Giáo án bài Tuần hoàn thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 58 Tuần hoàn   I. Nội dung chuyên đề 1. Mô tả chuyên đề Sinh học 8 + Bài 13: Máu và môi trường trong cơ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

58 Tuần hoàn

 

I. Nội dung chuyên đề

1. Mô tả chuyên đề

Sinh học 8

+ Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể.

+ Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch.

+ Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu.

+ Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết.

+ Bài 17: Tim và mạch máu.

+ Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch – Vệ sinh tuần  hoàn.

+ Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

+ Kiểm tra 1 tiết.

2. Mạch kiến thức của chuyên đề

– Thành phần cấu tạo của máu.

– Chức năng của các thành phần cấu tạo của máu:

+ Chức năng của hồng cầu và huyết tương.

+ Chức năng của bạch cầu => Tìm hiều hệ thống miễn dịch của cơ thể.

+ Chức năng của tiểu cầu => Tìm hiểu cơ chế đông máu và nguyên tắc truyền máu.

3. Thời lượng của chuyên đề

Tổng số tiết        Tuần

thực hiện             Tiê‎t theo KHDH Tiết theo chủ đề               Nội dung của từng hoạt động

8              7, 8,9,10               13           1              Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu

                                                                Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu

                                                                Hoạt động 3: Tìm hiểu môi trường trong cơ thể

                                14           2              Hoạt đông 4: Tìm hiểu hoạt động chủ yếu của bạch cầu

                                                                Hoạt động 5: Tìm hiểu về miễn dịch

                                15           3              Hoạt động 6: Tìm hiểu cơ chế đông máu

                                                                Hoạt động 7: Tìm hiểu về nguyên tắc truyền máu

                                16           4              Hoạt động 8: Tìm hiểu sự tuần hoàn máu

                                                                Hoạt động 9: Tìm hiểu sự lưu thông bạch huyết

                                17          

 

5              Hoạt động 10: Tìm hiểu cấu tạo của tim

                                                                Hoạt đông 11: Tìm hiểu cấu tạo mạch máu

                                                                Hoạt động 12: Tìm hiểu chu kì co dãn của tim

                                18          

6              Hoạt động 13: Tìm hiểu sự vận chuyển máu qua hệ mạch

                                                                Hoạt động 14: Tìm hiểu vệ sinh hệ mạch

                                19           7              Thực hành

                                20           8              Bài kiểm tra

 

 

II. Tổ chức dạy học chuyên đề

1. Mục tiêu chuyên đề

1.1. Kiến thức

1.1.1. Nhận biết

– Học sinh nêu được các thành phần cấu tạo của máu và thành phần của môi trường trong.

– Nêu được chức năng các thành phần cấu tạo của máu.

– Nhận biết được kháng nguyên, kháng thể, miễn dịch.

– Liệt kệ được các nhóm máu ở người, nêu được nguyên tắc  cần tuân thủ khi truyền máu.

1.1.2. Thông hiểu

– Vẽ được sơ đồ đông máu.

–  Vẽ sơ đồ mối quan hệ cho nhận giữa các nhóm máu và hiểu được mối quan hệ đó.

– Từ những kiến thức đã học, giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản.

1.1.3. Vận dụng

– Vận dụng các kiến thức đã học, giải thích được các hiện tượng thực tế, từ đó có tự xây dựng ý thức cá nhân trong việc bảo vệ sức khỏe.

1.1.4. Vận dụng cao

– Từ kiến thức đã học kêt hợp nghiên cứ u, tìm kiếm, chon lọc thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng mà bản thân học sinh tự có ý thức tìm hiểu các bệnh nguy hiểm : tìm nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện bệnh, cách chữa trị.

=> Biết cách bảo vệ bản thân và người thân.

1.2.  Kĩ năng

– Quan sát tranh, ảnh video từ đó rút ra được kiến thức cần thiết.

– Biết cách tìm kiếm thông tin, chọn lọc thông tin từ các nguồn khác SGK.

– Phát triển khả năng phân tích, biết tự tổng hợp thông tin cũng như tự đưa ra kết luận cần thiết.

– Làm việc theo nhóm và trình bày kết quả làm việc trước lớp.

1.3. Thái độ

–  Tự giác, chủ động tìm tòi, khám phá.

–  Có ý thức giữ gìn sức khỏe của bản thân cũng như người thân.

1.4. Định hướng các năng lực được hình thành: Chung và chuyên biệt

– Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tính toán.

– Năng lực chuyên biệt: NL kiến thức sinh học, NL nghiên cứu khoa học.

