15 bài văn nghị luận về bệnh đổ lỗi

Bài viết số 1 Người tử tế là người có cái tâm đẹp, có lòng chãm sóc đến mọi người, chu đáo, tươm g tất trong mọi quan hệ và ứng xử đầy tình người. …

Bài viết số 1

Người tử tế là người có cái tâm đẹp, có lòng chãm sóc đến mọi người, chu đáo, tươm g tất trong mọi quan hệ và ứng xử đầy tình người. Con người tử tế là con người hiền lành, tình nghĩa được ưa chuộng.

Kẻ ti tiện là loại người có tâm địa nhỏ nhen, hèn hạ, bị đồng loại coi khinh, coi thường và xa lánh.

Ý kiến trên đây rất chính xác khi đưa ra một tình huống “khi có lỗi” để nhận diện, khám phá, sự tốt / xấu, sự đáng trọng / đáng khinh của người tử tế và kẻ ti tiện.

Tại sao khi có lỗi người tử tế sẵn sàng nhận lỗi? Người tử tế có cái lòng lành, có cái tâm sáng, có cái đức tốt nên rất phục thiện. Trước lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân, họ thành tâm xin lỗi, rồi hết lòng sửa chữa, lấy đó làm bài học “xương máu” cho đời mình. Sẵn sàng nhận lỗi và quyết tâm khắc phục lỗi lầm là để tu dưỡng đạo đức, tư cách, làm cho bản thân ngày một tốt đẹp hơn. Sẵn sàng nhận lỗi khác nào ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

Một sĩ quan biên phòng trên đường về bản họp bàn công tác sản xuất, nhưng gặp mua lũ. Người ướt như chuột lột, bà con thấy anh đến vỗ tay hoan hô. Anh cất lời xin lỗi vì đến muộn. Các mệ nói với nhau: “Cán bộ tốt tâm!” (Báo Công an biên phòng). Một học sinh Tiểu học lúc chơi đùa vô tình xô bạn ngã, đã chạy lại ôm lấy bạn, vừa xin lỗi vừa lấy tay vuốt áo quần cho bạn. Chỉ có những người tử tế mới có lời nói ấy, cử chỉ ấy.

Trái lại, kẻ ti tiện lòng dạ thì đen tối, tư cách thì méo mó, cách sống thì “khép kín”, nhưng lúc nào cũng muốn tỏ vẻ ta đây! Gây ra lỗi lầm thì họ chỉ tìm cách đổ lỗi cho người khác, “phủi tay” xong là an toàn vồ sự! Họ xảo quyệt tìm đủ mọi mánh khóe để bảo vệ mình, bảo vệ uy tín mình trước đồng loại. Ở đâu ta cũng có thể bắt gặp loại người ti tiện này. Ớ bến xe, bến tàu, cổng bệnh viện,… có đủ loại kẻ ti tiện, đó là lũ “cò” đáng sợ! “tranh công, đổ lỗi” là hành động của bọn quan chức tha hóa, của những “ông dân” cực kì ti tiện. Kẻ ti tiện tìm cách đổ lỗi vì sợ bị tai tiếng, sợ mất chức, mất quyền. 

Thậm chí, kẻ ti tiện còn “gắp lửa bỏ tay người” (tục ngữ). Các vụ án oan, oán sai mà báo chí nói đến cho ta thấy rõ bộ mặt ghê tởm của kẻ ti tiện!

Người tử tế là người sống có văn hóa, giàu tình thương. Họ là con người mới đáng kính, đáng yêu, đáng trọng. Những cháu ngoan Bác Hồ, những thanh niên tình nguyên, v.v… theo tôi, đó là những gương sáng, những người tử tế trong cuộc đời.

 

Sống gần gũi, học tập và noi gương người tử tế, để mỗi chúng ta sống đẹp hơn, sống tốt hơn. Đồng thời, mỗi chúng ta, nhất là tuổi trẻ phải biết xa lánh kẻ ti tiện.

Suy nghĩ ý kiến trên đây về người tử tế, về kẻ ti tiện, tôi càng thêm thấm thìa bài học “Gân mực thì đen, gần đèn thì sáng” mà ông bà thường nhắc nhở.

Bài viết số 2

Cuộc sống càng phát triển càng khiến con người ta trở nên thờ ơ với những gì vốn dĩ là quen thuộc, gần gũi, trước hết là bản thân mình sau đó là gia đình, xã hội, đó là biểu hiện của lối sống “vô trách nhiệm” rất đáng phê bình và lên án.

Trái lại với những người sống có tinh thần trách nhiệm, họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính là học tập. Ở gia đình, họ luôn làm tròn bổn phận của một người con có hiếu với ông bà, cha mẹ. Ngoài xã hội họ là người công dân tốt, có ý thức bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn và lên án những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, là những người có lối sống vô trách nhiệm.

