Giáo án bài Ôn tập theo 5 bước hoạt động phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 34 Ôn tập I.       MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.       Kiến thức Học sinh nắm : –        Hệ thống hóa kiến thức từ đầu cho đến hết …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

34 Ôn tập

I.       MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.       Kiến thức

Học sinh nắm :

–        Hệ thống hóa kiến thức từ đầu cho đến hết kì I. Về dân số, sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới, đặc điểm và hoạt động kinh tế của các môi trường.

2.       Kĩ năng

–        Đọc và phân tích lược đồ ảnh địa lí, bảng thống kê số liệu.

3.       Phẩm chất.

–        Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại.

4.       Định hướng phát triển năng lực

–        Năng lực chung : năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

–        Năng lực riêng :sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

II.      CHUẨN BỊ

* Thầy:

–        Bảng phụ + đề cương ôn tập.

* Trò

–        Soạn bài: chuẩn bị đề cương.

III.     CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.       Khởi động ( 1p’)

2.       Kiểm tra bài cũ – Kt trong quá trình ôn tập

3.       Bài mới

Hoạt động của GV         Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)

Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

– Hệ thống hóa kiến thức từ đầu cho đến hết kì I. Về dân số, sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới, đặc điểm và hoạt động kinh tế của các môi trường.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: – Hệ thống hóa kiến thức từ đầu cho đến hết kì I. Về dân số, sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới, đặc điểm và hoạt động kinh tế của các môi trường.

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Hoạt động của thầy         Hoạt động của trò nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập lí thuyết

? Nhắc lại các kiến thức đã học từ bài 25 đến bài 29?

? Phân biệt sự khác nhau giữa lục địa và châu lục ?

? Kể tên các lục địa  và châu lục? Việt Nam ở châu lục nào ?

? Nêu các tiêu chí phân loại các nhóm nước trên thế giới?

? Phân biệt các nước đang phát triển với các nước đang phát triển? Việt Nam thuộc nhóm nước nào?

–        GV treo bản đồ tự nhiên châu Phi và yêu cầu HS quan sát

? Lên bảng chỉ giới hạn của châu Phi? Chỉ và nêu vị trí địa lí của châu Phi ?

–        GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 

–        HS nhắc lại tên các bài học

–        Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có biển và đại dương bao quanh (Khái niệm mang ý nghĩa tự nhiên )

–        Trên TG có 6 lục địa

–        Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh (Phân chia mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế chính trị )

–        Căn cứ vào tỉ lệ tử vong trẻ em, thu nhập bình quân, chỉ số phát triển con người HDI người ta chia các nước trên TG thành

2 nhóm nước: các nước phát triển và các nước đang phát triển

–        HS hoạt động theo nhóm

–        Các nhóm thảo luận ôn tập lại các kiến thức của châu Phi        I. lí thuyết

1. Thế giới rộng lớn và đa dạng

–        Các châu lục và các lục địa

–        Các nhóm nước

2. Châu Phi

–        Vị trí

–        Địa hình

–        Khí hậu

–        Cảnh quan

? Nhóm 1: Thảo luận ôn tập về địa hình, khoáng sản của châu Phi?

? Nhóm 2: Thảo luận ôn tập về khí hậu châu Phi?

? Nhóm 3: Thảo luận ôn tập về các môi trường tự nhiên của châu Phi?

? Nhóm 4: Thảo luận ôn tập về dân cư, xã hội châu Phi?

–        GV dành 3’ cho HS thảo luận rồi gọi các nhóm lên bảng thuyết trình trên bản đồ ?

–        GV chốt rồi chuyển                  Châu Phi              –        Dân cư – xã hội

–        Kinh tế

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.

GV tổ chức cho HS hoạt

động theo nhóm mỗi nhóm làm 1 bài tập    – HS làm các bài theo nhóm     II. Bài tập

Bài 1 ( Nhóm 1) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

1.       Chỉ tiêu nào không được tính đến khi đánh giá về rình độ phát triển kinh tế xã hội của một số nước?

a. Tỉ lệ tử vong trẻ em     b. Thu nhập bình quân theo đầu người

c. Tỉ lệ sinh d. Chỉ số phát triển con người ( HDI )

2.       Loại địa hình nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở châu Phi?

a.       Cao nguyên b. Bồn địa   c. Đồng bằng        d. Đồi núi

3.       Giai đoạn nào châu Phi có nhiều người bị bán sang châu Mĩ làm nô lệ?

a.       Thời cổ đại  b. Thế kỉ XVI đén XIX  c. Cuối thế kỉ XIX đầu XX

4.       Đặc diểm chung của khí hậu châu Phi là?

