Giáo án bài Các khu vực châu Phi theo 5 bước hoạt động phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 33 Các khu vực châu Phi 1.       Kiến thức Học sinh nắm : –        Thấy được châu Phi thành ba khu vực Bắc Phi, Trung Phi, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

33 Các khu vực châu Phi

1.       Kiến thức

Học sinh nắm :

–        Thấy được châu Phi thành ba khu vực Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi.

–        Nắm vững các đặc điểm tự nhiên và kinh tế khu vực Bắc Phi, Trung Phi.

2.       Kĩ năng

–        Đọc và phân tích lược đồ ảnh địa lí, bảng thống kê số liệu.

–        Rèn cho Hs đọc bản đồ kinh tế Châu Phi.

3.       Phẩm chất.

–        Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại.

4.       Định hướng phát triển năng lực

–        Năng lực chung : năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

–        Năng lực riêng :sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

II.      CHUẨN BỊ

* Thầy:

+ Bản đồ ba khu vực châu Phi.

+ Bản đồ kinh tế châu Phi.

+ Các tranh ảnh về tôn giáo các nước Bắc Phi, Trung và Nam Phi.

*        Trò

–        Soạn bài:

III.     CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.       Ổn định tổ chức

2.       Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển ngành dịch vụ của Châu Phi ? Câu 2: Trình bày quá trình đô thị hóa của châu Phi ?

3.       Bài mới

Hoạt động của GV         Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Mở Bài : Châu Phi có trình độ phát triển kinh tế xã hội rất không đồng đều, các nước Nam Phi và Bắc Phi phát triển hơn. Các nước Trung Phi một thời gian dài trải

qua khủng hoảng kinh tế lớn.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: – Thấy được châu Phi thành ba khu vực Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi.

– Nắm vững các đặc điểm tự nhiên và kinh tế khu vực Bắc Phi, Trung Phi.

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY    HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ       NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về : Khu vực Trung               II.      Khu vực Trung Phi

a. Khái quát tự nhiên

Phi

–        Gv: Treo bản đồ tự nhiên khu vực Trung Phi

–        Gv: Lãnh thổ Trung Phi được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?

( Trung Phi được chia làm hai phần, đó là phần phía Tây và phần phía Đông ).

–        Gv: Phần phía Tây có đặc điểm tự nhiên như thế nào ?

( Phía Tây là các bồn địa gồm hai môi trường tự nhiên:

•        Môi trường xích đạo ẩm, phát triển rừng rầm xanh quanh năm, có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhiều nước.

•        Môi trường nhiệt đới phát triển rừng thưa và xavan ).

–        Gv: Nêu đặc điểm tự nhiên phần phía Đông ?

( Là các sơn nguyên có khí hậu gió mùa xích đạo, trên bề mặt sơn nguyên là xavan, trên các sườn núi là rừng rậm ).

–        Gv: Phía Đông của Trung Phi có những loại khoáng sản nào ?

( Đồng, chì, vàng…)

–        Gv:

–        Gv: Dựa trên H32.1 nêu tên và chỉ vị trí các nước trong khu vực Trung Phi ?

–        Gv: Dân cư Trung Phi có đặc điểm gì ?

–        Gv: Quan sát H32.3 cho biết nền kinh tế của các nước Trung Phi dựa chủ yếu vào ngành nào ?

(Chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp để xuất khẩu ).

–        Gv: Tại sao nói nền kinh tế của các nước Trung Phi thường xuyên rơi vào khủng hoảng ?

–        Gv: Chốt ý.

–        Hs : Quan sát lược đồ.

–        Phía Tây là các bồn địa, gồm hai môi trường tự nhiên.

+ Môi trường xích đạo ẩm, phát triển rừng rầm xanh quanh năm, có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhiều nước.

+ Môi trường nhiệt đới phát triển rừng thưa và xavan.

–        Phía Đông: là các sơn nguyên có khí hậu gió mùa xích đạo, trên bề mặt sơn nguyên là xavan, trên các sườn núi là rừng rậm.

b. Khái quát kinh tế xã hội

–        Là khu vực đông dân nhất châu Phi, chủ yếu là ngừoi Ban Tu, thuộc chủng tộc Nê-grô-it, tín ngưỡng rất đa dạng.

