GIÁO ÁN BÀI QUẦN XÃ SINH VẬT THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 49: QUẦN XÃ SINH VẬT (QXSV) MỤC TIÊU: Kiến thức: –     Hiểu được        khái niệm quần xã sinh vật, phân biệt đựơc quần xã và …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 49: QUẦN XÃ SINH VẬT (QXSV)

MỤC TIÊU:

Kiến thức:

–     Hiểu được        khái niệm quần xã sinh vật, phân biệt đựơc quần xã và quần thể.

–     Hiểu được        các tính chất cơ bản của quần xã và cho ví dụ, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học.

Mô tả được một số dạng biến đổi trong quần xã và chỉ ra một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.

 

Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng phân tích, tổng hợp khái quát hoá kiến thức.

Kĩ năng sống:

Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm, những dấu hiệu điển hình và quan hệ với ngoại cảnh của QXSV

Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. Ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Nội dung trọng tâm:

Khái niệm quần xã sinh vật. Phân biệt quần xã với quần thể.

–     Hiểu được        các tính chất cơ bản của quần xã.

Năng lực chung:

Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý.

Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

Năng lực về công cụ lao động: Năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

Năng lực chuyên biệt: Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm NLTP về nghiên cứu khoa học, nhóm NLTP về kĩ năng thực hành sinh học, nhóm NLTP về phương pháp sinh học.

CHUẨN BỊ:

GV: TranhH49.1-2/sgk-147.Sưu tầm thêm tài liệu về quần xã sinh vật.

HS: Đọc và nghiên cứu kĩ bài trước ở nhà.

PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

Phương pháp: Giải quyết vấn đề, trực quan, vấn đáp, dạy học nhóm.

Kỹ thuật: Động não, chia nhóm, thu nhận thông tin phản hồi, trình bày 1 phút.

TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

Ổn định lớp (1p)

Kiểm tra bài cũ (5p):

HS1: Nêu sự giống và khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật? Tại sao lại có sự khác nhau đó?

HS2: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?

Đáp án:

2, Tháp dân số trẻ là tháp có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn (tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp)

Tháp dân số già là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao

Bài mới:

Họat động của giáo viên    Họat động của học sinh           Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

 

Định hướng phát triển năng lực:     Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực

sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV hỏi: Thế nào là quần thể sinh vật?

Từ đó GV đặt vấn đề: Các sinh vật cùng loài sống trong một môi trường, được hình thành trong một quá trình lịch sử, có khả năng giao phối sinh con cái thì gọi là quần thể.

? Vậy giữa các sinh vật khác loài sống trong một môi trường gọi là gì? Giữa các sinh vật khác loài đó có thể xảy ra các mối quan hệ như thế nào ?

Gv nhận xét, bổ sung-> Vào bài mới 49.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác.

đặc điểm (phân loại, ví dụ, ý nghĩa) các mối quan hệ cùng loài, khác loài.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV cho HS quan sát lại tranh ảnh về quần xã.

? Cho biết rừng mưa nhiệt đới có những quần thể nào?

? Rừng ngập mặn ven biển có những quần thể nào?

? Trong 1 cái ao tự nhiên có những quần thể nào?

? Các quần thể trong quần xã có quan hệ với nhau như thế nào?

GV đặt vấn đề: ao cá, rừng… được gọi là quần xã. Vậy quần xã là gì?

Yêu cầu HS tìm thêm VD về quần xã?

GV mở rộng: Trong một bể cá người ta thả một số loài cá như: cá chép, cá mè, cá trắm….  Vậy bể cá này có là quần xã sinh vật không?

GV đánh gía ý kiến trả lời của HS.

–     GV mở rộng: Muốn nhận biết quần xã cần phải có     – HS quan sát tranh và hiểu được         :

+ Các quần thể: cây bụi, cây gỗ, cây ưa bóng, cây leo…

+ Quần thể động vật: rắn, vắt, tôm,cá chim, ..và cây.

 

+ Quần thể thực vật: rong, rêu, tảo, rau muống…

Quần thể động vật: ốc, ếch, cá chép, cá diếc…

+ Quan hệ cùng loài, khác loài.

