Giáo án bài Môi trường nóng ẩm theo 5 bước hoạt động phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 7 . Môi trường nóng ẩm 1. Khí hậu   – Nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 5 – 300 ở hai bán cầu.   Địa …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

7 . Môi trường nóng ẩm

1. Khí hậu

 

– Nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 5 – 300 ở hai bán cầu.

 

Địa điểm     Nhiệt độ      Lượng mưa

          Biên độ nhiệt        Thời kì nhiệt độ tăng      Nhiệt độ trung bình        Số tháng có mưa   Số tháng không mưa  Lượng mưa trung bình

 

 

Malacan (90B)      250C– 280C

30C   – Thời kì I: tháng 3- 4

– Thời kì II: tháng 10-11

 

250C – 9 tháng.

 

– Tập trung từ tháng 5-10         – 3 tháng

 

– Tháng 1, 2, 12   

 

941 mm

 

 

Giamêna (120B)   220C – 340C

120C – Thời kì I: tháng 4-5

– Thời kì II: tháng 8-9    

 

220C – 7 tháng

 

– Từ tháng 5-9       – 5 tháng

 

– Tháng 1, 2, 3, 11, 12. 

 

647 mm

 

Kết luận      Tăng từ 3 – 120C 2 lần nhiệt tăng trong năm        Giảm từ 25 – 220C        Giảm dần từ 9-7 tháng          Tăng lên từ 3-9 tháng    

Giảm

 

– Qua kết quả bảng trên, hãy đưa ra nhận xét về đặc điểm khí hậu nhiệt đới?

 

 

 

 

Hoạt động 3: cá nhân

*Đặc điểm môi trường nhiệt đới

HS quan sát tranh môi trường xavan

– Kết hợp với quan sát H6..3 và 6.4, mô tả hình ảnh trong tranh?

– So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai xavan? Vì sao có sự khác nhau?

HS:

– Giống: Cùng trong thời kì mùa mưa.

– Khác: Trên hình 6.3 cỏ thưa, không xanh tốt, ít cây cao. Không có rừng hành lang. Còn trên hình 6.4 thảm cỏ dày xanh hơn, nhiều cây cao phát triển, có rừng hành lang. (Vì lượng mưa, thời gian mưa ở Kênia ít hơn Trung Phi, thực vật thay đổi theo).

– Sự thay đổi lượng mưa của môi trường nhiệt đới ảnh hưởng tới thiên nhiên ra sao?

 

– Thực vật thay đổi như thế nào? (sự biến đổi trong năm và biến đổi từ xích đạo về hai chí tuyến…).

 

 

– Mực nước sông như thế nào?

– Giải thích vì sao đất ở đây có màu đỏ vàng?

GDMT

Liên hệ: Vậy mưa tập trung theo mùa có ảnh hưởng như thế nào đến đất đai?

HS: đất bị xói mòn, rửa trôi

– Biện pháp cải tạo là gì?

HS: canh tác, cải tạo hợp lí, trồng và khai thác rừng có kế hoạch…

– Ở vùng nhiệt đới thích hợp trồng những loại cây  gì?

– Tại sao xavan ngày càng mở rộng?

HS: do mưa theo mùa, phá rừng, cây bụi đất, đốt nương rẫy …

– Nhiệt độ trung bình >220C.

– Mưa tập trung vào một mùa.

– Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt trong năm lớn dần, lượng mưa trung bình giảm dần. Thời kì khô hạn kéo dài.

2. Đặc ñiểm của moâi trường nhiệt đới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Thực vật thay đổi theo mùa: Xanh tốt vào mùa mưa, khô héo vào mùa khô.

– Càng về hai chí tuyến thực vật càng nghèo nàn, khô cằn hơn: Từ rừng thưa sang đồng cỏ đến nửa hoang mac.

– Sông có hai mùa nước: lũ và cạn.

– Đất Feralit rất dễ bị xói mòn rửa trôi nếu canh tác không hợp lí và rừng bị phá bừa bãi.

