Giáo án bài phép trừ môn toán sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI: PHÉP TRỪ (T2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: – Ý nghĩa của phép trừ: tách – ra – Hai thuật ngữ thể …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI: PHÉP TRỪ (T2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Ý nghĩa của phép trừ: tách – ra

– Hai thuật ngữ thể hiện phép trừ: bớt đi, còn lại

– Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xuất hiện phép trừ thao tác trên ĐDHT, thể hiện tách, viết được phép trừ.

– Bước đầu nhận biết mối quan hệ cộng trừ qua sơ đồ Ven

2. Năng lực chú trọng:  tư duy lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ,

3. Tích hợp: Toán học cuộc sống, MT, TNXH, TV

II. CHUẨN BỊ:

HS: Sách giáo khoa, khối lập phương.

GV: bộ ĐDHT: 10 khối lập phương, thẻ số.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

TIẾT 2

1/ Khởi động: (3 phút)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào tiết học, gợi lại kiến thức của HS

*Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS hát/ trò chơi/ kể chuyện có liên quan đến nội dung bài học

– YC HS thi nói: Có …. Bớt…. Còn lại

– GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu bài

2/Luyện tập:

2.1./ Hình thành phép trừ ở tình huống dùng từ “tách”để tìm phần “còn lại”

a/ Giới thiệu phép trừ:

*Mục tiêu: Biết dùng hai thuật ngữ thể hiện phép trừ: bớt đi, còn lại để lập phép trừ.

*Cách tiến hành:

– YC HD quan sát tranh SGK/62, nói được “câu chuyện” xuất hiện phép trừ

– Gọi HS đọc phép trừ

-YC HS thao tác trên khối lập phương, thể hiện tách, lập được phép trừ.

b/ Thực hành thành lập phép trừ, viết phép trừ

* Bài tập 2/SGK/63

*Mục tiêu: Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xuất hiện phép trừ thao tác trên ĐDHT, thể hiện tách, viết được phép trừ.

*Cách tiến hành:

– GV YC HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi

+ Nói “câu chuyện” xuất hiện phép trừ

+ Thao tác trên ĐDHT

– Mời HS lên bảng, chỉ tranh và nói

– GV quan sát, đánh giá HS

* HD HS nói, viết tiếp các hình còn lại (tương tự H1)

3/ Sơ đồ Ven:

*Mục tiêu: Bước đầu nhận biết mối quan hệ cộng trừ qua sơ đồ Ven

Cách tiến hành:

-GV vẽ sơ đồ Ven như SGK trên bảng lớp, GV vẽ chấm tròn, HS đếm

-GV vẽ 1 chấm tròn, HS đếm 1. GV vẽ thêm 1 chấm tròn, HS đếm 2, GV khoanh Hỏi: Có mấy chấm tròn? GV viết 2. Tương tự với 1 chấm tròn…GV khoanh hỏi: Có tất cả bao nhiêu chấm tròn? (HS: ba)

– YC HS viết phép tính từ sơ đồ Ven

-GV giới thiệu mối quan hệ cộng trừ qua sơ đồ Ven

3/ Củng cố:

– YC HS thi đua tìm kết quả của một số phép tính; VD 9 – 7 = 2; 7 – 6 = 1.

– YC HS nói “câu chuyện” phù hợp với phép tính trên

– GV nhận xét, khen ngợi

4/ Hoạt động ở nhà:

– Dặn HS về nhà tập xem tranh nói “câu chuyện” xảy ra phép trừ

– Xem bài sau SGK/63

– Nhận xét tiết học         

 

-Hát tập thể

 

 

-HS thực hiện trò chơi: VD: Có 9 bạnnữ tập múa, bớt  4 bạn. Còn lại 5 bạn.

.HS thực hành nói:

+ Nói: Có 6 con gà, trong đó c. Có 1 con gà trống. Còn lại 5 con gà mái.

+ Ta nói: 6 tách 1 còn 5

+GV Viết: 6 – 1 = 5         

-HS thực hành theo YC, tập nói “câu chuyện” xuất hiện phép trừ

-HS nói theo YC của GV

+Có 4 trái táo, trong đó có 1 trái táo xanh. Còn lại 3 trái táo đỏ

+ Ta nói: 4 tách 1 còn 3

+GV Viết: 4 – 1 = 3  

– HS nêu:

2 + 1 = 3         3 – 1 = 2

1+ 2 = 3          3 – 2 = 1

Leave a Comment