Giáo án bài Môi trường nhiệt đới theo 5 bước hoạt động phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 6. Môi trường nhiệt đới I.       MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.       Kiến thức Học sinh nắm : –        Nắm được những đặc điểm của môi trường …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

6. Môi trường nhiệt đới

I.       MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.       Kiến thức

Học sinh nắm :

–        Nắm được những đặc điểm của môi trường nhiệt đới ( nóng quanh năm và có thời kì khô hạn ) của khí hậu nhiệt đới ( nóng quanh năm và lượng mưa thay đổi càng về chí tuyến càng giảm dần và thời kì khô hạn kéo dài ).

–        Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới.

2.       Kĩ năng

–        Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

–        Củng cố và rèn luyện kĩ năng nhận biết môi trường địa lý qua ảnh chụp.

3.       Phẩm chất.

–        Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại.

4.       Định hướng phát triển năng lực

–        Năng lực chung : năng lực giải quyết vấn đề.

–        Năng lực riêng : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

II.      CHUẨN BỊ

*        Thầy:

+ Bản đồ khí hậu thế giới.

+ Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường nhiệt đới.

+ Ảnh xavan hay trảng cỏ nhiệt đới và các động vật trên xavan Châu Phi, Ôxtruaylia.

*        Trò

–        Soạn bài: học bài theo hướng dẫn về nhà

III.     CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.       Ổn định tổ chức ( 1p’)

2.       Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào ? Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ?

Câu 2: Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì ?

3.       Bài mới

Hoạt động của GV         Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

1. Giới thiệu bài: Trong môi trường đới nóng, khu vực chuyển tiếp giữa môi trưòng xích đạo ẩm đến vĩ tuyến 300 ở cả 2 bán cầu là môi trường nhiệt đới. Môi trường này có đặc điểm khí hậu, thiên nhiên như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua nôi dung bài 6.

 

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: – Nắm được những đặc điểm của môi trường nhiệt đới ( nóng quanh năm và có thời kì khô hạn ) của khí hậu nhiệt đới ( nóng quanh năm và lượng mưa thay đổi càng về chí tuyến càng giảm dần và thời kì khô hạn kéo dài ).

– Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới.

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

 

Hoạt động của thầy         Hoạt động của trò nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khí hậu

GV treo Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng và yêu cầu HS quan sát

? Chỉ và nêu vị trí của môi trường nhiệt đới trên bản đồ? GV: Danh giới môi trường nhiệt đới không hoàn toàn trùng khớp với những vĩ độ trên mà có sự xê dịch

? Xác định 2 địa điểm Malacan (90B) Giamena (120B ) trên H5.1/ SGK/16?

GV: Đây là 2 địa điểm trong cùng môi trường nhiệt đới nhưng nó chênh nhau 3 vĩ độ bắc. Vậy điều này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hoá khí hậu ở 2 vĩ độ GV chia lớp làm 2 nhóm

–        Nhóm1: Quan sát cho nhận xét về sự phân bố nhiệt độ ở 2 biểu đồ, kết luận sự thay đổi nhiệt độ

–        Nhóm2: Cho nhận xét về

sự phân bố lượng mưa của 2 biểu đồ HS quan sát

 

 

HS nêu        1. Khí hậu

– Vị trí: Từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở 2 bán cầu

          HS lắng nghe       

         

HS quan sát, xác định    

– Khí hậu

S tập hợp thành 2 nhóm, thảo luận điền vào phiếu học tập, đại diện nêu ý kiến   

         

Các nhóm hoàn thành nội dung theo bảng 

         

Địa điểm     Nhiệt độ      Lượng mưa 

                   Biên độ T0  Thời kỳ T0 tăng    T0 Trung Bình     Số tháng có mưa   Số tháng không

mưa   Lượng mưa trung

bình  

          Malacan      250 -280C  Tk1: tg3 –    250C 9 tháng        3 tháng        841mm      

 

          ( 90B )        30C   t4 Tk2:

tg10-11                 Tg5 – 10      Tg1-2-12             

         

Giamena ( 120B )

220-340C

120C Tk1: tg4 – 5

Tk2: tg8 – 9

220C

7 tháng

Tg5 – 9        5 tháng Tg1-2-3- 11-12 

647mm      

         

KL     Tăng từ 30C –>

120C 2 lần trong năm     Giảm từ 250->

220C Giảm từ 9

-> 7Tg         Tăng từ 3 -> 9Tg 

Giảm

? Qua đó em có nhận xét gì về sự thay đổi khí hậu của môi trường nhiệt đới từ xích đạo đến chí tuyến ?