– Vùng nhiệt đới có đất và khí hậu thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp.

4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố

Câu 1: Xác định vị trí, giới hạn của môi trường nhiệt đới trên bản đồ?

HS: xác định

Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới?

– Nhiệt độ trung bình >220C.

– Mưa tập trung vào một mùa.

– Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt trong năm lớn dần, lượng mưa trung bình giảm dần. Thời kì khô hạn kéo dài.

Câu 3: Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?

-Do khí hậu trong năm có một thời kỳ khô hạn và có sự thay đổi theo mùa nên:

+ Trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới.

+ Đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ô xít sắt, nhôm tích tụ ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng còn gọi là đất feralit.

4.5. Hướng dẫn học sinh tự học

* Đối với bài học ở tiết học này:

– Học bài , nắm đặc điểm của môi trường nhiệt đới

– Trả lời câu hỏi trong sgk

– Làm bài tập bản đồ

*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài  7: “Môi trường nhiệt đới gió mùa”

+ Gió mùa là loại gió thế nào ? Khu vực hoạt động chính của gió mùa?

+ Tại sao gọi là khí hậu nhiệt đới gió mùa?

+ Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa?

+ Đặc điểm thực vật của môi trường nhiệt đới gió mùa?

5. RÚT KINH NGHIỆM

Nội dung

  

Phương pháp

  

Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

– HS biết: hai đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ thay đổi theo mùa gió, thời tiết điễn biến thất thường). Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu gió mùa.

– Hiểu được được nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông.

1.2. Kĩ năng:

– Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu và nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu.

1.3. Thái độ:

– Tình yêu thiên nhiên.

– Ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.

2. TRỌNG TÂM

– Khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:  Bản đồ các kiểu môi trường địa lí.

3.2. Học sinh: học và chuẩn bị bài

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

4.2. Kiểm tra miệng

Câu 1: Xác định vị trí môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa trên bản đồ? (4 điểm)

– HS xác định

Câu 2: Trình bày đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới? (6 điểm)

– Khí hậu nhiệt đới nóng, lượng mưa tập trung vào một mùa.

– Càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn kéo dài và biên độ dao động nhiệt trong năm lớn.

4.3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS        Nội dung bài học                                                                                                                                                                                                                                                    

Hoạt động 1: giới thiệu bài

Trong đới nóng, có một khu vực tuy cùng vĩ độ với các MT nhiệt đới và hoang mạc nhưng thiên nhiên có nhiều nét đặc sắc. Đó là vùng nhiệt đới gió mùa.

Hoạt động 2: cá nhân, nhóm

*Đặc điểm khí hậu

HS quan sát bản đồ các môi trường địa lí

– Xác định vị trí môi trường nhiệt đới gió mùa?

 

– GV hướng dẫn cách đọc lược đồ H7.1; 7.2  và biểu đồ H 7.3; 7.4

Thảo luận nhóm: 4 nhóm – 5 phút

Nhóm 1: Quan sát H7.1 và H7.2, nhận xét hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á?

HS: – Mùa hạ: gió thổi từ biển vào đất liền, chủ yếu theo hướng tây nam, khi di chuyển lên phía bắc, gió đổi sang hướng đông nam.

       – Mùa đông: gió thổi từ đất liền ra biển, chủ yếu hướng đông bắc. Khi di chuyển xuống phía nam, vượt qua xích đạo, gió chuyển sang hướng tây nam.

Vào mùa hạ gió này thực chất là gió tín phong bán cầu Nam vượt qua xích đạo và đổi hướng.

Nhóm 2: Tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông?

HS: – Mùa hạ mưa nhiều là do gió thổi từ AĐD và TBD tới mang theo nhiều hơi nước.

         – Mùa đông mưa rất ít là do gió mùa thổi từ lụa địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh.

– GV: Càng gần về Xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở những vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài hàng tuần. Mùa đông ở Hà Nội, nhiệt độ có thể xuống dưới 100C trong vài ngày.