–        Nền kinh tế của các nước Trung Phi chậm phát triển chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp để

xuất khẩu.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. 

Câu 1: Xét về tự nhiên, kinh tế – xã hội, Châu Phi chia thành mấy khu vực?

a. Hai KV    b. Ba KV    c. Bốn KV  d. Năm KV. Câu 2: Môi trường lớn nhất ở Bắc Phi là:

a. Xích đạo ẩm      b. Hoang mạc       c. Địa Trung Hải   d. Nhiệt đới. Câu 3: Dân cư Bắc Phi chủ yếu thuộc chủng tộc:

a. Môn-gô-lô-it     b. Nê-grô-it c. Ơ-rô-pê-ô-it       d. Ô-xta-lô-it. Câu 4: Khu vực Bắc Phi có những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng:

a. Vạn lý trường thành    b. Kim tự tháp

c. Chùa một cột    d. Đền thờ Patornong. Câu 5: Dân cư Trung Phi chủ yếu thuộc chủng tộc:

a. Nê-grô-it  b. Môn-gô-lô-it     c. Ơ-rô-pê-ô-it       d. Ôx-tra-lôlit.      

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. 

–        Hướng dẫn cho Hs làm bài tập.

–        Câu 1: Làm BT 1 

          Thânh phần tự nhiên      Phần phía Tây       Phần phía Đông   

          Dạng địa hình chủ yếu    Bồn địa       Sơn nguyên

          Khí hậu       Xích đạo ẩm, nhiệt đới   Gió mùa xích đạo

          Thảm thực vật       Rừng rậm xanh quanh năm,

rừng thưa xavan.   Xavan trên sơn nguyên, rừn

rậm nhiệt đới trên sườn núi      g

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…. 

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

–        Bài cũ: + Học thuộc bài, nắm chắc kiến thức có liên quan.

–        Bài mới: Bài 33: “Các khu vực Châu Phi ( tiếp theo )”  

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

– HS nắm vững cấu trúc đơn giản nền kinh tế các nước châu Phi.

– HS hiểu đô thị hóa quá nhanh nhưng không tương xứng với quá trình phát triển công nghiệp, nhiều vấn đề kinh tế xã hội cần giải quyết.

1.2. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ, bảng số liệu thống kê.

1.3. Thái độ:

– Giáo dục học sinh có ý thức đúng đắn về bảo vệ môi trường.

2. TRỌNG TÂM

– Các vấn đề đô thị hóa ở châu Phi.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên: bản đồ dân số, mật độ dân số và các đô thị lớn ở châu Phi

3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm diện HS

4.2. Kiểm tra miệng

– Nhận xét bài kiểm tra HKI

4.3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò        Nội dung

Hoạt động 1: giới thiệu bài

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về công nghiệp, nông nghiệp ở châu Phi. Vậy dịch vụ và vấn đề đô thị hóa ở đây diễn ra như thế nào?

Hoạt động 2: cả lớp

*Hoạt động dịch vụ ở châu Phi

HS quan saùt H 31.1

GV hướng dẫn đọc

? Em có nhận xét gì về nơi phân bố các tuyến đường sắt ?

HS : Ven biển vịnh Ghinê, khu vực sông  Nin, Nam Phi – tập trung chủ yếu nơi vùng khai thác khoáng sản xuất khẩu, vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu.

– Cho biết hoạt động kinh tế  đối ngoại ở châu Phi?

GV: nói cách khác là nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa cho các nước tư bản

– Tại sao phần lớn các nước châu Phi lại xuất khẩu khoáng sản nguyên liệu thô và nhập máy móc thiết bị?

HS: vì các công ty tư bản nước ngoài năm giữ ngành công nghiệp khai khoáng.

– Tại sao là nơi xuất khẩu nông sản lớn nhung phải nhập khẩu lương thực?

HS: – Không chú trọng trồng cây lương thực.

       – Đồn điền cây công nghiệp xuất khẩu nằm trong tay tư bản nước ngoài.

– Thu nhập ngoại tệ phần lớn các nước châu Phi dựa vào nguồn kinh tế nào?