HS khái quát kiến thức thành khái niệm.

HS lấy thêm VD.

 

 

 

HS có thể trả lời:

+ Đúng là quẫn xã vì có nhiều quần thể sinh vật khác loài.

+ Sai vì chỉ là ngẫu nhiên nhốt chung, không có mối quan hệ thống nhất. I. Thế nào là một quần xã sinh vật(QXSV)? (10p)

 

 

Quần xã sinh vật: là tập hợp những QTSV khác loài cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần thích nghi với môi trường sống của chúng.

VD: Rừng Cúc Phương, ao cá tự nhiên,…

 

 

dấu hiệu bên trong và bên ngoài

Liên hệ: Trong sản xuất, mô hình VAC có phải là quần xã sinh vật hay không?

Yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

? Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?

GV nhận xét, bổ sung.      

 

 

+ Là mô hình QXSV nhân tạo

 

 

 

HS thảo luận nhóm và trình bày.  

 

Phân biệt quần xã và quần thể:

 

Quần xã sinh vật    Quần thể sinh vật

Gồm nhiều quần thể.

Độ đa dạng cao.

–     Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng. –           Gồm nhiều cá thể cùng loài.

Độ đa dạng thấp

Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền

Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục II trang 147 và trả lời câu hỏi:

? Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 quần xã sinh vật?

Nghiên cứu bảng 49 cho biết:

? Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản ở điểm nào?

GV bổ sung: số loài đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài giảm đi và ngược lại số lượng loài thấp thì số cá thể của mỗi loài cao.

GV cho HS quan sát tranh quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc.

? Quan sát tranh nêu sự sai            –           HS nghiên cứu 4 dòng đầu, mục II SGK trang 147 hiểu được  câu  trả lời và rút ra kết luận.

 

 

–     HS trao đổi nhóm, hiểu được   :

+ Độ đa dạng nói về số lượng loài trong quần xã.

+ Độ nhiều nói về số lượng cá thể có trong mỗi loài.

 

 

 

 

 

 

+ Rừng mưa nhiệt đới        II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã (13p)

 

 

Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.

+ Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp.

+ Thành phần loài trong quần xã thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng.

 

khác cơ bản về số lượng loài, số lượng cá thể của loài trong quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc.

? Thế nào là độ thường gặp?

C > 50%: loài thường gặp C < 25%: loài ngẫu nhiên 25 < C < 50%: loài ít gặp.

? Nghiên cứu bảng 49 cho biết loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau căn bản ở điểm nào?

– GV nhận xét và chốt ý.   có độ đa dạng cao nhưng lượng cá thể mỗi

loài rất ít. Quần xã rừng thông phương

Bắc số lượng cá thể nhi nhưng số loài ít.

+ Độ thường gặp SGK: kí hiệu là C.

+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn hay tính chất hoạt động của chúng.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quẫn xã hoặc có nhiều hơn hẳn loài khác.      

GV giảng giải quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể.

Yêu cầu HS nghiên cứu các VD SGK và trả lời câu hỏi:

VD1: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào?

VD2: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào ?

GV yêu cầu HS: Lấy thêm VD về ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần xã, đặc biệt là về số lượng?

GV: Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác khống chế, hiện tượng này gọi là hiện tượng khống chế sinh học.

Từ VD1 và VD2: ? Điều

kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng như thế nào đến    

HS lắng nghe.

 

 

 

+ Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến sinh vật cũng hoạt động theo chu kì.

+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển làm cho động vật cũng phát triển. Số lượng loài động vật này khống chế số lượng của loài khác.

HS kể thêm VD.

 

 

 

 

HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

 

 

 

–     HS khái quát kiến thức và        III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. (10p)

 

 

 

 

Ví dụ: Sự phát triển của mèo liên quan đến sự phát triển của chuột.

 

 

 

Nhân tố môi trường (vô sinh và hữu sinh) luôn thay đổi tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi về số lượng; Số lượng được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

 

 

quần xã sinh vật?

? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng khống chế sinh học?

( Nếu HS không hiểu được GV bổ sung)

? Trong thực tế người ta sử dụng khống chế sinh học như thế nào?

GV lấy VD: dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Nuôi mèo để diệt chuột.

Liên hệ:

– GV nhận xét và chốt kiến thức.   rút ra kết luận.

 

HS khái quát ý nghĩa và rút ra kết luận.

 

 

 

+ Khống chế sinh học là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học, để tăng hay giảm số lượng 1 loài nào đó theo hướng có lợi cho con người, đảm bảo cân bằng sinh học cho thiên nhiên.

HS trả lời: 

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:     Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1:

Rừng mưa nhiệt đới là:

Một quần thể sinh vật

Một quần xã sinh vật

Một quần xã động vật

Một quần xã thực vật

Câu 2:

Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

Số lượng các loài trong quần xã.

Thành phần loài trong quần xã

Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã

Số lượng và thành phần loài trong quần xã

Câu 3:

Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây:

Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung

Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung

Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung

Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều

 

 

Câu 4:

Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là

Độ đa dạng

Độ nhiều

Độ thường gặp

Độ tập trung

Câu 5:

Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là:

Độ đa dạng

Độ nhiều,

Độ thường gặp

Độ tập trung

Câu 6:

Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là:

Độ đa dạng

Độ nhiều

Độ thường gặp

Độ tập trung

Câu 7:

Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

Một khu rừng

Một hồ tự nhiên

Một đàn chuột đồng

Một ao cá

Câu 8:

Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là:

Sự cân bằng sinh học trong quần xã

Sự phát triển của quần xã

Sự giảm sút của quần xã

Sự bất biến của quần xã

Câu 9:

Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây:

Khống chế sinh học

Cạnh tranh giữa các loài

Hỗ trợ giữa các loài

 

 

Hội sinh giữa các loài

Câu 10:

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?

Đảm bảo cân bằng sinh thái

Làm cho quần xã không phát triển được

Làm mất cân bằng sinh thái

Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

? Tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học trong quần xã

? Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên?

+Săn bắn bừa bãi gây cháy rừng,…

+ Nhà nước có pháp lệnh bảo vệ môi trường, thiên nhiên hoang dã

+Tuyên truyền mỗi người dân tham gia bảo vệ môi trường, thiên nhiên

Dặn dò (1p):

Học bài, trả lời câu hỏi 1-4/sgk-149

Đọc bài 50 “Hệ sinh thái”. Tìm hiểu về chuỗi lưới thức ăn.

Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Học sinh Trình bày được khái niệm quần xã; phân biệt được quần xã và quần thể.

+ Quần xã là tập hợp những quần thể sinh vật cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

+Nêu được các tính chất cơ bản của quần xã và cho vớ dụ:

Số lượng các loài trong quần xã

Thành phần loài trong quần xã

+ Học sinh lấy được ví dụ minh hoạ Các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.

+ Học sinh mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến trong quần xã, thấy được sự biến đổi  ổn định và chỉ ra một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.

Nhân tố môi trường (vô sinh + hữu sinh) luôn thay đổi  tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi về số lượng được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

2. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.

– Vấn đáp, trực quan.

– Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm tổ, lớp

– Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.

– Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm, những dấu hiệu điển hình và quan hệ với ngoại cảnh của quần xã SV.

3. Thái độ

– GD ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

– Yêu thiên nhiên, yêu khoa học.

4. Phát triển năng lực 

– Yêu thiên nhiên, yêu khoa học, gìn giữ môi trường.

-NL chung: Phát triển năng lực tự học; thu thập và xử lý thông tin; hoạt động nhóm; trình bày diễn thuyết trước tập thể.

-NL chuyên biệt: Biết cách vận dụng kiến thức đã về quần xã sinh vật để bảo vệ sự đa dạng sinh học.

II.CHUẨN BỊ

1. Phương pháp

– Dạy học nhóm,  Hỏi chuyên gia, Vấn đáp –  tìm tòi, Hỏi chuyên gia.