-Trên hình 7.1, 7.2, tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả 2 mùa hè và đông ?

HS: ảnh hưởng của lực tự quay của Trái Đất.

Chúng ta vừa tìm hiểu hướng gió, sau đây chúng ta phân tích biểu  đồ nhiệt độ và lượng mưa để hiểu rõ đặc điểm của kiểu môi trường này

– Qua phân tích H7.3 và H7.4, em có nhận xét gì về nhiệt độ và lượng mưa ở ĐNÁ và Nam Á?

HS: thay đổi theo mùa

Nhóm 3: Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai, nhận xét diễn biến nhiệt độ 2 khu vực trên?

                     Hà Nội                                 Mum Bai.

         – Mùa hạ:             300C .                      < 300c.

         – Mùa đông:          < 180c.                    > 200c.

         – Biên độ nhiệt     120c.                           nhỏ

Như vậy, Hà nội có mùa đông lạnh còn Mum-bai nóng quanh năm.

Nhóm 4: Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai, nhận xét diễn biến lượng mưa 2 khu vực trên?

HS: Cả 2 khu vực trên đều có lượng mưa lớn. (HN 1722 mm. MumBai 1784 mm), mưa theo mùa, mùa đông lượng mưa ở Hà Nội lớn hơn ở Mum-bai.

– Nhận xét về đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa?

 

 

 

 

 

 

 

– Nêu những diễn biến thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa?

Liên hệ:

Cơn bão Chanchu đã gây thiệt hại rất nhiều về tài sản và tính mạng của đồng bào miền Trung

– Tìm sự khác nhau cơ bản giữa khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiệt đới?

HS: + Khí hậu nhiệt đới không có mùa khô kéo dài nhưng có thời kì khô hạn ít mưa.

         + Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa khô kéo dài nhưng không có thời kì khô hạn.

– Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nào?

Hoạt động 3 : cả lớp

*Các đặc điểm khác của môi trường

HS quan sát H 7.5 và  H 7.6

– Sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa như thế nào?

HS : – Mùa mưa rừng xanh tốt.

        – Mùa khô rừng rụng lá, khô vàng

? Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo không gian như thế nào?

HS: Nơi mưa nhiều và nơi mưa ít.

GV phân tích: Cảnh sắc thiên nhiên nhiệt đới gió mùa biến đổi theo mùa, theo không gian, tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố lượng mưa mà các cảnh quan khác nhau: rừng mưa xích đạo, rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới.

– Môi trường nhiệt đới gió mùa thích hợp cho những loại cây trồng nào?

HS: Cây lúa nước, cây công nghiệp

Liên hệ

– Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất  nông nghiệp ở Việt Nam?

HS: thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, tuy nhiên mưa theo mùa, mùa mưa thì cây ngập úng, bị sâu phá hoại …mùa khô khó khăn do thiếu nước…

GV: môi trường đa dạng và phong phú nhất của đới nóng, là nơi tập trung đông dân nhất thế giới.  

 

 

 

1.       Khí hậu

 

 

– Nam Á và Đông Nam Á là khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Đặc điểm:

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

+ Nhiệt độ trung bình năm >200C.

+ Biên độ nhiệt trung bình 80C.

+ Lượng mưa trung bình > 1500 mm, mùa khô ngắn có lượng mưa nhỏ.

+ Thời tiết diễn biến thất thường, hay gây thiên tai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các đặc điểm khác của môi trường

 

– Gió mùa có ảnh hưởng lớn đến cảnh sắc thiên nhiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới, đó còn là nơi đông dân cư nhất thế giới.

 

4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố

Câu 1 :  Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên bản đồ các môi trường địa lý ?

HS xác định

Câu 2 : Chọn ý đúng sau đây :

Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới  gió mùa là:

a.       Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.

b.       Thời tiết diễn biến thất thường.

c.       Có 2 mùa gió vào mùa hè và mùa đông.

d.       Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa.