1.5. Phương pháp dạy học          

* Phương pháp:

– Trực quan, vấn đáp – tìm tòi

– Dạy học theo nhóm

– Dạy học giải quyết vấn đề

* Kỹ thuật:

– Kỹ thuật phòng tranh

– Kỹ thuật: Các mảnh ghép, XYZ

1.6.  Kiến thức bổ trợ (tích hợp liên môn).

– Bài 65. Đại dịch ADIS – thảm họa của loài người ( Sinh học 8)

III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề

Nội dung              Mức độ nhận thức           Các Kn/NL  hướng tới

                Nhận biết            Thông hiểu         Vận dụng             Vận dụng cao    

1.Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu – Học sinh nêu được các thành phần cấu tạo của máu.

Câu 1.    – Từ cấu tạo của máu giải thích được 1 số hiện tượng có liên quan.

Câu 12. – Tự tìm hiểu thông tin, tìm mối liên hệ để trả lời các câu hỏi thực tế.

Câu 32,33.                           -NL chung:  NL sử dụng ngôn ngữ, NL tư duy.

– NL chuyên biệt: NL kiến thức sinh học.

2.Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu          – Nêu được chức năng của hồng cầu và huyết tương.

Câu 2.    – Từ cấu tạo suy ra được chức năng của huyết tương và hồng cầu.

Câu13,14,15        – Vận dụng kiến thức đã học giải thích được 1 số cơ chế hoạt động của hồng cầu.

Câu 23, 29.                          -NL chung:  sử dụng ngôn ngữ, NL tư duy, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp, NL hợp tác.

– NL chuyên biệt: NL kiến thức sinh học.

3.Tìm hiểu môi trường trong cơ thể         – Nêu được thành phần cấu tạo của môi trường trong.

Câu 3.    –  Từ kiến thức đã học thự hiện các bài tập tính toán đơn giản.

Câu 15. – Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần của môi trường trong.

Câu 24.                 -NL chung:  sử dụng ngôn ngữ, NL tư duy, NL tính toán.

– NL chuyên biệt: NL kiến thức sinh học.

4.Tìm hiểu hoạt động chủ yếu của bạch cầu          –  Học sinh nêu được hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

–  Nhận biết được kháng nguyên, kháng thể.

Câu 4,5,6.            – Từ hoạt động của bạch cầu giải thích được 1 số hiện tượng thực tế.

Câu 16. – Vận dụng kiến thức đã học giải thích 1 số hiện tượng thực tế về kháng nguyên – kháng thể.

Câu 27, 28.                          -NL chung: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tư duy, NL giao tiếp, NL hợp tác.

– NL chuyên biệt: NL kiến thức sinh học.

5.Tìm hiểu về miễn dịch

                 – Học sinh nêu được khái niệm về miễn dịch, phân loại.

Câu 7.    –  Nắm được cơ chế hình thành hệ miễn dịch, tác dụng của vacxin.

Câu 22. – Vận dụng kiến thức đã học giải thích được cơ chế hoạt động của vacxin.

Câu 25,26.           – Liên hệ thực tế, tìm tòi khám phá kiên thức, tìm hiểu về AIDS, Ebola.

Câu34,35.            -NL chung:  NL sử dụng ngôn ngữ, NL tư duy, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL giải quyết vấn đề.

-NL chuyên biệt: NL kiến thức sinh học, NL nghiên cứu khoa học.

6.Tìm hiểu cơ chế đông máu       – Học sinh nêu được vai trò của tiểu cầu trong quá trình đông máu.

Câu 8, 9.               – Nắm được cơ chế đông máu, vẽ được sơ đồ.

Câu 17, 20.          –  Từ cơ chế đông máu giải thích 1 số hiện tượng thực tế.

Câu 30, 31.          –  Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi xã hội.

Câu 36. -NL chung:  NL sử dụng ngôn ngữ, NL tư duy, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL giải quyết vấn đề.

-NL chuyên biệt: NL kiến thức sinh học, NL nghiên cứu khoa học.

7.Tìm hiểu về nguyên tắc truyền máu     – Các nhóm máu ở người, nguyên tắc khi truyền máu.

Câu 10, 11.          – Vẽ được mối quan hệ cho nhận giữa các nhóm máu.

Câu 18, 19.                          –  Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi xã hội.

Câu 37. -NL chung:  NL sử dụng ngôn ngữ, NL tư duy, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL giải quyết vấn đề.

-NL chuyên biệt: NL kiến thức sinh học, NL nghiên cứu khoa học.

VI. Hoạt động dạy và học

Tiết KHDH:                                                                                          Ngày soạn:

Tuần dạy:                                                                                            Lớp dạy: 8B, 8C, 8D, 8E

Leave a Comment