Giáo án bài Máu và môi trường trong cơ thể thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 14 Máu và môi trường trong cơ thể   I. Mục tiêu 1. Kiến thức: – HS cần phân biệt được các thành phần của máu. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

14 Máu và môi trường trong cơ thể

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

– HS cần phân biệt được các thành phần của máu.

– Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.

– Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.

– Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.

     2. Năng lực

                – Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung  N¨ng lùc chuyªn biÖt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT    – Năng lực kiến thức sinh học

– Năng lực thực nghiệm

– Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

     GV : Tranh tế bào máu, tranh phóng to hình 13.2 SGK trang 43.

                           Mẫu máu động vật lắng đọng tự nhiên với chất chống đông.            

 

     HS : Một số nhóm chuẩn bị tiết gà, lợn để trong đĩa hay bát.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

– Kiểm tra bài thu hoạch của học sinh làm từ tiết thực hành trước.

3. Tiến trình dạy học

Họat động của giáo viên                Họat động của học sinh Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(5')

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay…kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

    Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào ? Theo em máu chảy ra từ đâu ? Máu có đặc điểm gì ? Để tìm hiểu về máu chúng ta nghiên cứu bài 13.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

– Biết được chức năng của huyết tương và hồng cầu.

– Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

 

-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:-

? Máu gồm những thành phần nào?

? Có những loại tế bào máu nào?

– Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK.

 

 

– GV giới thiệu các loại bạch cầu (5 loại): Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là so nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt.

– Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi:

– Huyết tương gồm những thành phần nào?

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần  SGK

– Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi… máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Chức năng của nước đối với máu?

– Thành phần chất trong huyết tương gợi ý gì về chức năng của nó?

– GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

– Thành phần của hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì?

– Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?        

– HS nghiên cứu SGK và tranh, sau đó nêu được kết luận .

 

Các từ cần điền :

1- huyết tương

2- hồng cầu

3- tiểu cầu

– HS dựa vào bảng 13 để trả lời. Sau đó rút ra kết luận.

– HS trao đổi nhóm, bổ sung và nêu được :

+ Cơ thể mất nước, máu sẽ đặc lại, khó lưu thông.

+ Duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng.

+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.

– HS thảo luận nhóm và nêu được :

 

+ Hồng cầu có hêmoglôbin có đặc tính kết hợp được với oxi và khí cacbonic.

+ Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm.                I.Máu

1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu:

– Máu gồm:

+ Huyết tương 55%.

+ Tế bào máu: 45% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu

* Huyết tương

– Trong huyết tương có nước (90%), các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải…

– Huyết tương có chức năng:

+ Duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng.

+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.

– Hồng cầu có Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển O2 từ phổi về tim tới tế bàovà vận chuyển CO2 từ tế bào đến tim và tới phổi.

– GV giới thiệu tranh H 13.2 : quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết.

– Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi :

– Các tế bào cơ, não… của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không ?

– Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào ?

– Vậy môi trường trong gồm những thành phần nào ?

– Môi trường bên trong có vai trò gì ?

– GV giảng giải về mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.           

 

– HS trao đổi nhóm và nêu được :

+ Không, vì các tế bào này nằm sâu trong cơ thể, không thể liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài.

+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài gián thiếp qua máu, nước mô và bạch huyết (môi trường trong cơ thể).

 

– HS rút ra kết luận.         II. Môi trường trong của cơ thể

– Môi trường bên trong gồm ; Máu, nước mô, bạch huyết.

– Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ..

Câu 1. Bạch cầu đươc phân chia thành mấy loại chính ?

A. 3 loại                                B. 4 loại                 C. 5 loại                                 D. 6 loại

âu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt                                                B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán

C. Màu đỏ hồng                                                                D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí

Câu 3. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?

A. N2                                     B. CO2                   C. O2                                     D. CO

Câu 4. Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây ?

A. Tiêu chảy                                                        B. Lao động nặng

C. Sốt cao                                                                            D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?

A. 75%                                  B. 60%                   C. 45%                                   D. 55%

Câu 6. Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Huyết tương B. Hồng cầu                        C. Bạch cầu                         D. Tiểu cầu

Câu 7. Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào ?

A. Hêmôerythrin              B. Hêmôxianin   C. Hêmôglôbin  D. Miôglôbin

Câu 8. Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào ?

A. Nước mô                        B. Máu                  C. Dịch bạch huyết           D. Dịch nhân

Câu 9. Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nam giới là :

A. 4,4 – 4,6 triệu/ml máu.                             B. 3,9 – 4,1 triệu/ml máu.

C. 5,4 – 5,6 triệu/ml máu.                             D. 4,8 – 5 triệu/ml máu.

Câu 10. Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính ?

A. 5 loại                                B. 4 loại                 C. 3 loại                                 D. 2 loại

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Vẽ sơ đổ khái quát mối quan hệ giữa các thành phần của môi trường trong.

               

* Sơ đồ khái quát mối quan hệ giữa các thành phần của môi trường trong.

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Giải thích tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao?

– Đọc mục “Em có biết” Tr- 44.

IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà

1. Tổng kết

Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết. Trong bài học này các em học sinh sẽ đi nghiên cứu chức năng của hồng cầu và huyết tương cũng như vai trò của môi trường trong cơ thể.

2. Hướng dẫn tự học ở nhà

– Học và trả lời câu 1, 2, 3, 4 SGK.

Leave a Comment