Giáo án bài Ôn tập theo 5 bước hoạt động phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 13 Ôn tập 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: – HS nắm được tình hình phân bố dân cư trên thế giới, quá trình phát triển …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

13 Ôn tập

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

– HS nắm được tình hình phân bố dân cư trên thế giới, quá trình phát triển đô thị.

– HS ghi nhớ đặc điểm chính của các kiểu môi trường ở đới nóng.

– HS hiểu tác động của dân số tới tài nguyên và môi trường.

1.2. Kĩ năng:

– Đọc và phân tích các bản đồ, sơ đồ.

– Lập sơ đồ các mối quan hệ.

– Kĩ năng so sánh, khái quát và hệ thống hoá kiến thức đã học.

1.3. Thái độ:

– Giáo dục cho học sinh về đặc điểm dân cư, kiểu môi trường ở đới nóng trong đó có Việt Nam

– Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. TRỌNG TÂM

– Thành phần nhân văn của môi trường và đặc điểm cơ bản các kiểu môi trường đới nóng.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên: bản đồ dân cư và các đô thị thế giới, bản đồ các kiểu môi trường địa lí.

3.2. Học sinh: tập bản đồ Địa lí 7.

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

4.2. Kiểm tra miệng: kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh  Nội dung bài học

Hoạt động 1: giới thiệu bài

Để củng cố lại nội dung kiến thức về thành phần nhân văn của môi trường và đặc điểm cơ bản các kiểu môi trường đới nóng, hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại.

Hoạt động 2: cá nhân

* Sự phân bố dân cư và các siêu đô thị

HS quan sát bản đồ dân cư và đô thị trên thế giới

– Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới?

– Tập trung ở những khu vực nào? Xác định trên bản đồ?

HS: Nam Á, ĐN Á, Trung Âu, Tây Âu, Tây Phi, ĐB Hoa Kì, ĐN Braxin

– Dựa vào bản đồ Châu Á, cho biết vì sao Nam Á và ĐN Á tập trung đông dân

HS: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi…

Hoạt động 3: cá nhân

*Quần cư, đô thị hóa

HS quan sát H3.1và 3.2 / 19 SGK

– Cho biết sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị?

– Đô thị xuất hiện từ khi nào, phát triển nhanh từ khi nào, gắn liền với sự phát triển của những ngành kinh tế nào ? (Thời Cổ đại, thế kỉ XIX).

– Qua bản đồ dân cư và đô thị, xác định các siêu đô thị ở các nước phát triển và đang phát triển ? Nhận xét ?

Hoạt động 4: nhóm

*Nhận biết đặc điểm các kiểu môi trường

Thảo luận nhóm: 4 nhóm (5 phút)

Nhóm 1: Nêu vị trí, đặc điểm khí hậu và cảnh quan của kiểu môi trường xích đạo ẩm?

Nhóm 2: Nêu vị trí, đặc điểm khí hậu và cảnh quan của kiểu môi trường nhiệt đới?

Nhóm 3: Nêu vị trí, đặc điểm khí hậu và cảnh quan của kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa?

Nhóm 4: So sánh đặc điểm khí hậu của 3 kiểu môi trường đới nóng?

* Giống nhau: nhiệt độ cao quanh năm

* Khác nhau:

– Môi trường xích đạo ẩm mưa quanh năm

– Môi trường nhiệt đới mưa theo mùa, có thời kì khô hạn khác nhau.

– Môi trường nhiệt đới gió mùa mưa theo mùa, không có thời kì khô hạn, thời tiết diễn biến thất thường.

HS trình bày kết quả và xác định vị trí trên bản đồ

GV nhận xét        

I. Thành phần nhân văn của môi trường

1. Sự phân bố dân cư

– Dân cư phân bố không đều trên thế giới.

2. Quần cư và đô thị hoá

– Quần cư đô thị: nhà cửa quây quần thành phố xá, dân cư sống bằng các hoạt động công nghiệp và dịch vụ.

– Quần cư nông thôn: nhà cửa xen lẫn ruộng đồng, dân cư sống chủ yếu dựa vào nông – lâm – ngư nghiệp.

– Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình phát triển thương mại, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp.

– Các siêu đô thị trên 8 triệu dân chủ yếu ở đới nóng.

II. Môi trường đới nóng. Hoạt động sản xuất của con người ở đới nóng:

1. Các kiểu môi trường

 

Tên kiểu môi trường       Vị trí  Khí hậu       Cảnh quan

Xích đạo ẩm         50B-50N     – Chênh lệch nhiệt độ hè và đông thấp: 30C.

