Giáo án bài Thêm trạng ngữ cho câu theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 12 Thêm trạng ngữ cho câu I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: – Một số trạng ngữ thường gặp. – Vị trí của trạng ngữ trong …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

12 Thêm trạng ngữ cho câu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Một số trạng ngữ thường gặp.

– Vị trí của trạng ngữ trong câu.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

– Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.

– Nhận biết các loại trạng ngữ.

– Biết sử dụng trạng ngữ khi đặt câu.

3.Phẩm chất:

– Chăm học, có ý thức sử dụng trạng ngữ trong đặt câu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Kế hoạch dạy học

– Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của học sinh:  Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

 

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu: tạo tâm thế và hứng thú học tập cho hs

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv chia 2 nhóm, thực hiện các y/c sau:

+Đặt câu về đề tài học tập bằng cấu trúc câu chỉ bao gồm CN,VN

+Thêm trạng ngữ cho các câu đã đặt.

*Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến.

* Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

* Báo cáo kết quả

Vd: Chúng em học bài.

     Trong lớp, chúng em học bài.

      Buổi sáng, chúng em học bài.

     Để đạt thành tích cao, chúng em học bài.

*Đánh giá kết quả: hs tự đánh giá, gv đánh giá hs

-GV vào bài mới

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò            Nội dung

Hoạt động 1 :    Đặc điểm của trạng ngữ     

 – Mục tiêu: hs nắm được thế nào là trạng ngữ, trạng ngữ bổ sung cho câu những ý nghĩa nào cho câu, lấy được ví dụ về trạng ngữ…

– Phương pháp dạy học:  dạy học theo nhóm, đặt câu hỏi chung.

– Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập và câu trả lời của hs

-Cách tiến hành:

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên

+Hs đọc đ.trích (bảng phụ).

?Thảo luận nhóm các câu hỏi sau:

1.Dựa vào kiến thức tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong các câu trên?

2.Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?

3.Có thể chuyển các trạng ngữ trên sang những vị trí nào trong câu?…

– Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận, thống nhất ý kiến

– Giáo viên: quan sát

– Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả            

-Đại diên 1 nhóm lên trình bày kq

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

*GV: đưa thêm 1 số VD và đặt câu hỏi chung, hs nghe và trả lời miệng:

? Xác định trạng ngữ và ý nghĩa của nó ?

a.Nó bị điểm kém, vì lười học.

b.Để có kq cao trong học tập, Lan phải nỗ lực học tập hơn nữa.

c. Bốp bốp, nó bị hai cái tát.

d.Nó đến trường bằng xe đạp.

?Qua tìm hiểu VD cho biết: Về ND (ý nghĩa) TN được thêm vào câu để làm gì ?

-Về ý nghĩa: TN thêm vào câu để xđ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

?Về hình thức TN có thể đứng ở những v.trí nào trong câu ?

-Về ht, trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

? Trạng ngữ và nòng cốt câu thường ngăn cách với nhau bằng dấu hiệu nào ?

– Trạng ngữ ngăn cách với nòng cốt câu bằng một quãng nghỉ khi nói và một dấu phẩy khi viết.

-Hs đọc ghi nhớ

                I.Đặc điểm của trạng ngữ :

1.Ví dụ

2.Nhận xét:

 

-Câu 1, 2: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày VN / dựng nhà,…, khai hoang. Tre / ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

 ->Bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm.

-Câu 6: Cối xay tre nặng nề quay /, từ ngàn đời nay, / xay nắm thóc.

->Thời gian.

-Có thể chuyển các TN nói trên sang những v.trí đầu, giữa hoặc cuối câu.              

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu:Hs vận dụng kiến thức bài học vào làm bài tập

2. Phương thức thực hiện:

+bài 1,2 hs làm việc cá nhân

+bài 3 làm việc theo nhóm cặp

3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên: Hs đọc và xác định yêu cầu của bài tập

– Học sinh tiếp nhận: nghe và thực hiện

* Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh:suy nghĩ và trả lời miệng, thảo luận cặp đôi

– Giáo viên:nghe, quan sát, gọi nhận xét

– Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của  hs

*Báo cáo kết quả: hs trả lời miệng, trình bày kết quả

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Bài 1(39 ):

a-Mùa xuân… ->CN và VN.

b-Mùa xuân ->TN th.gian.

c- ..mùa xuân. ->Phụ ngữ cho đt “ chuộng”

d-Mùa xuân ! ->Câu đ.biệt.

2. Bài 2, 3 (40 ):

a.

-Câu 1:Như báo trước…tinh khiết ->TN cách thức.

-Câu 2: Khi đi qua…xanh, mà hạt thóc… tươi ->TN nơi chốn.

-Câu 3: Trong cái vỏ xanh kia ->TN nơi chốn.

-Câu 4: Dưới ánh nắng ->TN nơi chốn.

b-Với khả năng thích ứng… trên đây

->TN cách thức.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu:vận dụng kiến thức đã học để đặt câu

2. Phương thức thực hiện:làm việc cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động:hs làm ra vở

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:hs tự đánh giá, gv đánh giá hs

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên: đặt câu với mỗi loại trạng ngữ vừa học

– Học sinh tiếp nhận: về nhà làm ra vở

* Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh về nhà làm bài

– Giáo viên kiểm tra vào giờ sau

– Dự kiến sản phẩm:bài làm của hs

*Báo cáo kết quả: gv chấm vở hs

*Đánh giá kết quả           

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

2. Phương thức thực hiện:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên

-Tìm 1 số đv, thơ có sd trạng ngữ

– Học sinh tiếp nhận: về nhà sưu tầm

* Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: về nhà sưu tầm và ghi vào vở              

– Giáo viên: kiểm tra vở hs

– Dự kiến sản phẩm:bài làm của hs

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá   

IV.Ghi chú và những vấn đề rút kinh nghiệm trước, trong và sau tiết dạy:

Leave a Comment