2.Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Máy chiếu

– PHT:

Quần xã sinh vật    Quần thể sinh vật

 

– Đĩa hình hoặc băng hình về hoạt động của 1 quần xã hoặc ảnh về quần xã: quần xã rừng thông phương bắc, thảo nguyên…

2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu kĩ Tiết trước ở nhà.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức

– Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ

– Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những điểm căn bản nào?

– Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?

3. Bài mới

GV giới thiệu 1 vài hình ảnh về quần xã sinh vật cho HS quan sát và nêu vấn đề: Quần xã sinh vật là gì? Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình? Nó có mối quan hệ gì với quần thể?

Hoạt động của GV             Hoạt động của HS        Nội Dung

Hoạt động 1: Thế nào là một quần xã sinh vật?(12-14’)

GV cho HS quan sát lại tranh ảnh về quần xã.

Cho biết rừng mưa nhiệt đới có những quần thể nào?

Rừng ngập mặn ven biển có những quần thể nào?

Trong 1 cái ao tự nhiên có những quần thể nào?

Các quần thể trong quần xã có quan hệ với nhau như thế nào?

GV đặt vấn đề: ao cá, rừng… được gọi là quần xã. Vậy quần xã là gì?

Yêu cầu HS tìm thêm VD về quần xã?

Yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

– Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?    – HS quan sát tranh và nêu được:

 

+ Các quần thể: cây bụi, cây gỗ, cây ưa bóng, cây leo…

+ Quần thể động vật: rắn, vắt, tôm,cá chim, ..và cây.

+ Quần thể thực vật: rong, rêu, tảo, rau muống…

Quần thể động vật: ốc, ếch, cá chép, cá diếc…

+ Quan hệ cùng loài, khác loài.

HS khái quát kiến thức thành khái niệm.

HS lấy thêm VD.

HS thảo luận nhóm và trình bày.

1: Thế nào là một quần xã sinh vật?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận:

Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Phân biệt quần xã và quần thể:

Quần xã sinh vật    Quần thể sinh vật

Gồm nhiều cá thể cùng loài.

Độ đa dạng thấp

– Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền.      – Gồm nhiều quần thể.

Độ đa dạng cao.

Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng.

Hoạt động 2:  Những dấu hiệu điển hình của một quần xã(12-14’)

Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục II trang 147 và trả lời câu hỏi:

Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 quần xã sinh vật.

Nghiên cứu bảng 49 cho biết:

Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản ở điểm nào?

GV bổ sung: số loài đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài giảm đi và ngược lại số lượng loài thấp thì số cá thể của mỗi loài cao.

GV cho HS quan sát tranh quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc.

Quan sát tranh nêu sự sai khác cơ bản về số lượng loài, số lượng cá thể của loài trong quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc.

Thế nào là độ thường gặp?

C > 50%: loài thường gặp

C < 25%: loài ngẫu nhiên

25 < C < 50%: loài ít gặp.

? Nghiên cứu bảng 49 cho biết loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau căn bản ở điểm nào?

– GV lấy VD: thực vật có hạt là quân thể có ưu thế ở quần xã sinh vật trên cạn. Quần thể cây cọ đặc trưng cho quần xã sinh vật đồi ở Vĩnh Phú, cá trắm cỏ hoặc cá mè là quần thể ưu thế trong quần xã ao hồ.         – HS nghiên cứu 4 dòng đầu, mục II SGK trang 147 nêu được câu trả lời và rút ra kết luận.

 

HS trao đổi nhóm, nêu được:

+ Độ đa dạng nói về số lượng loài trong quần xã.

+ Độ nhiều nói về số lượng cá thể có trong mỗi loài.

 

 

 

 

 

 

+ Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhưng số lượng cá thể mỗi loài rất ít. Quần xã rừng thông phương Bắc số lượng cá thể nhiều nhưng số loài ít.

+ Độ thường gặp SGK: kí hiệu là C.

 

 

 

+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn hay tính chất hoạt động của chúng.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quẫn xã hoặc có nhiều hơn hẳn loài khác.