– Nhiệt độ trung bình năm: 25 – 280C.

– Lượng mưa trung bình hàng tháng: 170 – 250 mm.

– Lượng mưa trung bình năm: 1.500 – 2.500 mm.

 Nóng ẩm và mưa nhiều quanh năm.        Rừng rậm xanh quanh năm.

Nhiệt đới     50-300 ở 2 bán cầu        – Nhiệt độ trung bình năm >220C.

– Mưa tập trung vào một mùa.

– Càng gần chí tuyến biện độ nhiệt trong năm lớn dần, lượng mưa trung bình giảm dần. Thời kì khô hạn kéo dài.   Rừng thưa, đồng cỏ (xavan), nửa hoang mạc.

Nhiệt đới gió mùa Nam Á và Đông Nam Á – Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

– Nhiệt độ trung bình năm: >200C.

– Biên độ nhiệt trung bình: 80C.

– Lượng mưa trung bình năm >1.500 mm, mùa khô ngắn và có lượng mưa nhỏ.

– Thời tiết diễn biến thất thường, hay có thiên tai.  Rừng mưa xích đạo, rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới.

Tích hợp GDDS và MT

– Dựa vào sơ đồ bài tập 1 trang 35 sách giáo khoa, cho biết những tác động của dân số tới kinh tế, đời sống và tài nguyên – môi trường? Ví dụ? Biện pháp?

– Nêu tác động xấu tới môi trường và đời sống do đô thị tự phát ở đới nóng  gây ra?

HS: – Ô nhiếm môi trường: nước, không khí, vấn đề rác thải, nước sinh hoạt không được xử lí, làm mất mĩ quan đô thị, …

  – Với đời sống: thiếu nước sạch, cơ sở hạ tầng, ùn tắc giao thông, thiều nhà ở, thiếu việc làm,…         

2. Sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường:

– Dân số tăng quá nhanh gây ô nhiễm môi trường và tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt.

 

4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố

Câu 1: Xác định nơi tập trung đông dân trên thế giới?

HS xác định trên bản đồ

Câu 2: Xác định trên bản đồ các siêu đô thị ở đới nóng?

HS xác định trên bản đồ

Nhận xét tiết học, sự chuẩn bị ôn tập của học sinh.

4.5. Hướng dẫn học sinh tự học

* Đối với bài học ở tiết học này:

– Học bài theo gợi ý của bài ôn tập.

– Hoàn thành tất cả các bài tập bản đồ từ đầu năm đến bài 12.

– Vẽ sơ đồ tư duy và giấy A4: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG

*Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài : “Kiểm tra viết 1 tiết”:

– Ôn theo nội dung của bài ôn tập.

– Ôn các bài 2, 3, 5,6,7, 10

5. RÚT KINH NGHIỆM

Nội dung

Phương pháp

Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học    

I.       MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.       Kiến thức

Học sinh nắm :

–        Biết hệ thống các kiến thức và kĩ năng đã học. Hiểu và trình bày những đặc điểm về dân số, sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư, đô thị hóa. Đặc điểm khí hậu và dân số của đới nóng

2.       Kĩ năng

–        Rèn luyện kĩ năng tính mật độ dân số . Phân tích và nhận xét bảng số liệu.

3.       Phẩm chất.

–        Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại.

4.       Định hướng phát triển năng lực

–        Năng lực chung : năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.

–        Năng lực riêng :sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ.

II.      CHUẨN BỊ

*        Thầy:

+ Nghiên cứu,hệ thống các câu hỏi.

*        Trò

–        Soạn bài:

III.     CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.       Ổn đinh tổ chức

2.       Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Trình bày sự di dân ở đới nóng ?

Câu 2: Trình bày quá trình phát triển đô thị hóa ở đới nóng ? Những tác động của đô thị hóa ?

3.       Bài mới

Hoạt động của GV         Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Để biết hệ thống các kiến thức và kĩ năng đã học. Hiểu và trình bày những đặc điểm về dân số, sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư, đô thị hóa. Đặc điểm khí hậu và dân số của đới nóng

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: – Biết hệ thống các kiến thức và kĩ năng đã học. Hiểu và trình bày những đặc điểm về dân số, sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư, đô thị hóa. Đặc điểm khí hậu và dân số của đới nóng

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực

khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Hoạt động của thầy         Hoạt động của trò nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập dân sô và các đặc điểm của dân số

GV: yêu cầu HS nhắc lại

? Tháp tuổi cho ta biết những gì?

? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết.

? Dân cư thế giới thường sinh sống chủ yếu ở khu vực nào? tại sao?

