Giáo án bài quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chủ đề 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH Bài 2: quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình Thời lượng: 2 …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chủ đề 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

Bài 2: quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình

Thời lượng: 2 tiết

I.MỤC TIÊU:

– Sau khi học xong bài học “QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ”, học sinh có:

1. Phẩm chất chủ yếu:

-Nhân ái: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

-Trách nhiệm: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ. Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà, cha mẹ.

– Đoàn kết, yêu thương: Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

2. Năng lực:

•             Năng lực chung:

– Tự chủ, tự học: Tích cực thanh gia các hoạt động học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn qua việc hoàn thành nội dung các hoạt động học.

•             Năng lực đặc thù:

-Năng lực điều chỉnh hành vi:

+ Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận biết được sự cần thiết của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Đồng tình với thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ trong gia đình em.

II. CHUẨN BỊ:

– GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1.

+ Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.), … gắn với bài học “Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.” .

+ Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint.

– HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy của Giáo viên.     Hoạt động học của học sinh.

TIẾT 1

1.Hoạt động Khởi động: “Hát  bài hát Cháu yêu bà”

Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học.

Phương pháp kĩ thuật: Đàm thoại.

* Sản phẩm mong muốn:

– HS trả lời được câu hỏi về việc làm thể hiện được quan tâm chăm sóc ông bà.

* Cách tiến hành:

– Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà”

– Giáo viên đặt câu hỏi.

+ Khi nào em thấy bà rất vui?

+ Tuần vừa qua, em đã làm những

việc gì đem lại niềm vui cho ông bà?

Gv: Khen ngợi học sinh.

Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới,

Ghi tựa – HS Hát.

 

2. Hoạt động Khám phá

2.1. Khám phá 1: Xem hình và trả lời các câu hỏi?

– Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà và biết vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi.

– Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi nhận biết về biểu hiện ý nghĩa của những việc làm quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– Cách tiến hành:

– GV treo 4 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, cho các em quan sát lần lượt từng tranh một để trả lời câu hỏi.

+ Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ?

– GV treo tranh trên bảng.

Tranh 1: Trước khi đi học, bạn Minh đã có cử chỉ đáng yêu nào?

Tranh 2: Bạn Mai có lễ phép vâng lời khi nghe ông dặn không?

Tranh 3: bạn Lan đã quan tâm đến ông như thế nào?

Tranh 4: Hai bạn đã làm gì thể hiện tình yêu thương đối với mẹ?

– GV hỏi:

+ Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà?

+ Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

– GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.

Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ; hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ. Nói những lời yêu thương đối với ông bà, cha mẹ.          – HS quan sát và trả lời câu hỏi.

– CN trình bày kết quả của mình.

 

2.2. Khám phá 2: Thảo luận

Mục tiêu:

•             HS:

 – Nêu được việc nào nên làm hoặc không nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– Nêu được những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

  + Phương pháp, kỹ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp.

  +  Sản phẩm mong muốn:

  – Hs Biết những việc nào nên làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

  – HS có kết quả thích lí do chọn những việc làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

  – Chia sẻ với bạn về những việc làm của mình thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

 – Hình thành được thói quen tốt thể hiện sự quan tâm, vâng lời ông bà.

– GV chia HS thành các nhóm (4 HS).

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh 1, 2 (SGK trang 11) trên bảng.

Tranh 1: Con hỏi thăm bà ngoại nhé!

Tranh 2: Alô! Bà hả? Thảo đây?

 + Khi bố đưa ĐT và nói với Thảo hỏi thăm bà, Thảo có vâng lời bố không? Vì sao?

Khi nói chuyện với bà, lời nói của Thảo có lễ phép không?

  * Thảo luận nhóm 4

+ Việc nào nên làm?

+ Việc nào không nên làm?

– GV quan sát, gợi ý các nhóm thảo luận.

– GV yêu cầu 3 nhóm lên trình bày.

– Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

+ Việc nào nên làm? Vì sao?

+ Việc nào không nên làm? Vì sao?

 

+ Nếu em là Thảo, trong tình huống này, em sẽ nói thế nào với bà?

– GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS.

KL: Trong gia đình, các em có thể làm được nhiều việc phù hợp, vừa sức để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.                – HS ngồi theo nhóm (4 HS).

 

– HS quan sát rồi thảo luận 2 phút.

 – HS lắng nghe thảo luận nhóm các câu hỏi.

