Giáo án bài Sống chết mặc bay theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 27 Sống chết mặc bay                                                                          (Phạm Duy Tốn) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: – Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn. – Hiện …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

27 Sống chết mặc bay

                                                                         (Phạm Duy Tốn)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.

– Hiện thực về tình cảm khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.

– Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ngịch lí.

2.Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

– Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX

– Kể tóm tắt truyện.

– Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.

3.Phẩm chất:

– Biết yêu thương, đồng cảm với những người dân cùng khổ.

– Biết căm ghét, phê phán cái xấu, cái ác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Kế hoạch dạy học

– Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của học sinh:  Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

                 – Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 

– Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

– Sản phẩm hoạt động:  trình bày miệng

– Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

– Nhiệm vụ: Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ sau “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”

– Phương án thực hiện:

+ Thực hiện: Hoạt động nhóm

– Thời gian: 2 phút

2. Thực hiện nhiệm vụ:

*. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

*. Giáo viên:

– Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh

– Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs hoạt động theo nhóm bàn dể trả lời câu hỏi trong khoảng 2 phút

– Dự kiến sản phẩm: Thành ngữ có câu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, câu  Thành ngữ  nói về thái độ vô trách nhiệm 1 cách trắng trợn của 1 viên quan phụ mẫu, trong một lần hộ đê. Câu chuyện đặc sắc đã đ¬ọc ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại nh¬ một màn kịch bi- hài rất hấp dẫn.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức

HĐ 1: Giới thiệu tác giả ,văn bản.

–  Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những nét chính về tác giả và văn bản.

– Phương pháp: Dạy học dự án

– Phương thức thực hiện:

Hs chuẩn bị ở nhà theo nhóm và trình bày           

– Sản phẩm hoạt động:

+ phiếu học tập của nhóm

– Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

– Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ:

-Gv gọi 1 hs đọc các câu hỏi gv giao về nhà c bị

? Em hãy g.thiệu 1 vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn và tác phẩm.

2. Thực hiện nhiệm vụ

-Hs về nhà chuẩn bị theo nhóm đã được phân công ra phiếu học tập.

3.Báo cáo kết quả

– Hs báo cáo dựa trên phiếu học tập đã chuẩn bị.

– Ảnh Phạm Duy Tốn

– Phạm Duy Tốn (1883-1924), quê Thư-ờng Tín, Hà Tây.

– Một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi Quốc ngữ hiện đại VN.

-Cây bút truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong VH hiện thực đầu tk XX.

– Viết bằng chữ quốc ngữ in trên tạp chí Nam Phong (1918). Là truyện ngắn thành công nhất của Phạm Duy Tốn

4. Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hs tự ghi vở

*GV giới thiệu h/c ra đời VB: Đầu tk XX nhân dân VN chịu sự đàn áp bóc lột của 2 tầng lớp :

+ Bọn Pháp tăng cường vơ vét thuộc địa.

+ Bọn quan lại PK đc sự đỡ đầu của P cấu kết bóc lột vơ vét, đàn áp, sách nhiễu, hách dịch với dân.Người dân VN chưa bao giờ phải chịu nhiều nỗi cơ cực như thời gian này…

HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục

– Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kỹ năng đọc, hiểu được nghĩa của một số từ khó, chia được bố cục của văn  bản.

– Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động cặp đôi

– Cách tiến hành:

Bước 1: Hướng dẫn đọc:  Chú ý phân biệt giọng người kể: mỉa mai, lạnh lùng; giọng quan phụ mẫu hống hách, nạt nộ; giọng thầy đề và dân phu: khúm núm, sợ sệt.

-GV đọc

-Hs đọc

+Giải thích từ khó: núng thế, thẩm lậu, dân phu, bảo thủ

?  Em hãy kể tóm tắt truyện bằng lời của em?

-HS : tóm tắt

-GV : N/x, tóm tắt lại.

? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Theo trình tự nào?

– Truyện kể theo ngôi thứ 3, theo trình tự thời gian và sự việc: Đê sắp vỡ, đê vỡ.

?Chuyện kể về sự kiện gì ? (vỡ đê). Nhân vật chính là ai ? (quan phụ mẫu).

Bước 2: chia bố cục

– Phương pháp:Thảo luận

– Phương thức thực  hiện: Hoạt động cặp đôi

– Sản phẩm: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập

– Tiến trình:

1. Chuyển giao nhiệm vụ:

? Bố cục của truyện có thể chia thành mấy phần ?

2. Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Hoạt động cặp đôi

– Giáo viên: Quan sát

– Dự kiến sản phẩm

– Từ đầu -> khúc đê này hỏng mất:  Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân(Cảnh đê sắp vỡ).

– Tiếp theo -> điếu mày: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê (Cảnh hộ đê )

– Còn lại:  Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.

3. Báo cáo kết quả

– tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả

– Cách thực hiện:  Giáo viên yêu cầu hs lên trình bày kết quả

– Hs các hs  khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả

– Học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung

– Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức ghi bảng

Hoạt động: Đọc, hiểu văn bản

HĐ 1: Cảnh đê sắp vỡ

Mục tiêu :

Học sinh nắm được cảnh đê sắp vỡ với tình huống gấp gáp, căng thẳng, nguy kịch

– Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình kết hợp trao đổi cặp đôi

– Phương thức thực hiện:

+  Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động cặp đôi

+ Hoạt động chung cả lớp

– Sản phẩm hoạt động:

+ nội dung hs trình bày miệng

 Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

– Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Hoạt động cá nhân

HS đọc đoạn 1

? Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết nào về không gian, thời gian, địa điểm?

? Các chi tiết đó gợi ra cảnh tượng  như thế nào?

– Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò thắt nút. Vậy ý nghĩa thắt nút ở đây là gì ?

2.Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Trình bày ý kiến cá nhân

– Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

– Dự kiến sản phẩm:

+ Nêu được cảnh đê sắp vỡ

+ Nêu được hình thức nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn

3. Báo cáo kết quả:

Học sinh báo cáo kết quả làm việc  nhiệm vụ được giao

? Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết nào về không gian, thời gian, địa điểm?

– Thời gian: Gần 1 giờ đêm.

– Không gian: Trời mư¬a tầm tã, nư¬ớc sông Nhị Hà lên to.

– Địa điểm: Khúc sông làng X, thuộc phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu.

? Các chi tiết đó gợi ra tình huống như thế nào? Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò thắt nút. Vậy ý nghĩa thắt nút ở đây là gì ?

– Tình huống gấp gáp, căng thẳng, nguy kịch.

=>Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra.

4. Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hs tự ghi vở

HĐ 2: Cảnh hộ đê

Mục tiêu :

Học sinh nắm được cảnh con dân hộ đê với tình huống gấp gáp, căng thẳng, nguy kịch

– Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình kết hợp trao đổi cặp đôi

– Phương thức thực hiện:

+  Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động cặp đôi

+ Hoạt động chung cả lớp

– Sản phẩm hoạt động:

+ nội dung hs trình bày miệng

 Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

– Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

NV: Hoạt độngcặp đôi

– HS đọc Đ2,3. Hai đoạn em vừa đọc tả cảnh gì, ở đâu ?

– Cảnh đư¬ợc tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào ?

– Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ?

– Cách miêu tả đó, gợi lên một cảnh tượng ¬như thế nào ?

– Tác giả đặt đoạn tả cảnh trên đê trư¬ớc khi đê vỡ có ý nghĩa gì ?

2.Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Trình bày ý kiến theo cặp nhóm

– Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

– Dự kiến sản phẩm:

+ Nêu được cảnh trên đê

+ Nêu được hình thức nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn

3. Báo cáo kết quả:

Học sinh báo cáo kết quả làm việc  nhiệm vụ được giao

– Cảnh đư¬ợc tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào ?

– Hình ảnh: Kẻ thì thuổng, ng¬ười thì cuốc,… bì bõm d¬ới bùn lầy… ng¬ười nào ngư¬ời nấy ¬ướt l¬ướt th¬ướt như¬ chuột lột.

– Âm thanh: Trống đánh liên thanh. ốc thổi vô hồi, tiếng ngư¬ời xao xác gọi nhau..

– Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ?

-> Sử dụng nhiều từ láy t¬ượng hình kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay).

– Cách miêu tả đó, gợi lên một cảnh tượng ¬như thế nào ? => Gợi cảnh t¬ượng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, căng thẳng, cơ cực và hiểm nguy.

4. Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hs tự ghi vở        I- Giới thiệu chung:

1- Tác giả:

Phạm Duy Tốn (1883-1924), quê Thường Tín, Hà Tây.

– Ông là 1 cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh h¬ướng hiện thực ở những năm đầu TK XX.

– Truyện ngắn của ông chuyên về phản ánh hiện thực XH.

2- Văn bản:

a. Thể loại, xuất xứ:

Sáng tác 7.1918.

– Thể loại: truyện ngắn hiện đại.