? Chỉ ra điểm khác biệt giữa khí hậu của môi trường nhiệt đới với môi trường xích đạo ẩm?

GV chốt rồi chuyển        HS nhận xét

 

HS so sánh  + Nhiệt độ: trung bình >220C

+ Mưa: tập trung  theo mùa

– Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt độ lớn dần, lượng mưa trung bình giảm.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các đăch điểm khác cảu môi trường

GV treo ảnh cảnh quan xavan

? Quan sát H6.3, 6.4 SGK cho nhận xét sự giống và khác nhau của 2 Xavan? Tại sao?

GV kết luận: ở mtnđ lượng mưa và thời gian khô hạn có ảnh hưởng đến thực vật, con ngườivà thiên nhiên. Xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới là thảm thực vật tiêu biểu của mtnđ.

? Qua đó, hãy nêu đặc điểm của cảnh quan xavan?

(? Cây cỏ biến đổi ntn trong năm?

? Mực nước sông thay đổi ntn trong năm?

? Đất đai ntn khi mưa tập trung vào một mùa)?     HS quan sát trong sgk kết hợp với ảnh

HS so sánh, nhận xét:

+ Giống: là cùng trong thời kỳ mùa mưa

+ Khác: H6.3: cỏ thưa ko xanh tốt , ít cây cao, không có rừng hành lang

H6.4: Thảm cỏ dày xanh hơn, cây cao nhiều, có rừng hành lang

-> Vì lượng mưa ở Kênia ít hơn Trung phi -> Thực vật thay đổi theo….

– Lũ vào mùa mưa, cạn vào mùa khô 2.       Các    đặc    điểm

 khác của    môi

 trường.

          Thực vật thay đỏi theo mùa: Xanh tốt ở mùa mưa, khô héo vào mùa khô

–        Thực vật thay đổi theo vĩ độ: Càng về chí tuyến thực vật càng nghèo nàn

 

GV yêu cầu học sinh đọc “Nước        mưa…..Đỏ   vàng..”

…SGK/21 và đọc thuật ngữ “ đất feralit ” SGK/187

? Tại sao cảnh quan nơi đây có đặc điểm như vậy?

? Tại sao khu vực khí hậu nhiệt đới lại là khu vực đông dân nhất thế giới?

? Xu thế phát triển của cảnh quan này ra sao? Vì sao có sự thay đổi đó ?

 

 

? Nêu giá trị của cảnh quan nơi đây là gì ?

 

GV chốt rồi chuyển        HS đọc

HS giải thích

 

HS: Khí hậu thích hợp với nhiều loại cây lương thực

 

– Do sự biến đổi của khí hậu và tình trạng khai thác rừng bừa bãi làm diện tích xa van và bán hoang mạc ngày càng mở rộng.

HS nêu        chuyển từ: Rừng thưa

-> đồng cỏ cao-> cỏ mọc thưa thớt-> cây bụi gai bán hoang mạc

– Vùng nhiệt đới có đát và khí hậu thích hợp với nhiều loại

cây lương thực  và cây công nghiệp.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Câu 1: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng vị trí nào?

a.       Chí tuyến Bắc  Chí tuyến Nam

b.       50 B  Chí tuyến Bắc; 50 N  Chí tuyến Nam.

c.       Chí tuyến Bắc  Vòng cực Bắc

d.       Chí tuyến Nam  Vòng cực Nam.

Câu 2: Nhiệt độ ở môi trường nhiệt đới có mấy lần tăng giản trong năm?

a. Một lần    b. Hai lần    c. Ba lần      d. Bốn lần.

Câu 3: Với lượng mưa từ 500  1500 mm, môi trường nhiệt đới có lượng mưa :

a. Rất ít       b. Ít   c. Trung bình        d. Nhiều. Câu 4: Thảm thực vật điển hình cho môi trường nhiệt đới là:

a. Đài nguyên        b. Xa van    c. Rừng rậm d. Đồi trọc. Câu 5: Hai đặc điểm tiêu biểu của sinh vật môi trường nhiệt đới là:

a.       Thưa thớt  giảm dần về hai chí tuyến

b.       Thay đổi theo mùa và giảm dần về hai chí tuyến

c.       Thay đổi theo mùa và tăng dần về hai chí tuyến

d.       Sinh trưởng nhanh và tăng dần về hai chí tuyến.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng

 

lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

–        Nêu những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ?

–        Giải thích tại sao đất vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng ?

–        Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở nhiệt đới đang ngày càng mở rộng ?