HS: Xuất khẩu nông sản, khoáng sản. (90%).

HS quan sát H 31.1

– Giá trị kinh tế của kênh đào Xuyê?

HS: giao thông thuận tiện, lệ phí qua kênh đào là nguồn thu ngoại tệ lớn.

GV: ngoài ra du lịch cũng đem nguồn thu ngoại tệ lớn cho các nước châu Phi: Ai Cập (Kim tự tháp..) Kê-ni-a..

Nhìn chung phần lớn các nước châu Phi có nền kinh tế lạc hậu nhưng vấn đề đô thị hóa diễn ra như thế nào, chúng ta sang mục 4

Hoạt động 3:

*Đô thị hóa ở châu Phi

– Tỉ lệ dân thành thi ở châu Phi như thế nào?

HS: không ngừng tăng.

Quan sát bản đồ dân số, mật độ dân số và các đô thị lớn ở châu Phi.

– Xác định các đô thị lớn ở châu Phi?

HS quan sát bảng số liệu trang 98

– Cho biết quốc gia nào trong bảng số liệu thuộc ven vịnh Ghinê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi ?

HS: ven vịnh Ghinê: Ni-giê-ri-a; duyên hải Bắc Phi: An-giê-ri, Ai Cập; duyên hải Đông Phi: Xô-ma-li, Kê-ni-a.

– Cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia này?

HS: cao: Bắc Phi; khá cao: ven vịnh Ghi nê; thấp: Đông Phi.

– Vì sao có sự khác nhau như vậy?

HS: do tỉ lệ dân thành thị cao nên mức độ đô thị hóa ở ven vịnh Ghi-nê cao hơn. Duyên hải Đông Phi mức độ thấp nhất.

– Đô thị hóa ở châu Phi có đặc điểm gì?

Thảo luận nhóm đôi theo bàn

Kĩ thuật trình bày 1 phút

Nhóm chẵn: Nguyên nhân dẫn đến tốc độ đô thị hóa cao ở châu Phi?

Nhóm lẽ: Quan sát H31.2, nêu những vấn về kinh tế – xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi?

HS: nền kinh tế chậm phát triển, phụ thuộc vào nước ngoài, nạn đói kém, thất nghiệp, tệ nạn xã hội càng gia tăng….       

3. Dịch vụ

– Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản :

+ Xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản.

+ Nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.

– Tốc độ đô thị hóa nhanh không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế.

– Nguyên nhân: do bùng nổ dân số và sự di dân, thiên tai, sản xuất nông nghiệp không phát triển, nội chiến.

4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố

Câu 1: vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực?

– Do:

+ Nền công nghiệp chậm phát triển, chủ yếu ngành khai khoáng xuất khẩu.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa cây côngnghieepj nhiệt đới xuất khẩu.

– Vì thế, để đổi lấy lương thực, hàng tiêu dùng , máy móc, thiết bị nên châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản

Câu 2: Quan sát bản đồ dân số, mật độ dân số và các đô thị lớn. Hãy xác định các đô thị lớn của châu Phi?

– HS xác định

Câu 3: Nêu những vấn đề về kinh tế – xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi?

– Nền kinh tế chậm phát triển, phụ thuộc vào nước ngoài, nạn đói kém, thất nghiệp, tệ nạn xã hội càng gia tăng….

4.5. Hướng dẫn học sinh tự học

* Đối với bài học ở tiết này:

– Học bài, trả lời câu hỏi 1 , 2 trang 99 sách giáo khoa.

– Làm bài tập 1, 2 trang 23 – Tập bản đồ Địa lí 7.

– Vẽ sơ đồ tư duy “Kinh tế châu Phi” vào giấy A4 nộp lại

*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:

– Chuẩn bị bài 32: Các khu vực châu Phi

+ Quan sát H32.1, xác định các khu vực châu Phi và nêu tên các quốc gia trong khu vực đó.

+ Quan sát H32.2, nêu tên các loại khoáng sản, cây công nghiệp ở các khu vực châu Phi.

5. RÚT KINH NGHIỆM

Nội dung

Phương pháp

Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

Leave a Comment