Giáo án bài Ôn tập phần tập làm văn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 50 Ôn tập phần tập làm văn I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng tập làm văn …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

50 Ôn tập phần tập làm văn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã học trong năm học. Nắm chắc khái niệm và biết cách làm bài văn nl. Biết cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự và kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự vào bài văn nghị luận.

2. Năng lực: HS có kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức. Năng  lực huy động kiến thức để tạo lập VB.

3. Phẩm chất: HS có ý thức trau dồi kiến thức về tập làm văn.

– Có ý thức tích cực, chăm chỉ học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Kế hoạch bài học, sgk, tltk

2. Chuẩn bị của học sinh:

– Ôn bài.

– Chuẩn bị theo các câu hỏi SGK

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy và trò            Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

-Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

– Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu:

? Hãy kể tên các thể loại tương ứng với phương thức biểu đạt đã học trong chương trình ngữ vă 8?

– Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ

– Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

– Dự kiến sản phẩm: Tự sự, thuyết minh, nghị luận , điều hành (tường trình, thông báo)

*Báo cáo kết quả

-Gv: gọi hs trả lời

-Hs:trả lời

*Đánh giá kết quả

– Học sinh  khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập phần TLV, khái quát những điểm giống và khác giữa các loại văn bản…

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

 HOẠT ĐỘNG 2: ÔN, LUYỆN TẬP 

Hoạt động 1 : Văn bản nghị luận

1. Mục tiêu:

– Củng cố các kiến thức, kĩ năng về văn bản nghị luận

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cặp đôi.

3. Sản phẩm hoạt động

– Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động cặp đôi.

– Giáo viên yêu cầu:

? Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu một ví dụ về luận điểm và nêu các tính chất của nó?

? Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào?

– Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ

– Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

– Dự kiến sản phẩm:

* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rừ, sỏng tỏ vấn đề cần bàn luận

– Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận: linh hồn của bài

* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm

+ Lập luận: cách nêu, sắp xếp luận cứ để dẫn tới luận điểm

*Báo cáo kết quả

-Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời

-Hs:trả lời

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2 : Văn bản điều hành:

1. Mục tiêu:

– Củng cố các kiến thức kĩ năng về vb điều hành.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

– Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động cặp đôi.

– Giáo viên yêu cầu:

? Thế nào là văn bản tường trình, VB thông báo

? Phân biệt mục đích cách viết 2 loại văn bản này

– Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ

– Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

– Dự kiến sản phẩm:

+ Phân biệt:

*Mục đích:

    – TT: nhằm trình bày để mọi người hiểu đúng bản chất của SV

    – TB: truyền đạt nội dung yêu cầu  từ cấp trên xuống cấp dưới

*Cách viết:

    – Giống: trình bày trang trọng rõ ràng, bố cục 3 phần bắt buộc: thể thức mở đầu, nội dung cụ thể, thể thức kết thúc.

   – Khác: Thể thức mở đầu thông báo: trình bày tên đơn vị & cơ quan trực thuộc

    Tường trình: Không cần 

    Thể thức kết thúc: Thông báo có nơi gửi,         

     Tường trình có lời cam đoan của người viết Tường trình

*Báo cáo kết quả

-Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời

-Hs:trả lời

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bản

 

  HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Hs: đánh giá lẫn nhau

-Gv: đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

?Viết 1 đoạn văn thuyết minh trình bày luận điểm: Học phải đi đôi với hành?

– Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

 – Học sinh:làm việc cá nhân ở nhà

 – Giáo viên: yêu cầu thời hạn làm bài của hs. Thời gian làm 2 ngày ra vở soạn và thu lại cho gv

– Dự kiến sản phẩm: Đoạn văn trình bày luận điểm theo cách quy nạp hoặc diễn dịch.

*Báo cáo kết quả

-Hs: nộp sản phẩm

*Đánh giá kết quả

– Hs trao đổi với bạn, nx, đánh giá .

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (01 PHÚT)

1. Mục tiêu: tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của thể loại văn bản tự sự, thuyết minh

2. Phương thức thực hiện: HĐ Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: hs trả lời ra vở soạn

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

-Hs: đánh giá lẫn nhau

-Gv: đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Sưu tâm các bài văn nghị luận và hành chính mẫu mực và tham khảo.

*Thực hiện nhiệm vụ

 Học sinh:làm việc cá nhân ở nhà

– Học sinh tiếp nhận

*Báo cáo kết quả

-Hs: trả lời ra vở soạn văn

*Đánh giá kết quả

– Hs trao đổi với bạn, nx, đánh giá .

– Giáo viên nhận xét, đánh giá   

 

IV. Văn bản nghị luận

 

+ Luận điểm trong bài văn Nghị luận: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm được nên ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán

– Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận

+ Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh làm rõ luận điểm.

+ Lập luận: cách nêu , sắp xếp luận cứ để dẫn tới luận điểm

+ Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận:

– cần kết hợp  linh hoạt, sáng tạo các yếu tố Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

– Giúp bài văn nghị luận  trở nên cụ thể, sinh động, gợi cảm hơn, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn

V. Văn bản điều hành:

 

+ Văn bản tường trình

+ Văn bản thông báo

+ Phân biệt:

Mục đích:

– TT: nhằm trình bày để mọi người hiểu đúng bản chất của SV

– TB: truyền đạt nội dung yêu cầu  từ cấp trên xuống cấp dưới

Cách viết:

– Giống: trình bày trang trọng rõ ràng, bố cục 3 phần bắt buộc: thể thức mở đầu, nội dung cụ thể, thể thức kết thúc.

– Khác: +Thể thức mở đầu thông báo: trình bày tên đơn vị & cơ quan trực thuộc

 Tường trình: Không cần 

   + Thể thức kết thúc: Thông báo có nơi gửi, Tường trình có lời cam đoan của người viết Tường trìn

* Dặn dò: – Ôn bài theo hệ thống

   – Chuẩn bị giấy bút tiết sau Kt tổng hợp

IV. RÚT KINH NGHIỆM:                                                                            

Leave a Comment