– HS gắn mặt cười (vào tranh nên làm).( tranh 1)

– HS lên gắn mặt mếu vào tranh không nên làm (tranh 2)

– Các nhóm tiến hành theo hướng dẫn của GV

– HS 3 nhóm nêu ý kiến vì sao ? chọn việc nên làm ở tranh 1

Tranh 1: Bạn Thảo biết nghe lời bố

– HS 3 nhóm nêu ý kiến vì sao? chọn việc không nên làm ở tranh 2

Tranh 2: bạn Thảo Chưa lễ phép với bà.

– HS suy nghĩ trả lời cá nhân.

– HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

– Nhận xét.

 

– HS lắng nghe.

Nghỉ giải lao: HS hát bài “Cả nhà thương nhau”

2.3. Khám phá 3: “Chia sẻ”

Mục tiêu:

Học sinh nêu được một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

*Trong gia đình, các em có thể làm được nhiều việc phù hợp, vừa sức để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, cũng có những khi các em quên hoặc chưa ý thức được điều này. Hãy xem các quan sát các hình ở mục chia sẽ và cho ý kiến của mình nhé.

Yêu cầu các em quan sát

a)            Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?

– Hình 1: Lễ phép khi nhận quà của bà.

– Hình 2: Thái độ, lời nói chưa lễ phép    khi đi cùng ông bà.

– Hình 3: thái độ, cử chỉ không lễ phép khi bố phê bình, nhắc nhở.

– Hình 4: thái độ, lời nói lễ phép trước khi ăn cơm.

 Vậy trong các tình huống trên chúng ta: –   Đồng tình với việc làm ở hình 1 và hình 4

-Không đồng tình với việc làm ở hình 2 và hình 3

+ Vì sao em không đồng tình với việc làm của bạn?

+ Em sẽ khuyên bạn như thế nào trong tình huống này?

+Em sẽ làm gì trong tình huống đó?, vvv

NXTD những ý kiến hay

* Chúng ta đồng tình với thái độ hành vi thể hiện hiếu thảo, lễ phép, vâng lời.

*Chúng ta đồng tình với thái độ, hành vi  không hiếu thảo, không lễ phép, không vâng lời ông bà, cha mẹ.            

 

 

 Tiết 2 (dạy thứ 2 ngày 5/ 10)

3. Hoạt động Luyện tập: Xử lí tình huống.

– Mục tiêu: + HS thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Lễ phép, vâng lời ông bà; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ .

+ Nhận biết được sự cần thiết của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Đồng tình với thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

– Sản phẩm mong muốn: + Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ.

* Đưa ra lời khuyên cho bạn.

 – GV yêu cầu HS quan sát 4 tình huống trên bảng (hoặc SGK).

– GV đặt câu hỏi: Em sẽ làm gì trong tình huống sau?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (hai bạn 1 bàn) để đưa ra lời khuyên cho bạn.

– GV gọi đại diện nhóm trình bày.

– Gọi nhóm bạn nhận xét – GV nhận xét.

– Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất.

– GV hỏi: Em đã quan tâm, chăm sóc Ông, cha mẹ bằng những việc làm nào?

– Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân (1 phút).

– Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi (1 phút).

– Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

– Yêu cầu các nhóm nhận xét.

– GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– GV kết luận: Em nên giúp bà rửa chén, hỏi thăm quan tâm, sức khoẻ ông, giữ trật tự cho mẹ làm việc, lấy mũ nón cho bố…                – HS lắng nghe.

 

HS lắng nghe.

 

Nghỉ giải lao: HS hát bài “Bố là tất cả”

4. Hoạt động Thực hành

Mục tiêu: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ trong gia đình em.

– GV đưa tình huống.

+ Tình huống 1: lấy nước cho bà uống thuốc.

Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà?

+ Tình huống 2:  Xách đồ cho mẹ.

Em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với bà?

– GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống.

Nhóm 1, 2: Tình huống 1.

Nhóm 3, 4: Tình huống 2.

– Đại diện 2 nhóm nên trình bày 2 tình huống.

– Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

– GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm được nhiều việc thể hiện phù hợp lứa tuổi như:

+ Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ.

* Ghi nhớ:

GV cho các em học thuộc lòng câu tục ngữ :

“Uống nước nhớ nguồn”.

  Gọi vài HS đọc

– Nhận xét tiết học.

– Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo:        

– Hs sinh quan sát, lắng nghe.

 

 

Leave a Comment