Giáo án bài Nghệ An từ năm 1945 đến nay thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 34 Nghệ An từ năm 1945 đến nay I . Mục tiêu bài học:  1. Kiến thức: – Học sinh hiểu được những chuyển biến cơ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

34 Nghệ An từ năm 1945 đến nay

I . Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

– Học sinh hiểu được những chuyển biến cơ bản về kinh tế chính trị của Nghệ An từ năm 1945 đến nay.

– những thành tựu mà nhân dân Nghệ An đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

 2. Tư  tưởng:

– Giáo dục lòng tự hào về truyền thống đấu tranh cũng như trong quá trinh xây dưng và phát triển kinh tế của tĩnh nhà.

– Giáo dục lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng bộ Nghệ An, củng như quá trìnhphấn đấu của nhân dân tỉnh nhà.

3. Kĩ năng:

– Rèn luyện kĩ nẫng xác định các địa danh lịch sử, so sánh các thành tích mà nhân dân Nghệ An đạt được với thành tích cả nước.

– Sưu tầm các tư liệu về thời  kì lịch sử hào hùng của tỉnh ta.

4.Năng lực: – Thực hành bộ môn; tái hiện sự kiện,so sánh; đánh giá,….

II. Thiết bị dạy học:

 – Tài liệu lịch sử Nghệ An, tranh ảnh lịch sử liên quan.

 – Những mẫu chuyện về quá trình đấu tranh của nhân dân Nghệ An.

III. Tiến trình dạy học:

 1.Bài củ

– Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

 2. Bài mới:

?

H

GV

?

H

GV

?

H

GV

?

H

GV

?

H

GV

?

H

GV

?

H

GV

Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu tài liệu.

Tình hình Nghệ An trong năm đầu sau giải phóng như thế nào?

Thảo luận trả lời

Thuyết giảng và mở rộng thêm về những biện pháp mà Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã làm để giải quyết những khó khăn.

Nêu những thành tựu mà nhân dân Nghệ An đã đạt được trong năm 1946?

Dựa vào tài liệu trả lời:

  +Diệt giặc đói.

  + Diệt giặc dốt…

Nêu các số liệu cụ thể để dẫn chứng.

Ngoài những thành tựu trong công cuộc giải quyết giặc đói giặc dốt nhân dân Nghệ An còn có những thành tựu nào nữa?

Chi viện cho Miền Nam, hưởng ứng lời kêu giọi tòan quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mở rộng thêm bằng các tư liệu cụ thể.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Nghệ An đã làm gì?

Thảo luận đưa ra các biện Pháp mà nhân dân Nghệ An đã áp dụng trong cuộc kháng chiến.

Thuyết giảng về các phong trào thi đua của nhân dân Nghệ An.

+ Chi viện cho chiến dịch Biên giới.

+ Chi viện  cho chiến cuộc Đông xuân 1953 – 1954…

Nghệ An đã làm gì trong những năm 1954 – 1964/

Thảo luận để trả lời.

Trình bày những công việc và thành tựu mà nhân dân Nghệ An đã làm.

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhân dân Nghệ An đã làm gì?

Dựa vào tài liệu thảo luận để trả lời, cử đại diện nhóm trình bày.

Bổ sung và đưa ra chuẩn kiến thức

Kể chuyện về phong trào bắn máy bay Mĩ, bắt giặc lái, chuyện về tuyến đường chi viện chiến lược Trường Sơn, chuyện về Truông Bồn…

Tình hìmh Nghệ An sau năm 1975 như thế nào?

Thảo luận nhóm trình bày những hiểu biết của học sinh.

Nhận xét những hiểu biết của hs sau đó đưa ra kiến thức chuẩn.

Đưa ra những thành tựu cũng như những khó khăn mà nhân dân Nghệ An có được trong quá trình tiên hành tách tỉnh.

1.Nghệ An trong năm đầu sau cách mạng tháng tám (2/9/1945 – 19/12/1946)

– 10/ 1945 Đảng bộ lâm thời được thành lập, 21/1/1946 uỷ ban hành chính được thành lập trên cơ sở uỷ ban cách mạng lâm thời.

– cũng như nhân dân cả nước nhân dân nghệ An cũng đứng trước vô vàn những khó khăn thử thách nhưng nhân dân Nghệ An vẫn quyết tâm giải quyêt  khắc phục những khó khăn.

