Giáo án bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 13 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh   I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: – Đặc điểm của phép lập luận chứng minh …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

13 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.

– Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.

– Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

– Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

– Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

– Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh

3.Phẩm chất:

+ Học tập tự giác, tích cực.

+ Yêu thích bộ môn.

+ Vận dụng vào thực tế bài làm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Kế hoạch dạy học

– Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của học sinh:  Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

     

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu: tạo tình huống có vấn đề để hướng hs vào tìm hiểu nội dung bài học

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

– Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.        

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*GV chuyển giao nhiệm vụ:

-GV cho tình huống

 ? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng em là học sinh lớp 7 trường THCS…thì em sẽ làm thế nào?

*Học sinh tiếp nhận : trả lời câu hỏi

– Dự kiến sản phẩm:em sẽ đưa phù hiệu, vở ghi bài học cho người đó để chứng minh.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài

 Gv: Đây là 1 tình huống cần chứng minh trong đời sống, ta dùng những chứng cứ có thật để chứng minh lời nói của mình là đúng. Vậy,trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật, là đáng tin cậy ta làm thế nào, chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức

 

1. Mục tiêu:hs nắm được mục đích và phương pháp chứng minh

2. Phương thức thực hiện:- Hoạt động chung cả lớp, hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

– HS trả lời miệng.

-Phiếu học tập của hs

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ               

– Giáo viên yêu cầu:câu hỏi của gv

– Học sinh tiếp nhận: nghe và trả lời, trao đổi để trả lời

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh:trả lời miệng, đại diện báo cáo sản phẩm

– Giáo viên:nghe và nhận xét

– Dự kiến sản phẩm:câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả:hs trả lời miệng, đại diện báo cáo.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

*Hoạt động chung:

?Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống khi nào người ta cần CM ?

HS : Những lúc cần bảo vệ ý kiến của mình (trước tập thể, trc người khác) là đúng, là có thật.

Vd:

+Khi cần cm mình là 1 công dân nước VN.

+Khi cần cm về ngày sinh của mình.

+CM mình không lấy bút của bạn.

?Khi cần CM cho ai đó tin rằng lời nói của mình là thật, em phải làm như thế nào ?

-Dùng những chứng cứ có thật để chứng minh: đưa chứng minh thư, giấy khai sinh, cho xem cặp sách…

?Thế nào là CM trong đời sống ?

*Chứng minh là dùng những bằng chứng thuyết phục, bằng chứng ấy có thể là người (nhân chứng), vật (vật chứng), sự việc, số liệu…

?Trong văn bản nghị luận, người ta chỉ s.dụng lời văn (không dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy ?

-Gv: Những d.c trong văn nghị luận phải hết sức chân thực, tiêu biểu. Khi đưa vào bài văn phải được lựa chọn, p.tích. Dẫn chứng trong văn chương cũng rất đa dạng đó là những số liệu cụ thể, những câu chuyện, sự việc có thật. Và d.c chỉ có g.trị khi có xuất xứ rõ ràng và được thừa nhận.

* Thảo luận nhóm:

-HS đọc bài văn: “Đừng sợ vấp ngã” và thảo luận nhóm các câu hỏi sau:

?Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì?Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó?

?Để khuyên ng. ta“đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? Hãy nêu dẫn chứng cụ thể ?

?Em hiểu thế nào là phép lập luận CM trong văn nghị luận ?

? Hãy chỉ ra bố cục của bài văn và cách lập luận ?

 

-Hs đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

-GV nhận xét và chốt ghi bảng :

-Vấp ngã là thường:

+ Lần đầu tiên chập chững…

 + Lần đầu tiên tập bơi…

  +Lần đầu tiên đánh bóng bàn…

– Đưa ra những người nổi tiếng cũng bị vấp ngã:Oan-Đít-xnây đến En ri cô Ca ru xô là những người đã từng vấp ngã, những vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng.

?Các chứng cớ dẫn ra có đáng tin cậy không ? Vì sao ? (Rất đáng tin cây, vì đây đều là những người nổi tiếng,  được nhiều người biết đến).

GV : Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã tg đó sd pp lập luận CM bằng một loạt chứng cứ cụ thể, thật đáng tin cậy và thuyết phục.

 HS đọc ghi nhớ/42

                I-Mục đích và phương pháp chứng minh:

1. Mục đích của chứng minh

 

-Trong đời sống:Chứng minh là dùng những chứng cứ xác thực để chứng tỏ điều gì đó là đáng tin cậy.

-Trong văn bản nghị luận:Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục để chứng tỏ 1 luận điểm nào đó là đáng tin cậy.

2. Phương pháp chứng minh

a. Ví dụ:  “ Đừng sợ vấp ngã”

b.Nhận xét:

*Luận điểm:Đừng sợ vấp ngã.

 * Câu văn mang luận điểm:

+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ… không sao đâu.

+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng lo sợ hơn là bạn…hết mình.

*Lập luận:

– Vấp ngã là chuyện bình thường

  – Nhiều người nổi tiếng cũng từng vấp ngã nhưng đã thành công: 5 dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu

 

– Điều đáng sợ là thiếu sự cố gắng

*Bố cục: 3 phần

MB: Nêu vấn đề chứng minh

TB: Đưa ra dẫn chứng cụ thể

KB: Kq luận điểm

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP( hs làm trong tiết sau)

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức đà học vào làm 1 bài văn chứng minh 1 vấn đề

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

– Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.      

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu:

  Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề văn: Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim.”

– Học sinh tiếp nhận: về nha làm theo nhóm

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: làm việc cá nhân, trao đổi thống nhất ý kiến ra phiếu học tập

– Giáo viên: kiểm tra giờ sau

– Dự kiến sản phẩm: phiếu học tập của hs

*Báo cáo kết quả:đại diện nhóm trình bày

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:Hs sưu tầm mở rộng kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân

 3. Sản phẩm hoạt động

– Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu:

   Đọc bài đọc thêm “ Có hiểu đời mới hiểu văn” và tìm hiểu về việc triển khai các lí lẽ, dẫn chứng trong vbản

– Học sinh tiếp nhận: về nhà làm bài ra vở

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: về nhà làm bài ra vở

– Giáo viên: kiểm tra

– Dự kiến sản phẩm: bài làm của hs

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

IV.Ghi chú và những vấn đề rút kinh nghiệm trước, trong và sau tiết dạy:

Leave a Comment