Biểu hiện của lối sống vô trách nhiệm là việc sống buông thả với chính bản thân mình. Học sinh, sinh viên không chịu học tập, mà mải chơi điện tử, tham gia các tệ nạn xã hội dẫn tới việc suy thoái tư cách đạo đức và phẩm chất con người. Những trang báo mạng điện tử thường xuyên đăng những bài báo về các sự việc con cái bỏ rơi, đánh đập cha mẹ hoặc đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Đó là những người vô trách nhiệm với chính cha mẹ – những người đã sinh ra mình. Những lối sống đó là trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trách nhiệm của cha mẹ là phải nuôi dạy con cái nên người và trách nhiệm của con cái là phải phục dưỡng, báo hiếu công lao của cha mẹ. Nếu ai đó làm trái với quy luật này sẽ bị xã hội lên án. Phải chăng những người đó họ mải chạy theo danh vọng, đồng tiền mà đánh mất chính mình, đánh mất những gì thân thuộc nhất đó là gia đình, cha mẹ. Họ sống ích kỉ và thờ ờ với mọi thứ xung quanh. Rồi họ sẽ nhận lại được gì, cũng là sự thờ ơ và coi thường của những người thân thiết với họ và của toàn xã hội và rồi họ cũng sẽ chẳng có gì trong tay khi họ chỉ còn một mình.

 

Bài viết số 3

Đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho điều kiện tự nhiên, đổ lỗi cho số phận,… phương thức tư duy này đã hình thành thói quen, nuôi dưỡng và cắm rễ sâu trong mỗi người, đến mức đã trở thành một phản xạ tự nhiên khiến nhiều người không thể tự mình ý thức được nữa. Thậm chí, nếu được người khác góp ý nhận xét thì thay vì biết ơn, họ lại quay ra bực bội, khó chịu.

 

 

Thói quen đổ lỗi không chỉ dừng lại ở một vài sự việc hay hiện tượng mà ngày càng trở nên phổ biến, dường như đã trở thành một thói quen ứng xử trong xã hội ngày nay. Vậy, loại hành vi này bắt nguồn từ đâu?

Có thể nói, nguyên nhân cơ bản hình thành nên thói quen này bắt nguồn từ cách giáo dục của các bậc cha mẹ. Ở các nước phát triển, một trong những việc quan trọng đầu tiên các bậc cha mẹ dạy trẻ nhỏ là khả năng độc lập và thói quen tự chịu trách nhiệm. Thế nhưng, điều này lại vắng bóng trong cách giáo dục của người Việt chúng ta. Ví dụ, khi trẻ va vào chiếc bàn và bị ngã, bà bảo “ôi bà thương, để bà đánh chừa cái bàn này làm em ngã”. Câu nói “đánh chừa” của các bà, các mẹ không biết từ bao giờ đã trở thành câu cửa miệng. Thay vì khuyến khích trẻ tự đứng lên, người lớn chỉ dạy trẻ đổ lỗi tại những thứ xung quanh. Chính vì vậy, các em chưa bao giờ có ý thức rằng việc mình làm mình phải tự chịu trách nhiệm.

Lỗi hoàn toàn thuộc về các bậc phụ huynh? Tất nhiên là không hẳn vậy. Cách giáo dục chỉ đóng góp một phần, muốn bảo vệ hình ảnh bản thân, che giấu sự yếu kém của chính mình mới chính là nguyên nhân thật sự.

Văn hoá đổ lỗi ngày nay xuất hiện khắp mọi nơi. Trong môi trường giáo dục, giáo viên đổ lỗi cho học sinh lười nhác, chểnh mảng. Phụ huynh đổ lỗi cho giáo viên ở lớp giảng bài chỗ cần thì hời hợt, chỗ không quan trọng thì dông dài, không giảng trúng trọng tâm. Học sinh đi thi bị điểm kém lại đổ lỗi tại đề khó.

Đi đường, nếu xảy ra va chạm thì câu đầu tiên phát ra là: “Đi đứng như thế à? Đi kiểu gì vậy? Không có mắt à?”,… Người thì đổ lỗi, người thì ăn vạ, chẳng ai chịu nhường ai mà xảy ra tranh cãi. Trong ngành xây dựng mà cầu đường, công trình chậm trễ tiến độ thì hoặc là do lỗi người tiền nhiệm, hoặc lỗi của đối tác, hoặc lỗi thầu phụ, hoặc lỗi dự án thiếu vốn. Do không dám đối mặt với thất bại của mình, hoặc đơn giản là muốn chối bỏ trách nhiệm nên mọi người thường tìm cách đổ lỗi vòng quanh.

Tiến sĩ tâm lý học lừng danh Menis Yousry, tác giả cuốn sách “Tìm lại chính mình” nói rằng: “Những người luôn đổ lỗi cho người khác là những người không bao giờ thành công, bởi bạn sẽ không thể biết được mình thất bại ở điểm gì để lần sau còn rút kinh nghiệm”. Quả đúng như vậy, khi đổ lỗi cho người khác, bạn cũng đang từ bỏ chính cơ hội để thay đổi bản thân mình trở nên tốt hơn.

 

Bài viết số 4

Trong cuộc sống hàng ngày, những mâu thuẫn, biến cố luôn nảy sinh thường trực. Khi gặp phải vấn đề không mong muốn, chúng ta sẽ chọn cách ứng xử nào để giải quyết: chịu trách nhiệm hay đẩy trách nhiệm đó sang người khác? Câu trả lời tưởng chừng không khó nhưng tại sao phần đông mọi người lại chọn cách ứng xử không văn minh?

            Đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho điều kiện tự nhiên, đổ lỗi cho số phận,… phương thức tư duy này đã hình thành thói quen, nuôi dưỡng và cắm rễ sâu trong mỗi người, đến mức đã trở thành một phản xạ tự nhiên khiến nhiều người không thể tự mình ý thức được nữa. Thậm chí, nếu được người khác góp ý nhận xét thì thay vì biết ơn, họ lại quay ra bực bội, khó chịu.

            Thói quen đổ lỗi không chỉ dừng lại ở một vài sự việc hay hiện tượng mà ngày càng trở nên phổ biến, dường như đã trở thành một thói quen ứng xử trong xã hội ngày nay. Vậy, loại hành vi này bắt nguồn từ đâu?

            Có thể nói, nguyên nhân cơ bản hình thành nên thói quen này bắt nguồn từ cách giáo dục của các bậc cha mẹ. Ở các nước phát triển, một trong những việc quan trọng đầu tiên các bậc cha mẹ dạy trẻ nhỏ là khả năng độc lập và thói quen tự chịu trách nhiệm. Thế nhưng, điều này lại vắng bóng trong cách giáo dục của người Việt chúng ta. Ví dụ, khi trẻ va vào chiếc bàn và bị ngã, bà bảo “ôi bà thương, để bà đánh chừa cái bàn này làm em ngã”. Câu nói “đánh chừa” của các bà, các mẹ không biết từ bao giờ đã trở thành câu cửa miệng. Thay vì khuyến khích trẻ tự đứng lên, người lớn chỉ dạy trẻ đổ lỗi tại những thứ xung quanh. Chính vì vậy, các em chưa bao giờ có ý thức rằng việc mình làm mình phải tự chịu trách nhiệm.

            Lỗi hoàn toàn thuộc về các bậc phụ huynh? Tất nhiên là không hẳn vậy. Cách giáo dục chỉ đóng góp một phần, muốn bảo vệ hình ảnh bản thân, che giấu sự yếu kém của chính mình mới chính là nguyên nhân thật sự.

            Văn hoá đổ lỗi ngày nay xuất hiện khắp mọi nơi. Đi đường, nếu xảy ra va chạm thì câu đầu tiên phát ra là: “Đi đứng như thế à? Đi kiểu gì vậy? Không có mắt à?”,… Người thì đổ lỗi, người thì ăn vạ, chẳng ai chịu nhường ai mà xảy ra tranh cãi. Trong ngành xây dựng mà cầu đường, công trình chậm trễ tiến độ thì hoặc là do lỗi người tiền nhiệm, hoặc lỗi của đối tác, hoặc lỗi thầu phụ, hoặc lỗi dự án thiếu vốn. Do không dám đối mặt với thất bại của mình, hoặc đơn giản là muốn chối bỏ trách nhiệm nên mọi người thường tìm cách đổ lỗi vòng quanh.

            Tiến sĩ tâm lý học lừng danh Menis Yousry, tác giả cuốn sách “Tìm lại chính mình” nói rằng: “Những người luôn đổ lỗi cho người khác là những người không bao giờ thành công, bởi bạn sẽ không thể biết được mình thất bại ở điểm gì để lần sau còn rút kinh nghiệm”. Quả đúng như vậy, khi đổ lỗi cho người khác, bạn cũng đang từ bỏ chính cơ hội để thay đổi bản thân mình trở nên tốt hơn.

Bài viết số 5

Trong cuộc sống, lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng, thay vì dũng cảm nhận lỗi thì lại có hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau, thoái thác trách nhiệm. Hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau là hiện tượng xã hội xảy ra thường xuyên với biểu hiện là khi có sai lầm, không ai chịu đứng ra chịu trách nhiệm mà lại đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau. Hiện tượng này xảy ra ở mọi môi trường, mọi lứa tuổi và là biểu hiện của thói vô trách nhiệm, ích kỉ. Trong công việc, nếu chúng ta làm việc không có trách nhiệm, khi có lỗi sai lại đùn đẩy, thoái thác thì không chỉ dẫn đến thất bại mà còn ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tập thể. Những người làm việc không có trách nhiệm và thường xuyên đùn đẩy, không chịu nhận lỗi thì sẽ không nhận được sự tin tưởng, yêu mến, kính trọng. Ngược lại, nếu chúng ta nghiêm túc làm việc, nghiêm túc nhìn nhận lỗi sai và trung thực trong công việc thì chính những lỗi sai đó sẽ là tiền đề để ta đạt được thành công và giành được sự yêu mến, lòng tin từ những người xung quanh. Như vậy, hiện tượng mọi người đỗ lỗi cho nhau là hiện tượng của lối sống tiêu cực, thiếu trách nhiệm và sẽ là mầm mống cho những thất bại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần rèn luyện đức tính trung thực, dám làm dám nhận dù trong bất cứ trường hợp nào.

Leave a Comment