? Nêu sự khác biệt cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?

? Quan sát hai tháp tuổi, nhận xét về hình dáng tháp? Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?

? Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng?      

HS nhắc lại

Nhóm 2      1. Dân số và các đặc

 điểm

a.       Lí thuyết

b.       Bài tập

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập các kiểu môi trường đới nóng

? Lên bảng chỉ trên lược đồ vị trí của đới nóng ?

? Nhắc lại các đặc điểm của đới nóng ?

? Nêu các kiểu môi trường trong đới nóng ?

GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 3 nhóm

Nhóm 1: Ôn lại các kiến thức về môi trường xích đạo ẩm

Nhóm 2 : Ôn lại các kiến thức về môi trường nhiệt đới Nhóm 3 : Ôn tập các kiến thức về môi trường nhiệt đới gió mùa.

GV dùng sơ đồ để hệ thống hóa        HS quan sát và chỉ trên BĐ

HS hoạt động theo nhóm

Các nhóm nhắc lại các kiến thức về đới nóng và các kiểu môi trường trong đới nóng

HS quan sát 2.       Các kiểu môi trường

 trong đới nóng

a.       Lí thuyết

b.       Bài tập

GV tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm mỗi nhóm làm 1 bài tập

GV gọi các nhóm làm bài báo cáo kết quả

– GV chốt rồi chuyển

Bài 1 : Cho HS nhận biết các tranh ảnh về các kiểu môi trường trong đới nóng

Bài 2 : Cho HS Phân tích các biểu đồ khí hậu?Biểu đồ đó thuộc kiểu Mt nào trong đới nóng?

Bài 3 : Gạch nối các kiểu môi trường bên A với các kiểu cảnh quan phù hợp bên B

Bài 4: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi sau         HS làm bài tập theo nhóm

–        Nhóm 4 : 1.a

2.c

3.b    

1.       Môi trường nào có lượng mưa lớn và mưa quanh năm?

a. Xích đạo ẩm      b. Nhiệt đới

c. Nhiệt đới gió mùa       d. Cả 3

2.       Đặc điểm khí hậu nào đúng nhất cho môi trường nhiệt đới gió mùa ?

a. Nóng quanh năm        b. Mưa quanh năm

c. Thời tiết thay đổi thất thường         d. ổn định

3.       Cảnh quan nào có đa dạng sinh học bậc nhất trên TG ?

a. Xa- van   b. Rừng mưa nhiệt đới

c. Rừng rụng lá theo mùa         d. Hoang mạc

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS ôn tập phần dân cư, kinh tế trong đới nóng.

? Nêu các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

?

? Phân tích những ưu điểm và hạn chế của từng hình thức ?

? Nêu đặc điểm của họat

động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ?    

–        HS nhắc lại các kiến thức vừa học về hoạt động sản xuất nông nghiệp của đới nóng

    HS nhắc lại các kiến thức về     3.       dân    cư,     kinh   tế

 trong đới nóng

a. Lí thuyết

*.       Hoạt  động  nông nghiệp ở đới nóng

*. Dân cư đô thị ở đới nóng

? Nêu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ?

? Nhắc lại tình hình dân số của đới nóng ? nêu hậu quả cua nó ?

? Phân tích và đánh giá các nguyên nhân của hiện tượng di dân ở đới nóng ?

? Tình hình đô thị hóa ở đới nóng diễn ra ntn?

? Cần có những giải pháp gì cho những vấn đề trên ?

GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau :  dân cư, đô thị đới nóng

b. Bài tập

1.       Làm ruộng thâm canh lúa nước cần có những điều kiện gì ?

a. Lượng mưa lớn  b. Nhân công nhiều

c. Củng cố bờ vùng bờ thửa     d. Cả 3 điều kiện trên

2.       Hậu quả của quá trình đô thị hóa tự phát là gì ?

a. Gây sức ép về nhà ở ,điện, nước, môi trường…  b. Không gây hậu quả gì.

c. Cuộc sống ổn định, môi trường sạch đẹp d. Tất cả các hậu quả trên

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả GV tổng hợp đánh giá

? Các vấn đề trên của đới nóng thể hiện ở dịa phương em ntn?

GV chốt rồi chuyển        HS lắng nghe HS nêu    

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

(Tính mật độ dân số : làm tròn đến số thập phân thứ nhất sau dấu phẩy).

a.       Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây

b.       Rót ra nhËn xÐt?

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

So sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

–        Bài cũ: + Học thuộc bài, nắm chắc kiến thức có liên quan.

–        Bài mới: Chuẩn bị kiểm tra 45 phút

Leave a Comment