 + Diệtt giặc đói: nhân dân Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam Đàn đã vỡ hoang 700 mẫu, phục hoá 1.420 mẫu, thành phố Vinh và 5 huyện đồng bằng quyên góp được 23kg vàng.

 + Diệt giặc dốt: Các hội khuyến học ra đời-> đến năm 1946 hơn nửa dân số đã biết đọc biết viết.

 + 24/2/1946 uỷ ban cách mạng được thành lập.

– Ngoài ra trong thời kì này hàng trăm thanh niên Nghệ An đã tham gia đoàn quân Nam tiến. Nhân dân Nghệ An cũng tích cực xây dựng, thành lập các xưởng sản xuất.

– Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến nhân dân Nghệ An nổi dậy đấu tranh và giành thắng lợi ở Vinh (đêm 19/12/1946).

2. Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)

– Nhân dân Nghệ An tích cực thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến.

– Phong trào thi đua sản xuất, xây dưng và bảo vệ vững chắc hậu phương diễn ra sôi nổi trên khắp Nghệ An.

_ Nghệ An cũng góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

3. Nghệ An từ năm 1954 đến năm 1975.

a) Nghệ An từ năm 1954 đến năm 1964

– Bắt tay vào xây dựng khôi phục lại các tuyến đường, các nhà máy, giải quyết các vấn đề an ninh xã hội.

 – Tháng 3/ 1955 Nghệ An tiến hành cảc cách ruộng đất.

– Thành tựu:

 + Bộ mặt kinh tế thay đổi mạnh.

 + Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

 + Hệ thống giáo dục ở Nghệ An được thiết lập từ lớp 1 đến đại học.

b) Nghệ An từ 1965 đến 1975

 

– Tuy Nghệ An là một trọng điểm đánh phá của đế quốc Mĩ  nhưng nhân dân Nghệ An đã anh dũng chống trả.

 + Nhân dân Vinh Cửa hội đã bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên 5/8/1964 mở đầu phong trào bắn rơi máy bay Mĩ ở Nghệ An.

 + Nghệ An cũng dốc sức chi viện cho miền Nam.

c. Nghệ An từ 1975 đến năm 2000

– 27/ 12/ 1975 Nghệ An và Hà Tĩnh đã hợp nhất thành Nghệ Tĩnh.

 – Trong mười năm đầu Đảng bộ và nhân dân Nghệ Tĩnh đã  thực hiện nhiều chính sách lớn tuy nhiên nền kinh tế vẫn đi xuống, nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn.

– Năm 1986 chính sách đổi mới của Đảng đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Nghệ Tĩnh.

– Năm 1991 Nghệ An lại được tái lập có diện tích lớn thứ 3 trong cả nước và có Vinh là một đô thị loại 2, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An kinh tế của Nghệ An có tốc độ tăng trưởng binh quân từ 7,1%  GDP bình quân đầu người đạt 270 USD/ người / năm

Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập.

                – Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút       

– Mục đích của hoạt động: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Nghệ An      

– Cách thức tổ chức hoạt động:

       Giáo viên có thể tổ chức cho hs hoạt động cá nhân, cặp đôi. Học sinh huy động hiểu biết của bản thân và nội dung vừa học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

– Phương tiện: Nguồn tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập

 – Dự kiến sản phẩm của hs:  Học sinh hoàn thành cơ bản các dạng bài tập giáo viên giao.

   – Gợi ý tiến trình hoạt động:

     + Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân thông qua lĩnh hội kiến thức vừa học. HS làm việc cá nhân và ghi lại kết quả mình làm đc vào phiếu học tập, vào vở.

     + HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện NV cá nhân, có thể trao đổi với bạn. HS hoàn thành các bài tập do giáo viên giao.  GV quan sát, trợ giúp và yêu cầu HS thực hiện đầy đủ, hoàn chình nhiệm vụ.

   + Báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận: Sau khi có kết quả, GV có thể gọi HS trình bày.

                HS khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung sản phẩm.

                Từ kết quả làm việc của HS, GV đánh giá kiến thức, kĩ năng và sự vận dụng của HS hoàn thành bài tập. Nếu HS chưa hoàn

IV. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG

 – Hướng dẫn học sinh sưu tầm các tư liệu lịch sử ở địa phương Tân kì : tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp của nhân dân Tân Kỳ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.

Leave a Comment