–        Hướng dẫn cho Hs làm bài tập trong SBT.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

–        Sưu tầm ảnh hoặc tranh vẽ về rừng ngập mặn, rừng tre nứa, rừng thông, cảnh mùa đông ở miền bắc

–        Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ, đọc trước bài 7

–        Tìm hiểu và thu thập thêm thông tin về môi trường nhiệt đới trên : đài, báo, tivi…

–        Đọc và nghiên cứu bài mới.

TIẾT 7- BÀI 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

 

I.       MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.       Kiến thức

Học sinh nắm :

–        Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.

–        Biết được tính chất thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu.

2.       Kĩ năng

–        Rèn kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, nhận biết khí hậu nhiệt đới qua biểu đồ.

3.       Phẩm chất.

–        Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại.

4.       Định hướng phát triển năng lực

–        Năng lực chung : năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.

 

–        Năng lực riêng :sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

II.      CHUẨN BỊ

*        Thầy:

+ Bản đồ các môi trường địa lí.

+ Tranh ảnh các loại cảnh quan nhiệt đới gió mùa.

*        Trò

–        Soạn bài: học bài theo hướng dẫn về nhà

III.     CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.       Ổn định tổ chức ( 1p’)

2.       Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Xác định vị trí môi trường nhiệt đới ? Trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới ?

3.       Bài mới

Hoạt động của GV         Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

1. Giới thiệu bài: Trong môi trường đới nóng, khu vực chuyển tiếp giữa môi trưòng xích đạo ẩm đến vĩ tuyến 300 ở cả 2 bán cầu là môi trường nhiệt đới. Môi trường này có đặc điểm khí hậu, thiên nhiên như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua nôi dung bài 6.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: – Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.

– Biết được tính chất thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu.

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

 

Hoạt động của thầy         Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khí hậu

GV treo lược đồ các môi trường địa lí và yêu cầu HS quan sát, kết hợp với sgk H5.1/16

? Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên BĐ ?

GV: Toàn bộ môi trường         HS quan sát

HS xác định          1. Khí hậu

 

– Vị trí

nhiệt đới gió mùa của đới nóng nằm trong 2 khu vực Nam á và Đông Nam á. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực gió mùa điển hình này

– GV treo lược đồ gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ giới thiệu và yêu cầu HS quan sát, đọc kĩ phần chú giải (Chú ý màu sắc và hướng các mũi tên).

GV:   Chia  lớp     thành hai nhóm, thảo luận theo phiếu học tập, đại điện phát biểu: Phần I

? Chỉ và xác định hướng gió của gió mùa mùa hạ ? Nêu đặc điểm khí hậu mùa hạ ? Vì sao mùa hạ lại nóng ẩm?

 

 

? Khí hậu mùa đông có gì đặc biệt?

? Chỉ và xác định hướng gió của gió mùa mùa đông? Nêu đặc điểm khí hậu mùa đông ? Vì sao mùa đông lại lạnh khô

?

? Quan sát H7.1;7.2 SGK tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió ở Nam á lại chuyển hướng cả 2 mùa?

HS tập hợp thành 2 nhóm, thảo luận theo phiếu học tập, đại điện phát biểu

 

* Nhóm 1: Gió mùa mùa hạ

–        Hướng gió Tây nam, Nam, đông nam

–        Gió nóng từ nam bán cầu thồi lại qua biển nên gây ra nóng, mưa nhiều

* Nhóm 2 : Gió mùa mùa đông:

–        Hướng gió: Nam, Đông bắc.

–        Gió từ lục địa bắc á thổi xuống lạnh và khô

 

Do ảnh hưởng của lực tự quay của trái đất nên gió vượt qua vùng xích đạo thường đổi hướng rõ rệt.    

–        Đông Nam á và Nam á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa hoạt động, gió mùa làm thay đổi chế độ nhiệt độ và lượng mưa ở 2 mùa rất rõ rệt       

Phần II                           Hà Nội ( 210C )    Mumbai ( 190 )   

                             T0     Lượng mưa  T0     Lượng mưa 

? Nhóm 1: Phân tích                                                               

                   Mùa hè        > 300C       Mưa lớn      < 300C       Mưa lớn     

biểu   đồ      nhiệt  độ      và                                                               

lượng mưa của Hà Nội?

