Giáo án bài món ăn quê hương môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Luyện nói và nghe: nói về một trò chơi, Món ăn của quê hương (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Luyện nói và nghe: nói về một trò chơi,

Món ăn của quê hương

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           HS trao đổi nhóm, nói những gì mình biết về một trò chơi của trẻ em ở quê; hoặc về một loại bánh, món ăn quê hương.

–           Biết lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của các bạn.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Cảm nhận được sự thú vị, nét đẹp của trò chơi, món ăn, loại bánh quê hương.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

–           Tranh ảnh cỡ to hình một số trò chơi dân gian, loại bánh, món ăn trong SGK.

–           Tranh ảnh cỡ to hình một số trò chơi dân gian, loại ánh món ăn GV mang đến, sưu tầm được.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nói về những loại bánh hoặc món ăn quê hương. Hoạt động này là sự chuẩn bị để các em tham gia tích cực Ngày hội quê hương được tổ chức ở tiết Góc sáng tạo cuối tuần sau.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chọn nhan đề, hình thành nhóm và thảo luận

a. Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa bài tập, nói về trò chơi dân gian, loại bánh, món ăn quê hương.

b. Cách tiến hành:

– GV gắn hình ảnh của Bài tập 1 cho cả lớp quan sát. GV mời 2HS nối tiếp nhau đọc nội dung yêu cầu 12, 1b.

+ HS 1 (1a): Nói về một trò chơi thiếu nhi ở quê em. Đó là trò chơi gì? Ôn lại cách chơi để thực hành trước lớp.

+ HS 2 (1b): Nói về một loại bánh hay món ăn của quê hương mà em yêu thích.

– GV mời HS nói đề mình chọn.

– GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 HS. Nhóm nói về trò chơi dân gian. Nhóm nói về loại bánh, món ăn quê hương.

– GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận, nói về trò chơi dân gian; loại bánh, món ăn.

Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả trao đổi

a. Mục tiêu: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2: Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

– GV yêu cầu các nhóm khác nghe và đọc kết quả.

– GV quan sát các nhóm trình bày và nhận xét.  

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS nói đề mình chọn.

– HS chia thành các nhóm.

– HS các nhóm thảo luận.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS trình bày:

– Nhóm 1: Nhóm tôi có 6 bạn. Bạn A muốn giới thiệu trò chơi trốn tìm và bạn B muốn giới thiệu trò chơi mèo đuổi chuột.

+ Tôi giới thiệu trò chơi trốn tìm: Là trẻ con, chắc chắn bạn nào cũng thích chơi trò trốn tìm. Một bạn nhắm mắt đếm “năm, mười, mười lăm, hai mươi”. Các bạn còn lại trốn thật kĩ. Nếu bị tìm thấy sẽ phải nhắm mắt để những người còn lại đi trốn.

+ Tôi giới thiệu trò chơi mèo đuổi chuột: Ở quê tôi, trẻ em thích chơi trò mèo đuổi chuột. Khi chuột chạy, mèo đuổi theo, chúng tôi đọc to: “mèo đuổi chuột, mời bạn ra đây, tay nắm chặt tay, đứng thành vòng rộng. Chuột luồn lỗ hổng, mèo chạy đằng sau”. Vui ơi là vui.

– Nhóm 2: Nhóm tôi có 5 bạn. Bạn A muốn giới thiệu món bánh trôi.  Tôi rất thích làm bánh trôi. Mẹ đã dạy tôi làm bánh trôi. Tôi nặn những viên bột trò, đặt một viên đường nhỏ vào giữa rồi bỏ vào nồi luộc. Khi mẹ vớt bánh, tôi rắc hạt vừng lên trên. Đĩa bánh thơm nức, đẹp ơi là đẹp.

Leave a Comment