*Tóm tắt:

* Bố cục: 3 phần.

– Cảnh đê sắp vỡ (Đ1).

– Cảnh hộ đê (tiếp-> ấy là hạnh phúc).

– Cảnh đê vỡ (phần còn lại).

II. Tìm hiểu văn bản

1- Cảnh đê sắp vỡ:

– Thời gian: Gần 1 giờ đêm.

– Không gian: Trời mư¬a tầm tã, nư¬ớc sông Nhị Hà lên to.

– Địa điểm: Khúc sông làng X, thuộc phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu.

– Gợi cảnh t¬ượng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, căng thẳng, cơ cực và hiểm nguy.

 

=>Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra.

2- Cảnh hộ đê:

a- Cảnh trên đê:

 

– Hình ảnh: Kẻ thì thuổng, ng¬ười thì cuốc,… bì bõm d¬ới bùn lầy… ng¬ười nào ngư¬ời nấy ¬ướt l¬ướt th-ướt như¬ chuột lột.

– Âm thanh: Trống đánh liên thanh. ốc thổi vô hồi, tiếng ngư¬ời xao xác gọi nhau..

-> Sử dụng nhiều từ láy t¬ượng hình kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay).

=> Gợi cảnh t¬ượng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, căng thẳng, cơ cực và hiểm nguy.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

 1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động các nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh trên giấy

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá học sinh

– Giáo viên đánh giá học sinh

5. Tiến trình hoạt động

 *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

* Cho đoạn văn “ Dân phu…Khúc đê này hỏng mất”.

       Viết đv trình bày cảm nhận của em về cảnh dân chúng khi đi hộ đê.

– Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Viết đoạn văn theo yêu cầu

– Dự kiến sản phẩm: là một đoạn văn đảm bảo cả hình thức và nội dung

– Hình ảnh: Kẻ thuổng, ng¬ười cuốc, đội đất, vác tre, đắp, cừ, bì bõm, ướt l¬ướt

th¬ướt như¬ chuột lột.

– Âm thanh: Trống đánh liên thanh. ốc thổi vô hồi, tiếng ngư¬ời xao xác gọi nhau..

-Sử dụng nhiều từ láy tượng hình (bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn) kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay).

=>Gợi cảnh t¬ượng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, vất vả và hiểm nguy.

-Cảm xúc: Xót thương trc nỗi khổ của nd.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

                2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

                3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh

                4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

                – Học sinh đánh giá học sinh

                – Gv đánh giá học sinh

                5. Tiến trình hoạt động

                Gv nêu nhiệm vụ: GV: Tăng cấp có nghĩa là lần lượt đưa thêm các chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước. Qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng.

Hãy tìm phép tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông, của nguy cơ vỡ đê, cảnh hộ đê trong đoạn 1

                – Hs tìm và nêu biểu hiện cụ thể

                – Các nhóm trình bày – các nhóm  khác bổ sung – Gv bổ sung thêm

a, Sự tăng cấp trong việc miêu tả mưa gió, nước sông ngày càng dâng cao, nguy cơ vỡ đê ngày càng lớn,cảnh hộ đê ngày càng vất vả, căng thẳng

– Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá…thì vỡ mất

– Trên trời mưa vẫn tầm tã trút xuống…Khúc đê này hỏng mất

b, Sự tăng cấp trong cảnh tình dân phu vật lộn với nước mỗi lúc thêm cực nhọc, thê thảm

– Dân phu hàng trăm nghìn người…Tình cảnh trông thật là thảm

– Tuy trống đánh liên thanh…ai cũng mệt lử cả rồi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

–  khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá

– Giúp hs hiểu được nghệ thuật tương phản trong văn bản

           2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân ở nhà

                3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày trên giấy của học sinh

                4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

                – Học sinh đánh giá học sinh

                – Gv đánh giá học sinh

                5. Tiến trình hoạt động

                Gv nêu nhiệm vụ:

-Sưu tầm 1 số câu ca dao, tục ngữ có nội dung phê phán, phản kháng xã hội PKVN.

*. học sinh thực hiện ở nhà nộp kết quả vào tiết sau

     Phép tương phản trong nghệ thuật và việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngươc nhau để làm nổi bật tư tưởng của tác giả. Dựa vào định nghĩa trên, em hãy tìm những chi tiết trong tác phẩm để hoàn thành bảng sau.

Dân        <- Tương phản ->             Quan

                Cảnh hộ đê        

                Cảnh đê vỡ        

Rút kinh nghiệm

Leave a Comment