? Nhóm 2 : Phân tích biểu đồ khí hậu của Mum- Bai ?                                                           

                   Mùa đông   < 180C       Mưa ít                   Lượng mưa rất nhỏ        

                   BĐ T0

năm   120C Tb: 1722mm        70C   Tb: 1784mm       

                  

? Qua phân tích H7.3;7.4, cho HS: Vị trí nằm gần biển          

biết yếu tố nào chi phối ảnh                       

hưởng rất sâu sắc tới nhiệt độ                     

 

và lượng mưa của khí hậu nhiệt đới gió mùa?

? Qua đó, em hiểu gì về đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa?

GVKL: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mua GV: Giới thiệu về tính chất thất thường của thời tiết

–        Mùa mưa có năm sớm có năm muộn

–        Lượng mưa không đều giữa các năm

–        Mùa đông có năm đến sớm , năm ->muộn, năm rét ít, năm rét nhiều

–        Thiên tai bão gió, lũ lụt , hạn hán thuờng xuyên diễn ra.

? Khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa có gì khác với khí hậu môi trường nhiệt đới

?

? Việt nam thuôc môi trường nào? Đặc điểm khí hậu của VN ra sao?

GV chốt rồi chuyển.      

 

HS phát biểu

 

–        Khác nhau ở sự phân bố lượng mưa và sự thay đổi thất thường.

 

–        VN thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa     

 

–        Đặc điểm cơ bản: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa

–        nhiệt độ trung bình năm > 200C

–        Biên Độ T0 Tb : 80C

–        Lượng         mưa   Tb

>1500mm

–        Thời tiết diễn biến thất thường

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường

 

GV treo tranh ảnh về thiên nhiên nhiệt đới gió mùa yêu cầu HS quan sát

? Quan sát mô tả những đối tượng thể hiện trong ảnh?

? Chỉ ra sự khác nhau giữa H7.5 và 7.6 ?

 

? Qua tranh ảnh và dựa vào thiên nhiên Việt Nam, hãy nêu đặc điểm của môi     

HS quan sát, kết hợp Sgk/25

 

 

HS mô tả

 

Cảnh sắc thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa, theo không gian tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố lượng mưa

HS phát biểu         2. Các đặc điểm khác

 của môi trường.

 

– Gió mùa ảnh hưởng lớn→ Thiên nhiên thay đổi theo mùa:

+ Mùa hạ: cây cối xanh tươi rậm rạp , rừng nhiều

 

trường nhiệt đới gió mùa ?                 tầng động vật phong phú

+ Mùa đông: cây khô lá vàng hoặc rụng lá

→ ảnh hưởng lớn đến c/s con người

–        Là mt đa dạng, phong phú nhất đới nóng

–        Là nơi thích hợp với nhiều loại cây lương thực (Lúa nước) và cây công nghiệp phát triển → nuôi sống và thu hút nhiều lao động →đây là nơi tập trung đông dân cư nhất thế giới.

? Em hãy lấy VD nhịp điệu      HS lấy VD 

mùa ảnh hưởng đến cuộc                  

sống của con người?               

? Khí hậu và thiên nhiên HS đánh giá         

nhiệt đới gió mùa có thuận               

lợi và khó khăn gì ?                

GV chốt: Đây là bài cuối cùng về các kiểu mt đới nóng. Riêng mt hoang mạc sẽ được học riêng ở chương

sau.            

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Câu 1: Hai khu vực điển hình cho môi trường nhiệt đới gió mùa là:

a. Bắc Á – Đông Á         b. Đông Á – Đông Nam Á

c. Đông Nam Á – Nam Á        d. Nam Á – Tây Nam Á. Câu 2: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:

a. Lạnh – Khô – Ít mưa  b. Nóng – Ẩm – Mưa nhiều.

c. Nóng – Ẩm – Mưa nhiều theo mùa         d. Tất cả các đặc điểm trên. Câu 3: Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:

a. Đông Bắc          b. Đông Nam        c. Tây Nam d. Tây Bắc. Câu 4: Hướng gió chính vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:

a. Đông Bắc          b. Đông Nam        c. Tây Nam d. Tây Bắc.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

–        Tìm hiểu và thu thập thêm thông tin về môi trường nhiệt đới trên : đài, báo, tivi…

–        Đọc và nghiên cứu bài mới.

–        Sưu tầm tranh ảnh về canh tác nông nghiệp làm rẫy đồng điền, thâm canh lúa nước

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

 

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài hc

–        Bài cũ: + Học thuộc bài, nắm chắc kiến thức có liên quan.

+ Làm bài tập trong VBT và tập bản đồ.

–        Bài mới: Chuẩn bị bài Thực hành: “Tìm các tranh ảnh liên quan đến khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa”

+ Đọc trước bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Comment