Chọn   b+d

4.5. Hướng dẫn HS tự học

* Đối với bài học ở tiết học này:

– Học bài, chú ý  đặc điểm  khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa.

– Làm bài tập bản đồ

* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:

– Chuẩn bị bài: Bài 9: “Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng”

– Đặc điểm sản xuất nông nghiêp ở đới nóng là gì?

5. RÚT KINH NGHIỆM

Nội dung

  

Phương pháp

  

Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

 1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

– HS biết được đặc điểm sản xuất nông  nghiệp ở đới nóng và các hình thức canh tác trong nông nghiệp, làm rẫy, sản xuất theo quy mô lớn.

– HS hiểu được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và dân cư.

1.2. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng đọc và phân tích tranh, ảnh địa lí, lược đồ.

1.3. Thái độ:

– Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

– KNS tư duy, giao tiếp, làm chủ bản than và giải quyết vấn đề.

2. TRỌNG TÂM

– Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên: Bảng thống kê các đặc điểm môi trường khí hậu.

3.2. Học sinh: học bài và chuẩn bị bài.

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm diện HS

4.2. Kiểm tra miệng

Câu 1: Quan sát bản đồ các môi trường địa lý, hãy xác định vị trí môi trường nhiệt đới gió mùa? (4 điểm)

– HS xác định

Câu 2: Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa? (6 điểm)

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 đặc điểm nổi bật:

+ Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió

+ Thời tiết thay đổi thất thường.

4.3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS        Nội dung bài học

Hoạt động 1: giới thiệu bài

Với đặc điểm nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện cho tự nhiên ở đới nóng đa dạng và phong phú. Vậy điều kiện tự nhiên tác động đến con người và hoạt động sản xuất như thế nào?

Hoạt động 2: cá nhân, nhóm

*Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

HS quan sát bảng thống kê các đặc điểm môi trường khí hậu

– Nêu đặc điểm khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa?

– Tìm đặc điểm chung của môi trường đới nóng?

HS: Khí hậu có đặc điểm chung là nóng quanh năm và mưa nhiều.

Tích hợp môn Sinh học

– Với đặc điểm khí hậu đó thì có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp ở đới nóng?

Thảo luận nhóm: 4 nhóm -5 phút

Nhóm 1:  Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi gì đối với sản xuất nông nghiệp? Từ đó nêu đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới này?

HS: – Thuận lợi: nhiệt độ và độ ẩm cao, nắng nóng, mưa nhiều quanh năm

    – Đặc điểm sản xuất: cây trồng phát triển quanh năm, có thể xen canh, tăng vụ nhiều loại cây.

Nhóm 2: Quan sát H9.1 và H9.2, cho biết môi trường xích đạo ẩm có những khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? Từ đó nêu biện pháp cải tạo?

       – Khó khăn: do nóng ẩm tạo điều kiện nấm, mốc phát triển gây hại cho cây trồng. Các chất hữu cơ bị phân hủy nhanh tầng mùn không dày, dễ bị rửa trôi, bạc màu.

       – Biện pháp: bảo vệ rừng và trồng rừng là hết sức cần thiết.

Nhóm 3: Nêu đặc điểm sản xuất nông nghiệp môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa?

HS: Bố trí mùa vụ và lựa chọn cây trồng  bị chi phối bởi lượng mưavà chế độ mưa trong năm.

– Tìm ví dụ cho thấy ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp?

Nhóm 4: Cho biết môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có những khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? Từ đó nêu biện pháp cải tạo?

HS: do mưa theo mùa gây lũ, xói mòn. Mùa khô kéo dài gây hạn hán. Làm thủy lợi và trồng rừng.

– Qua phân tích, nêu đặc điểm chung trong  sản xuất nông nghiệp ở đới nóng?

 

 

 

 

Liên hệ vùng núi đồi Việt Nam.

Tích hợp GDMT

– Chúng ta cần có những giải pháp nào để khắc phục những bất lợi do khí hậu gây ra?

