc như sau:

   Trong giờ học Hóa tiết 4 ngày hôm nay do em sơ ý đã làm đổ vỡ 2 ống nghiệm : mã số 0017 và 0018. Em xin lỗi cô vì đã không tuân thủ những quy định trong phòng thí nghiệm. Em xin chịu trách nhiệm về lỗi của mình.

Leave a Comment