Giáo án bài chống ô nhiễm tiếng ồn soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 16 chống ô nhiễm tiếng ồn                   I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:                 + Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

16 chống ô nhiễm tiếng ồn

 

                I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

                + Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

                + Nêu được và giải thích được vài biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

                + Kể tên một số vật liệu cách âm.

                2. Kĩ năng:

                Rèn kỹ năng tư duy từ các hiện tượng thức tế, phương pháp tránh tiếng ồn.

                3. Thái độ:

                – Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

                – Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

                4. Năng lực:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

                II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu:            Tranh vẽ to hình 15.1 ; 15.2; 15.3 (nếu có).

                2. Học sinh: Học bài và làm bài tập ở nhà, đọc trước nội dung bài học.

 

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

                1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học hợp tác             – Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức           – Dạy học theo nhóm

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác.

C. Hoạt động luyện tập  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm      – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề             – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

                2. Tổ chức các hoạt động.

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của giáo viên và HS   Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động:

– Khi nào ta nghe được tiếng vang?

– Vật nào phản xạ âm tốt? Phản xạ âm kém? VD?

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Khi nào ta nghe được tiếng vang?

+ Vật nào phản xạ âm tốt? Phản xạ âm kém? VD?

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Nhắc lại nội dung kiến thức bài học trước.

– Giáo viên: Theo dõi, xử lý sai sót kịp thời.

– Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời.

*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn như thế nào? Tuy nhiên tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại rất xấu đến con người. Ta phải làm ntn để hạn chế được tiếng ồn.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:           

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:  Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (10 phút)

1. Mục tiêu: + Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động: Nêu được tiếng ồn ô nhiễm là như nào.

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc và tìm hiểu thông tin SGK. Quan sát các tranh vẽ H15.1,2,3/SGK.

+ Trả lời C1 – C2.

+ Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn ô nhiễm?

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

+ Trả lời C1 – C2.

+ Đọc và hoàn thành nội dung phần kết luận.

– Giáo viên: theo dõi, uốn nắn kịp thời.

– Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.  I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.

Hình 15.2. Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điên thoại và gây điếc tai người thợ khoan.

Hình 15.3. Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS.

Kết luận:

Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người.

 

C2. Chọn câu b, d.

Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. (15 phút)

1. Mục tiêu:  + Nêu được và giải thích được vài biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

+ Kể tên một số vật liệu cách âm.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm: trả lời các câu hỏi của GV. C3, C4.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Cho HS đọc mục II SGK.

+ Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Vật như thế nào thì phản xạ âm kém?

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh:

Đọc SGK và tìm hiểu trả lời các nội dung câu hỏi C3 – C4.

– Giáo viên:

Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.

– Dự kiến sản phẩm:

C3. Cấp bóp còi.

Trồng cây xanh; Xây tường chắn, làm tường nhà bằng xốp, đóng cửa.

C4: a. Gạch, bê tông, gỗ,. . .

b. Kính, lá cây, . . .

*Báo cáo kết quả: cột nội dung.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II. Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.

Những vật liệu được dùng làm giãm tiếng ồn truyền đến tai gọi là vật liệu các âm.

 

Hoặc chi tiết:

– Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra: Giảm độ to của nguồn âm bằng các treo các biển cấm gây tiếng động mạnh.

– Ngăn chặn đường truyền âm: xây tường chắn, dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ, nhung, cửa kính hai lớp,…

– Làm cho âm truyền theo hướng khác: trồng nhiều cây xanh,…

– Vật liệu cách âm là những vật liệu dùng làm giảm tiếng ồn truyền tới tai. VD như kính, cao su xốp, bông, vải…-

– Sử dụng nút tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn gây ô nhiễm.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. + Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C5/SGK.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C5/SGK và các yêu cầu của GV.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C5.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C5 và ND bài học để trả lời.

– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

– Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III. Vận dụng:

Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:

Hình 15.2. Máy khoan không làm vào giờ làm việc.

Hình 15.3. Xây tường ngăn giữa chợ và lớp học.

Ở gần nhà người hàng xóm mở karaoke to và lâu.

 

Các biện pháp chống ô nhiễm:

Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ làm việc và học tập

Phòng hát đảm bảo không truyền âm ra bên ngoài.

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ.

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 15.1 -> 15.7/SBT.

+ Xem trước bài 16:“Tổng kết chương II”.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..            

 

                   

Leave a Comment