HS: 

+ Bảo vệ và trồng rừng, khai thác có kế hoạch.

+ Làm tốt công tác thuỷ lợi, trồng cây che phủ đất

+ Phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

+ Bố trí mùa vụ cây trồng hợp lí

Hoạt động 3: cá nhân

* Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

Liên hệ

– Cho biết các cây lương thực và hoa màu trồng chủ yếu ở đồng bằng và vùng núi nước ta?

HS: lúa, ngô, khoai, sắn, cao lương.

– Tại sao sắn (khoai mì) trồng ở vùng đồi núi? Tại sao

 khoai trồng ở đồng bằng? Tại sao lúa nước trồng khắp nơi?

– Vậy loại cây lương thực phát triển tốt ở đới nóng là gì?

 

– Ngoài cây lương thực, ở đới nóng còn loại cây gì? Nêu các loại cây công nghiệp tiêu biểu?

HS:

– Cà phê: Đông Nam Á, Tây Phi, Nam Mĩ.

– Cao su: Đông Nam Á.

– Dừa: Ven biển Đông Nam Á.

– Bông: Nam Á.

– Mía: Nam Mĩ.

– Lạc: Nam Mĩ, Nam Á.

* Đọc đoạn: “Chăn nuôi … đông dân cư”, cho biết:

– Các vật nuôi đới nóng được chăn nuôi ở đâu ? Vì sao được phân bố ở các khu vực đó?

HS:

– Cừu, dê: nơi khô hạn hoặc vùng núi.

– Trâu, bò: nơi có đồng cỏ. Ấn Độ là nước có đàn trâu và bò lớn nhất thế giới.

– Lợn, gia cầm: nơi nhiều vùng ngũ cốc và đông dân cư.

– Với khí hậu và cây trồng ở địa phương em rất thích hợp với nuôi con gì? Tại sao?      

 

 

 

 

1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp

 

 

 

 

 

– Đới nóng có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thích hợp sản xuất nông nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Ở đới nóng việc trồng trọt được tiến hành quanh năm, có thể xen canh nhiều loại cây, nếu đủ nước tưới.

– Trong điều kiện khí hậu nóng, mưa nhiều, tập trung theo mùa, đất dễ bị rửa trôi. Vì vậy cần bảo vệ rừng, trồng cây che phủ đất và làm thủy lợi.

 

 

 

 

 

 

 

2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

– Cây lương thực phù hợp với khí hậu và đất trồng đới nóng: Lúa nước, khoai, sắn, cao lương.

– Cây công nghiệp rất phong phú, có giá trị xuất khẩu cao.

 

 

 

 

 

 

 

– Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt, hình thức phổ biến là chăn thả.

 

 

 

 

4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố

Câu 1: Nêu đặc điểm chung trong  sản xuất nông nghiệp ở đới nóng?

– Đới nóng có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thích hợp sản xuất nông nghiệp.

– Ở đới nóng việc trồng trọt được tiến hành quanh năm, có thể xen canh nhiều loại cây, nếu đủ nước tưới.

– Trong điều kiện khí hậu nóng, mưa nhiều, tập trung theo mùa, đất mùn dễ bị rửa trôi. Vì vậy cần bảo vệ rừng, trồng cây che phủ đất và làm thủy lợi.

Câu 2: Chọ ý đúng. Hình thức chăn nuôi ở đới nóng:

a. Chăn thả trâu, bò

b. Nuôi gà, lợn.

c. Cả 2 đều đúng.

– Đáp số: c  

4.5. Hướng dẫn HS tự hoc

* Đối với bài học ở tiết học này:

– Học bài , chú ý đặc điểm sản xuất ở đới nóng

– Làm bài tập bản đồ

* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 1: Vị trí, giới hạn và các đơn vị hành chính tỉnh  Tây Ninh

+ Tây Ninh có bao nhiêu huyện, thị, xã, phường, thị trấn.

5. RÚT KINH NGHIỆM

Nội dung

 

Phương pháp

 

Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học    

 

                          

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Comment