a.       Nóng khô    b. Lạnh khô c. Nóng ẩm d. Lạnh ẩm

Bài 2 ( Nhóm 2 ) Điền vào chỗ trồng để hoàn thiện bảng sau

          Các môi trường     Môi trường xích đạo ẩm 2 môi trường nhiệt đới    2 môi trường Hoang mạc   2 môi trường

Địa Trung Hải      

          Vị trí ( Phân

bố)              – Tiếp giáp với môi trường xích đạo ẩm cho tới gần chí tuyến   – Hoang mạc Xa-ha- ra ở chí tuyến Bắc và hoang mạc ca- la- ha- ri, Na- míp ở chí tuyến

nam   – Cực Bắc và cực Nam châu Phi        

                   – Nóng ẩm

quanh năm  – Càng xa xích đạo

lượng mưa càng              – Mùa đông

mát mẻ và có       

                             giảm, nhiệt độ cao          mưa, mùa hè nóng và khô       

          Cảnh quan  – Thảm thực vật , rừng rậm

xanh quanh năm             – Thực động vật nghèo nàn               

Bài 3 ( nhóm 3)

Điền chữ Đ vào    ở câu đúng, chữ S vào    ở câu sai cho các câu sau:

1.       Châu Phi nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc

2.       Châu Phi vẫn trong tình trạng bùng nổ dân số

3.       Bắc Mĩ là tên 1 châu lục

4.       Châu Phi có tỉ lệ hoang mạc lớn nhất thế Giới

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

– Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức về:

+ Các chủng tộc chính trên thế giới.

+ Di dân. Tác động của dân số tới tài nguyên và môi trường đới nóng.

+ Đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh và môi trường đới ôn hòa.

+ Đô thị hóa và các vấn đề cần quan tâm ở đới ôn hòa.

+ Các vấn đề cần quan tâm ở đới lạnh

1.2. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng bản đồ

– Rèn kĩ năng khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức đã học.

– Rèn vẽ sơ đồ các mối quan hệ.

1.3. Thái độ:

– Tình yêu thiên nhiên.

– Ý thức bảo vệ môi trường.

2. TRỌNG TÂM

– Đặc điểm khí hậu của các môi trường tự nhiên, đô thị hóa đới ôn hòa, vấn đề cần quan tâm ở môi trường đới ôn hòa, đới lạnh.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên: Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị trên thế giới, bản đồ các môi trường tự nhiên.

3.2. Học sinh: chuẩn bị bài

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm diện HS

4.2. Kiểm tra miệng: kiểm tra trong quá trình ôn tập.

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh  Nội dung bài học

Hoạt động 1: giới thiệu bài

Để ôn lại các nội dung trọng tâm đã học và chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập

Hoạt động 2: cá nhân

* Các chủng tộc trên thế giới

– Dựa vào kiến thức đã học, cho biết trên thế giới có mấy chủng tộc lớn? Dựa vào đâu để phân chia thành các chủng tộc như vậy? (hình thái cơ thể )

– Dựa vào bản đồ phân bố dân cư và các đô thị trên thế giới, em cho biết sự phân bố chính của các chủng tộc đó ?

Hoạt động 3: cá nhân

* Đặc điểm khí hậu các kiểu môi trường

– Dựa vào bản đồ các môi trường địa lí thế giới, xác định vị trí môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh và môi trường đới ôn hòa?

– Nêu sự khác nhau cơ bản nhất về khí hậu của môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh và môi trường đới ôn hòa?

Hoạt động 4: cá nhân

* Di dân và tác động của dân số đến tài nguyên, môi trường đới nóng

– Di dân là gì? Tại sao nói di dân ở đới nóng mang tính phức tạp và đa dạng?

Hoạt động 5: cá nhân

* Đô thị hóa ở đới ôn hoà

–  Nêu nét đặc trưng của đô thị hóa ở đới ôn hòa?

– Sự mở rộng và phát triển của các đô thị ở đới ôn hòa đã nảy sinh những vấn đề gì ? Biện pháp giải quyết?

HS: – Các vấn đề nảy sinh:

+ Ô nhiễm môi trường: ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, ùn tắc giao thông….