2: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận:

Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.

+ Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp.

+ Thành phần loài trong quần xã thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng.

Hoạt động 3: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã (12-14’)

GV giảng giải quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể.

Yêu cầu HS nghiên cứu các VD SGK và trả lời câu hỏi:

VD1: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào?

VD2: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào ?

GV yêu cầu HS: Lấy thêm VD về ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần xã, đặc biệt là về số lượng?

GV đặt vấn đề:

+ Nếu cây phát triển mạnh  sâu ăn lá cây tăng về số lượng vì có nhiều thức ăn, khi sâu tăng quá cao, lượng thức ăn không cung cấp đủ, sâu lại chết đi tức là số lượng cá thể giảm, khi sâu giảm cây lại phát triển.

GV: Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác khống chế, hiện tượng này gọi là hiện tượng khống chế sinh học.

Từ VD1 và VD2: ? Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng như thế nào đến quần xã sinh vật?

Ý nghĩa sinh học của hiện tượng khống chế sinh học?

( Nếu HS không nêu được, GV bổ sung)

Trong thực tế người ta sử dụng khống chế sinh học như thế nào?

GV lấy VD: dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Nuôi mèo để diệt chuột.       

 

 

 

 

 

+ Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến sinh vật cũng hoạt động theo chu kì.

+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển làm cho động vật cũng phát triển. Số lượng loài động vật này khống chế số lượng của loài khác.

HS kể thêm VD.

 

 

HS lăng nghe và tiếp thu kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

HS khái quát kiến thức và rút ra kết luận.

 

HS khái quát ý nghĩa và rút ra kết luận.

+ Khống chế sinh học là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học, để tăng hay giảm số lượng 1 loài nào đó theo hướng có lợi cho con người, đảm bảo cân bằng sinh học cho thiên nhiên.     3: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận:

Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng đến quần xã tạo nên sự thay đổi theo chu kì: chu kì ngày đêm, chu kì mùa.

Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn đến số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.

 

Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh vị trí cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

4. Hoạt động luyện tập – vận dụng

– Điền từ thích hợp vào ô trống để phân biệt quần xã và quần thể:

Đặc điểm   Quần thể          Quần xã

Là tập hợp

Độ đa dạng

Hiện tượng khống chế sinh học                

1. Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không thể có ở quần thể:

–          a- Mật độ    .                 c- Tỉ lệ đực cái                   e- Độ đa dạng

–          b- Tỉ lệ tử vong       .     d- Tỉ lệ nhóm tuổi

2. H·y x¸c ®Þnh tËp hîp nµo lµ quÇn thÓ sinh vËt, tËp hîp nµo lµ quÇn x· sinh vËt?

1.Các cá thể loài tôm càng xanh sống trong hồ

2. Các cá thể cá sống trong ao

3. Các cây trên đồng cỏ

4. Bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi

5. Một đàn chó sói đang săn mồi trong rừng

6. Các sinh vật sống trong rừng

– Bài tập 53 trang 92 Bài tập trắc nghiệm.

–    

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể?

o Mật độ

o Tỷ lệ tử vong

o Tỷ lệ đực cái

o Tỷ lệ nhóm tuổi

o Độ đa dạng.

2. H·y x¸c ®Þnh tËp hîp nµo lµ quÇn thÓ sinh vËt, tËp hîp nµo lµ quÇn x· sinh vËt?

1.Các cá thể loài tôm càng xanh sống trong hồ

2. Các cá thể cá sống trong ao

3. Các cây trên đồng cỏ

4. Bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi

5. Một đàn chó sói đang săn mồi trong rừng

6. Các sinh vật sống trong rừng

* Đáp án:

1. Độ đa dạng.

2. Tập hợp quần thể sinh vật: 1, 4,5

* Tập hợp quần xã sinh vật: 2, 3, 6

3. Tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học trong quần xã?

4.  Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên?

– Học bài và trả lời câu hỏi 1. 2. 3. 4 SGK.

– Lấy thêm VD về quần xã.

Leave a Comment