+ Ô nhiễm xã hội: tình hình thất nghiệp ở mức cao (5- 10%), thiếu việc làm, nhà ở, thiếu công trình công cộng…

+ Cuộc sống của dân nghèo thành thị ngày càng khó khăn.

– Biện pháp giải quyết:

+ Qui hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung”, xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.

+ Chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ đến các vùng mới và đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.

Hoạt động 6: cá nhân

* Đặc điểm môi trường đới lạnh.

– Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh được thể hiện như thế nào?

?  Đới lạnh có nhiều nguồn tài nguyên .Tại sao cho tới nay nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác?

– Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do:

+ Khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài,

+ Dân cư thưa thớt, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

Hoạt động 7: cá nhân

* Đặc điểm môi trường vùng núi.

– Quan sát H23.2 – Sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao của dãy núi An pơ, cho biết sự thay đổi thực vật và  nguyên nhân?

– Tại sao nói thế giới chúng ta sống thật rộng lớn và đa dạng?

I. Các chủng tộc trên thế giới

– Có 3 chủng tộc lớn:

+ Môngôlôit: Châu Á (trừ Trung Đông), châu Mĩ và châu Đại Dương, Trung Âu.

+ Ơrôpêôit: Châu Âu, Trung và Nam Á, Trung Đông.

+ Nêgrôit: Châu Phi, Nam Ấn Đô.

II. Đặc điểm khí hậu các kiểu môi trường

+ Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

+ Khí hậu môi trường hoang mạc rất khô hạn, khắc nghiệt, mưa rất ít hoặc không mưa

+ Khí hậu môi trường đới lạnh có khí hậu vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt, có một mùa đông dài, mưa rất ít chủ yếu dưới dạng mưa tuyết.

III. Di dân và tác động của dân số đến tài nguyên, môi trường đới nóng:

– Di dân là hiện tượng di chuyển dân cư trong nước (từ nông thôn ra thành thị và ngược lại, hoặc từ vùng này sang vùng khác) và từ nước này sang nước khác.

– Dân số tăng nhanh tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường.

IV. Đô thị hóa ở đới ôn hoà:

– Đới ôn hòa có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị.

– Là nơi tập trung đô thị nhiều nhất trên thế giới.

– Các đô thị mở rộng, kết nối với nhau liên tục thành từng chùm đô thị, chuỗi đô thị.

– Đô thị phát triển theo quy hoạch.

– Lối sống đô thị đã phổ biến cả ở vùng nông thôn trong đới ôn hoà.

V. Môi trường đới lạnh

-Tính chất khắc nghiệt của khí hậu

+ Mùa đông dài, nhiệt độ luôn dưới -100C

+ Mùa hạ ngắn, không vượt quá 100c.

+Biên độ nhiệt năm và ngày đêm rất lớn.

+Mưa rất ít (dưới 500 mm/ năm), phần lớn dưới dạng mưa tuyết.

VI. Môi trường vùng núi

– Thực vật thay đổi theo độ cao: rừng lá rộng- lá kim- đồng cỏ núi cao- tuyết vĩnh cửu

– Thực vật thay đổi theo hướng sườn: sườn đón gió cây cối phát triển tươi tốt hơn sườn khuất gió

– Nguyên nhân : do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao và theo hướng sườn. Càng lên cao, không khí càng loãng, nhiệt độ không khí giảm, cứ lên cao 100 m giảm 0,6°c. Sườn đón ánh nắng mặt trời bao giờ cũng nhận được lượng nhiệt và ẩm cao hơn sườn khuất nắng.

* Rộng lớn: vì con người có mặt và sinh sống khắp mọi nơi trên Trái Đất, trên tất cả các châu lục, các đảo và quần đảo. Vươn tới tầng cao của khí quyển và xuống dưới thềm lục địa.

* Đa dạng: có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ chính trị, xã hội.

– Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc riêng, khác nhau về phong tục tập quán, tiếng nói, văn hoá, tín ngưỡng.

4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố

– Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản.

– Nhận xét sự chuẩn bị ôn tập của học sinh.

4.5. Hướng dẫn học sinh tự học

* Đối với bài học ở tiết này:

– Ôn lại những kiến thức cơ bản của các chương đã học, đặc biệt là bài ôn tập.

– Hoàn thành các bài tập ở tập bản đồ

*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:

– Chuẩn bị: Kiểm tra HKI

5. RÚT KINH NGHIỆM

Nội dung

Phương pháp 

Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

Leave a Comment